Đằng Phong, đặc phái viên đài RFA
Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày lịch sử của người Việt Nam và ngay cả thế giới. Những ai đã từng sống qua thời ấy đều có những suy nghĩ và thái độ riêng về ngày này. Nhưng đối với các người Mỹ gốc Việt trẻ, vốn đã sinh sau ngày 30 tháng 4 thì sao? Họ có những quan điểm hay ưu tư gì về ngày 30 tháng 4? Đằng Phong đã hỏi thăm ý kiến một vài bạn trẻ và tường thuật như sau.
Ở trong nước ngày 30 tháng 4 được xem là ngày Giải Phóng, ngày hai miền Bắc Nam đã được thống nhất với nhau. Nhưng đối với cộng đồng người Việt sống tại Hải Ngoại ngày 30 tháng 4 không hẳn là ngày vui mấy.
Ở Hải Ngoại thì ngày này là ngày mất nước, là ngày Quốc Hận, mà trong 32 năm qua mỗi cộng đồng Việt Nam vẫn hàng năm tổ chức những lễ tưởng niệm để nhớ đến những người đã bỏ mạng trong cuộc chiến và trên đường vượt biên.
Ngoài ra những loại sinh hoạt này cũng có mục đích là kể lại cho các thế hệ trẻ câu chuyện gia đình của họ và giải thích cho các bạn biết lý do tại sao họ đang sinh sống tại Mỹ thay vì ở quê hương Việt Nam. Nhưng với sự giới hạn trong khả năng tiếng Việt của thế hệ đi sau và sự xa lạ của họ đối với Việt Nam, những gì mà các bậc cha ông muốn truyền đạt có thật sự được giới trẻ đón nhận hay không?
Những người Mỹ gốc Việt sinh sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có thật sự ý thức được ý nghĩa của ngày lịch sử này hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào hoàn cảnh mỗi cá nhân và mỗi gia đình.
Vinh là một bạn trẻ sống tại thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, vùng Trung Bắc Hoa Kỳ. Vinh 26 tuổi và hiện đang làm tại một cơ quan giúp người cai thuốc lá. Dù Vinh có đi vượt biên hồi lúc 9 tuổi, nay thì Vinh chỉ chú trọng vào đời sống hiện tại và không nghĩ ngợi gì về quá khứ. Khi hỏi Vinh suy nghĩ gì về ngày 30 tháng 4 Vinh cho biết:
“Lâu nay Vinh không suy nghĩ về ngày 30 tháng 4. Tự động anh Đằng Phong gọi cho Vinh thì Vinh mới thấy là cái đầu mình trống không…Vinh không nghĩ gì hết.”
Khi Kim nghĩ về ngày 30 tháng 4 thì không những Kim nghĩ về quá khứ và ngày Việt Nam mình bị mất tự do, mà Kim cũng nghĩ về những hy sinh mà thế hệ trước đã trải qua để thế hệ này có được một cuộc sống như bây giờ. Kim cũng không quên nghĩ về tương lai và cố gắng hết sức để làm được những gì có thể làm cho đồng bào còn ở bên Việt Nam.
Nhưng bên cạnh những người như Vinh thì cũng có những người như Kim, một bạn 22 tuổi nay đang học dược tại đại học UC San Diego. Như Vinh, Kim cũng sinh ra ở Việt Nam, nhưng thay vì đi vượt biên thì Kim qua Mỹ với gia đình theo dạng HO. Kim chia xẻ rằng:
“ Khi Kim nghĩ về ngày 30 tháng 4 thì không những Kim nghĩ về quá khứ và ngày Việt Nam mình bị mất tự do, mà Kim cũng nghĩ về những hy sinh mà thế hệ trước đã trải qua để thế hệ này có được một cuộc sống như bây giờ. Kim cũng không quên nghĩ về tương lai và cố gắng hết sức để làm được những gì có thể làm cho đồng bào còn ở bên Việt Nam.”
Ngoài việc xem ngày 30 tháng 4 là ngày Việt Nam mất tự do, một số bạn khác đã bày tỏ sự gắn bó với Việt Nam khi cho rằng biến cố này là ngày đáng buồn vì nó đã khiến cho họ phải sống xa quê hương. Trâm, 19 tuổi, hiện nay đang học đại học tại Northwestern University ở thành phố Chicago giải thích:
“ Đối với em thì ngày 30 tháng 4 là một ngày đâu buồn cho những người dân tị nạn và hơn nữa là những người dân đang sống tại Việt Nam. Nhưng lý do mà nó đâu buồn không phải chỉ vì mình bị mất nước hay vì Cộng Sản đã nắm quyền, nhưng nó đâu buồn vì mình là người Việt mà không thể sống tại Việt Nam mà phải sống ở nơi xa xôi.
Còn hơn nữa là những thế hệ của tụi em thì phải trải qua hay đã qua một giai đoạn tự hỏi mình “Tôi là ai? Tôi là người Việt hay tôi là người Mỹ?”
Anthony, một bạn 23 tuổi nay đang sống tại Little Saigon ở Nam Cali cũng có những suy nghĩ tương tự như Trâm.
“Theo Anthony, ngày 30 tháng 4 rất là quan trọng. Vì ngày đó mà thế hệ của Anthony được sang Mỹ.”
Khi hỏi Anthony việc được sang Mỹ sống là việc đáng mừng hay việc đáng buồn thì Anthony đã giải thích rõ hơn:
“Nếu nói về bây giờ, thì Anthony nghĩ là sống ở bên Mỹ là tốt hơn là ở bên Việt Nam. Nhưng nếu Việt Nam là một nước có tự do đó, thì Anthony nghĩ là Anthony sẽ muốn sống ở Việt Nam hơn là ở bên Mỹ. Tại vì nếu mình sống bên Việt Nam thì mình được sống với những người giống mình.”
Nếu nói về bây giờ, thì Anthony nghĩ là sống ở bên Mỹ là tốt hơn là ở bên Việt Nam. Nhưng nếu Việt Nam là một nước có tự do đó, thì Anthony nghĩ là Anthony sẽ muốn sống ở Việt Nam hơn là ở bên Mỹ. Tại vì nếu mình sống bên Việt Nam thì mình được sống với những người giống mình.
Mỗi bạn sống mỗi nơi khác nhau trên đất Mỹ, và vì những hoàn cảnh khác nhau mà có được những hiểu biết và quan tâm khác nhau về ngày 30 tháng 4. Vinh, vì sống ở một thành phố tương đối ít người Việt Nam cho nên đã sống cho hiện nay và không nghĩ đến quá khứ của mình.
“ Có lẽ là Vinh bận rộn với những chuyện hàng ngày của mình nhiều quá, hay có thể là vì không ở gần với những người hay nói về cái đề tài đó cho nên Vinh không có suy luận về đề tài đó nhiều.”
Kim thì vì gia đình mà được nghe kể lại những chuyện đã qua và có được một chút hiểu biết.
“Kim tuy đẻ sau biến cố năm 1975, gia đình của Kim bên nội bên ngoại đều bị ảnh hưởng rất nhiều vì biến cố ngày 30 tháng 4.”
Riêng Trâm và Anthony thì phải đến khi lên đại học và sinh hoạt với các hội sinh viên Việt Nam mới bắt đầu có những quan tâm đầu tiên về ngày 30 tháng 4 và tình trạng đất nước ngày nay. Và có lẽ rằng đây là trường hợp điển hình cho nhiều bạn trẻ Mỹ gốc Việt.
Vì đa số lúc còn nhỏ thì đặt trọng việc hoà nhập vào xã hội Mỹ, không chú trọng đến những gì liên quan đến Việt Nam. Cho đến khi trưởng thành mới quay lại để tìm hiểu về nguồn gốc của mình. Trâm đã kể lại cái tình trạng này.
“Em biết mình là người Việt, nhưng thật ra em không cảm thấy em là người Việt vì em không có lớn lên ở Việt Nam, em không có những kỷ nhiệm đáng yêu mà ba mẹ em thường hay nhắc.
Bởi vậy em mới có sự hiếu kỳ và vì thế em mới tìm đến Liên Đoàn Sinh Viên Việt Nam Illinois và sau đó em mới cảm thấy rằng dù em không sống ở Việt Nam, em vẫn là người Việt – cái đó ở trong dòng máu của em.”
Cuối cùng thì cũng khó mà khẳng định rằng giới trẻ Mỹ gốc Việt có thái độ gì về ngày 30 tháng 4 vì giới trẻ Mỹ gốc Việt không phải là một khối đồng nhất như thế hệ trước vốn là những người tị nạn chính trị đã đi vượt biên. Nhiều bạn trẻ nay vẫn đang trong tình trạng tìm hiệu về quá khứ của mình, và khi làm việc đó họ sẽ không chỉ nghe theo những nguồn tin một chiều, mà họ sẽ phán xét mọi vấn đề để có những nhìn khách quan và triệt để.
Điển hình như Kim, là người có một nhận định độc lập, không xem ngày 30 tháng 4 là ngày Giải Phóng mà cũng chẳng xem nó là ngày Quốc Hận.
“Thật ra đối với em thì ngày 30 tháng 4 không phải là ngày Giải Phóng mà cũng không phải là ngày Quốc Hận nữa. Ngày 30 tháng 4 đối với em thì chỉ là một ngày mà cả nước Việt Nam của mình đã bị thua lỗ.
Vì 32 năm trước đây thì Cộng Sản đuổi người Mỹ đi mà bây giờ hôm nay thì họ lại mời người Mỹ về để đầu tư và xây dựng lại Việt Nam giống như những gì người Mỹ đã làm trước đây cho miền Nam của mình. Mà cái giá phải trả thì đã có rất nhiều người trong thế hệ trước phải mất mà cuối cùng thì vẫn trở lại như cũ thôi.”
Chúng tôi là Đằng Phong, tường thuật từ San Jose, California.