Việt Nam trình bày vấn đề Nhân quyền trước LHQ

Cuối tuần qua, Việt Nam đã ra trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trình bày về tình trạng nhân quyền ở trong nước.

Thông tín viên Ỷ Lan của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do có mặt tại cuộc họp đã gửi về bài tường trình sau đây.

Phúc trình của VN

Ông Phạm Bình Minh, Đệ Nhất Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam, trình bày bằng tiếng Anh bản phúc trình rút ngắn từ bản viết hơn 100 trang trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ trong một tiếng đồng hồ.

Ông Minh cho biết đã nhận được những câu hỏi viết trước của Argentina, Canada, Đan Mạch, Hungary, Hoà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển và Anh Quốc, về các vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, vấn đề sắc tộc, sự tham gia của các tổ chức quần chúng, nhưng ông nhấn mạnh rằng qua các câu hỏi này, tiếc thay, có những phúc tình vô căn cứ nên ông bác bỏ những luận điệu xấu khi đề cập nhân quyền và dân chủ Việt Nam.

Qua bản phúc trình, ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam đề cập mọi khía cạnh trong xã hội Việt Nam, từ nhân quyền, tôn giáo, báo chí, xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế, vân vân, xem như mọi việc đều hoàn hảo, tuyệt vời.

Tuy nhiên, ông Phạm Bình Minh công nhận có tồn đọng những thiếu sót và việc làm sai trái, thí dụ như hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa rõ ràng, có nhiều điều chồng chéo hoặc một số mâu thuẫn trong vài lãnh vực, sự am hiểu hạn chế về nhân quyền của mộ số người điều hành ở một số địa phương, hoặc chưa quen thuộc với các điều luật trong các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, cũng như thiếu hiểu biết về chính sách luật pháp của nhà nước đưa tới việc làm sai trái.

Thiếu kỷ luật cũng là một vấn đề khác cần khắc phục. Thứ Trưởng Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam đã ban hành 13.000 luật mới từ năm 1986 đến nay.

Quốc tế hồi đáp

Sau bản phúc trình là phần phát biểu của các quốc gia thành viên. Cuộc kiểm diểm kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ.

Tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ có một nhóm quốc gia thường bảo bọc nhau, trước kia gọi là "nhóm cùng quan điểm" nay gọi là "nhóm cực quyền" (Axis of Sovereignty) gồm có 19 nước.

Nơi hội trường hôm nay nhóm này đã lên tiếng khen tặng Việt Nam, như trường hợp Miến Điện, Ai Cập, Nga, Lào, Cuba, Sudan, Syria, Libya.

Tuy nhiên, cũng thuộc nhóm này, nhưng Trung Quốc ngoài việc khen tặng lại có lời lên lớp Việt Nam nên cố gắng san bằng hố giàu nghèo.

Cũng thế, Iran khuyên Việt Nam phải có những biện pháp mạnh mẽ cải tiến hệ thống luật pháp và chống tham nhũng, chống đường dây bán dâm.

Một số nước khác nhưẤn Độ, Sri Lanka, Algeria thì khen quan điểm nhân quyền của Việt Nam như cuộc tranh đấu giành độc lập dân tộc.

Trái lại, nhiều nước tỏ vẻ quan ngại trên một số vấn đề nên tỏ lời chất vấn hoặc đưa ra các lời khuyến cáo.

Trên lãnh vực tự do tôn giáo có các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Ba Lan, Hungary, Lebanon, Anh Quốc, Tân Tây Lan, vân vân,

Ý và Tân Tây Lan đề xuất báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo phải đến điều tra Việt Nam.

Cộng Hoà Liên Bang Đức nêu cao vai trò của các tôn giáo tại Việt Nam.

Hoa Kỳ yêu cầu đẩy nhanh tiến trình đăng ký của các giáo hội, yêu cầu phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, độc lập với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tức giáo hội Phật Giáo nhà nước, cũng như cho các giáo phái Hoà Hảo và Cao Đài.

Đến lãnh vực tự do báo chí, nhiều nước quan tâm như Na Uy, Thuỵ Sĩ, Phần Lan, Thuỵ Điển, Canada, Hoà Lan, Úc Đại Lợi, Anh Quốc, Hoa Kỳ, Đức, vân vân.

Các khuyến cáo đưa ra trên lãnh vực báo chí là yêu cầu xét lại luật báo chí tương hợp với Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc, yêu cầu công nhận tự do ngôn luận và bãi bỏ những điều hạn chế.

Phần Lan nói lên mối e ngại luật báo chí mới mà Việt Nam đang chuẩn bị sẽ cho phép nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn trước.

Canada, Anh Quốc, Na Uy và Thuỵ Điển khuyến cáo Việt Nam nên cho phép ra đời báo chí tư nhân và độc lập.

Thuỵ Điển, Canada và Na Uy yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc kiểm soát Internet và Blog.

Phần Lan yêu cầu gửi báo cáo viên Liên Hiệp Quốc đặc nhiệm tự do ngôn luận đến Việt Nam điều tra.

Đặc biệt, Canada yêu cầu Việt Nam ban hành luật tin liệu nhằm bảo vệ các nhà báo phanh phui nạn tham nhũng sẽ không bị bắt.

Nhân danh những người ghi danh nhưng không được phát biểu, tôi thành thật biểu tỏ sự thất vọng trước quá trình kiểm điểm hôm nay mà theo lẽ được căn cứ trên nguyên tắc bình đẳng, thế nheng đã có nhiều quốc gia bị gạt ra, không cho pháp biểu. <br/>

Đại diện Ireland<br/>

Vẫn còn nhiều vi phạm

Một vấn đề khác được quan ngại và lo âu là các điều khoản an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự.

Canada tuyên bố rằng nhiều khi luật pháp tại Việt Nam dùng để kết tội những ai biểu tỏ ôn hoà các quan điểm chính trị, đồng thời hạn chế tự do lập hội.

Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam huỷ bỏ các điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia, như điều 88 (bộ luật hình sự) về tội tuyên truyền chống nhà nước, điều 258 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.

Hoa Kỳ là nước duy nhất nêu đích danh tù nhân vì lương thức và yêu cầu trả tự do cho họ là Linh mục Nguyễn Văn Lý, hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, cũng như nêu đich danh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất để uêu cầu Việt Nam phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho giáo hội này.

Ba Lan khuyến cáo Việt Nam huỷ bỏ pháp lệnh 44 về quản chế hành chính cho phép giam giữ 2 năm ở các trại tạm giam, quản thức tại gia hay đưa vào nhà thương điên.

Thông qua phát biểu của 60 quốc gia thành viên, điều lưu tâm nhất là khuyến cáo Việt Nam mời các báo cáo viên Liên Hiệp Quốc đặc nhiệm trên các lãnh vực tôn giáo, tự do ngôn luận, bắt bớ trái phép, vân vân.

Pháp, Tiệp Khắc và Latvia nói thẳng rằng sau chuyến đi điều tra của Báo Cáo Viên LHQ Đặc Nhiệm Tự Do Tôn Giáo đến Việt Nam năm 1998 thì không còn ai được phép viếng thăm dù hiện có 6 báo cáo viên LHQ đã xin đi.

Trong số các quốc gia không được phát biểu gồm có các quốc gia dân chủ như Tiệp (Czech) hiện đóng vai trò Chủ Tịch Liên Hiệp Châu Âu (EU), Ireland, Vương Quốc Bỉ, Luxembourg, Hungary, Latvia, vân vân, nên các nước này đành gửi tới Hội Đồng bản văn viết lời phát biểu. Ireland đã đại biểu cho 15 nước lên tiếng phản đối như sau :

"Nhân danh nh ững ng ư ời ghi danh nh ưng không đ ư ợc phát bi ểu, tôi thành th ật bi ểu t ỏ s ự th ất v ọng tr ư ớc quá trình ki ểm đi ểm hôm nay mà theo l ẽ đ ư ợc căn c ứ trên nguyên t ắc bình đ ẳng, th ế nheng đã có nhi ều qu ốc gia b ị g ạt ra, không cho pháp bi ểu. Đây là đi ều H ội Đ ồng Nhân Quy ền LHQ ph ải xét l ại."

Quy trình kiểm điểm thường kỳ toàn diện sẽ được tam đầu chế Canada, Nhật Bản và Burkina Faso làm báo cáo tổng kết trình Hội Đồng Nhân Quyền LHQ vào khoá họp ngày 12 Tháng Năm săp tới.

( Ỷ Lan, phóng viên Đài Á Châu T ự Do t ại Liên Hi ệp Qu ốc, Geneva).