Trà Mi, phóng viên đài RFA
Một người sĩ quan cấp tá của quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỗng nhiên biến thành 1 tù nhân chính trị. Một người vợ trẻ bỗng chốc trở nên quá bụa. Một bé gái vừa chào đời đã mồ côi cha. Một gia đình tan nát.
Một nỗi buồn trong hàng ngàn vạn nỗi sầu ly tán của các gia đình miền Nam Việt Nam khi Sài Gòn sụp đổ vào ngày cuối tháng tư năm 1975. Đó là câu chuyện của cô Bích Huyền, một cuộc đời rẽ lối vì cuộc chiến Việt Nam 30 năm về trước.
Cô Huyền sinh trưởng trong một gia đình nhà giáo miền Bắc. Theo làn sóng di cư năm 54, cô cùng gia đình vào Nam và sinh sống tại Sài Gòn. Khi miền Nam thất thủ cũng chính là lúc chồng cô, cựu Tham mưu trưởng trường đại học chiến tranh chính trị Đà Lạt bị bắt đi cải tạo tập trung, rồi sau đó bị đưa ra Bắc, bỏ lại người vợ trẻ cùng đứa con gái đầu lòng chưa tròn tháng tuổi.
"Cuộc đổi đời"
Người mẹ trẻ đơn độc, một tay chăm sóc con thơ, một tay nuôi chồng tù tội. Thế nhưng, nỗi đau ly tán chưa kịp nguôi ngoai thì chỉ 4 năm sau, nỗi đau mất mát đã giáng xuống cuộc đời người vợ trẻ, khi cô được tin người thân yêu nhất của mình đã vĩnh viễn nằm xuống trong trại cải tạo Vĩnh Phú.
Những chuỗi ngày tiếp theo đó, người quả phụ vẫn lủi thủi một bóng tảo tần nuôi con với đồng lương khiêm tốn của nghề giáo. Đến năm 1990, cô Huyền cùng đứa con gái 15 tuổi sang định cư tại California, Hoa Kỳ, theo diện HO vì có chồng là sĩ quan bị mất trong tù cải tạo.
Bạn nghĩ gì về cuộc chiến Việt Nam? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Gìơ đây, tuy đã là một ký giả báo chí truyền thanh, nhưng cô giáo dạy văn ngày nào vẫn rất yêu nghề và luôn hướng về các thế hệ học trò tại Việt Nam. Cô cùng một số bạn bè của mình vẫn thường giúp đỡ tài chánh cho các em học sinh-sinh viên nghèo ở các tỉnh để các em có thêm điều kiện đèn sách. Bây giờ, mời quý vị hãy cùng Trà Mi gặp gỡ cô Bích Huyền nhé:
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Trang Phụ Nữ xin tạm biệt quý vị tại đây. Những chuyên đề về nữ giới đã được thực hiện trong thời gian qua có lưu trữ trên trang web của đài Á Châu Tự Do ở địa chỉ www.rfa.org để quý vị có thể nghe và xem lại. Mong được đón tiếp quý vị trên làn sóng này vào tuần sau. Trà Mi kính chào.