Nhìn lại Việt Nam sau 31 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc (phần 1)

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tiếng bom đạn đã tắt hẳn trên quê hương Việt Nam kể từ ngày 30/4/1975, để lại phía sau hàng triệu niềm vui xen lẫn hàng triệu nỗi buồn.

0:00 / 0:00
WomenVietnamUs200.jpg
Cô gái Việt Nam trong trang phục áo dài-nón lá, chào đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell tại khách sạn Daewoo, Hà Nội hôm 24-7-2001. AFP PHOTO

Trong loạt chương trình đánh dấu 31 năm sự kiện 30/4/1975, tuần trước, Trà Mi đã gửi đến quý vị phần đầu cuộc thảo luận của các thanh niên trong và ngoài nước xoay quanh đề tài cảm nhận của giới trẻ về bước ngoặt lịch sử này.

Tuy không bằng lòng với những chính sách cai trị của đảng cộng sản kể từ sau năm 75, nhưng Tuấn ở Sài Gòn và Tiến Trung đang du học tại Pháp cùng chia sẻ quan điểm rằng 30/4 có thể coi là ngày hợp nhất đất nước, chấm dứt cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa 2 miền Nam-Bắc.

Trong khi đó thì Thanh từ miền Nam và Đức đang định cư tại Nauy lại cho rằng ngày ấy đánh dấu những sự tan thương, mất mát của hàng triệu người dân miền Nam, khiến nhiều người bỏ nước ra đi, trong đó có trường hợp của Đức.

Hơn 3 thập niên nhìn lại chặng đường đã qua, trong mắt thế hệ trẻ hiện đang chiếm hơn phân nửa số dân cả nước, Việt Nam đã đạt được những gì? Đó cũng chính là nội dung phần hội luận tiếp theo giữa 2 thanh niên xuất thân từ miền Bắc và 2 bạn trẻ Sài Gòn mà Trà Mi sẽ gửi đến quý vị trong chương trình hôm nay:

(xin theo dõi cuộc hội luận trong phần âm thanh phía trên)

Những ngừơi trẻ có cơ hội ra nước ngoài sinh sống và học tập như hai bạn Đức và Trung nói gì về sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới? Mời quý vị đón nghe trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” kỳ tới.

Bạn nghĩ gì về cuộc chiến Việt Nam và biến cố 30-4-1975? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của bạn. email: vietweb@rfa.org

“Diễn đàn bạn trẻ” rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để chương trình ngày càng phong phú và bổ ích hơn.

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại.

Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.

Mong được đón tiếp quý vị và các bạn trên làn sóng này, sáng thứ tư tuần sau.

Trà Mi kính chào.