Việt Nam có bị mất đất ở khu vực Ải Nam Quan cho Trung Quốc?

0:00 / 0:00

Nguyễn An, phóng viên đài RFA

AiNamQuan150.jpg
Ai Nam Quan. RFA file photo.

Theo hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký vào cuối năm 1999, và dự định sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên thực địa nội trong năm nay (2008), Việt Nam có mất đất nào ở khu vực Ải Nam Quan hay không? Viên chức chính phủ (Hà Nội) khẳng định là "không", nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho là "có”. Biên tập viên Nguyễn An phỏng vấn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn về vấn đề này.

Ông Tuấn là tác giả cuốn sách "Biên giới Việt - Trung, 1885-2000, Lịch sử thành hình và những tranh chấp" do Nhà Xuât Bản Diễm Châu ấn hành tại Pháp năm 2005. Xin được nhắc là ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do. . . . Con yếu quý, chớ xuôi lòng mềm yếu, Gát tình riêng vỗ cánh trở về Nam. Con về đi, tận trung là tận hiếu, Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang, Nếu Trời muốn cho nước ta tiêu diệt Thì lưới thù sẽ úp xuống đầu dân. Về ngay đi, rồi chí nguyện công thành. Nghĩ đến cha một phương trời ảm đạm, Chỉ nghiến răng vung kiếm quét quân thù, Trãi! Con ơi, tương lai đầy ánh sáng, Cha đứng đây trông suốt được ngàn thu. . .

Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê. Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm, Rời Nam Quan, theo gió con bay về.

Ôi! Sung sướng, trời cao chưa nỡ tắt, Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan. Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt, Cha nguyện cầu con lấy lại giang san. . . .

Trên đây là trích đoạn kịch thơ "Hận Nam Quan" của thi sĩ Hoàng Cầm mô tả cuộc chia tay bi hùng giữa Nguyễn Phi Khanh và con trai là Nguyễn Trãi tại Ải Nam Quan khi Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc. Liệu điểm chia tay vào đầu thế kỷ XV đó, nay thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc? Mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An (Ban Việt Ngũ Đài Á Châu Tự Do) và nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, sau đây:

Nguyễn An : Kính chào nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn. Trước hết tôi xin ông nói rõ về nội dung của cụm từ Ải Nam Quan. Đó là một khu vực hay là một kiến trúc, hay là một con đường? Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, kính chào nhà báo Nguyễn An. Cũng xin kính chào quý vị thính giả. Về ý nghĩa của cụm từ Ải Nam Quan, thì nếu mình gọi đây là một khu vực, hay là một kiến trúc, hay là một con đường, theo tôi thì tất cả đều đúng hết. Tôi xin phép được giải thích.

Trước năm 1885, đó chỉ là hai cánh cửa làm bằng gỗ thôi, có chạm trổ rồng phượng ở trên đó. Về sau, khi chiến tranh với Pháp năm 1885 thì cánh cửa đó bị giật sập, và họ mới xây dựng lại một kiến trúc mà chúng ta thấy ngày hôm nay đó, được xây từ 1885 đến 1887. Mình thấy kiến trúc đó rất là đồ sộ. Và mình cũng có thể gọi đó là một con đường để chúng ta liên tưởng tới cái "ải" như một cái "pass" (tiếng Pháp, hay tiếng Anh). Thành thử nếu mình gọi đó là một con đường cũng đúng thôi đó anh à.

Nguyễn An : Thưa, từ trước tới nay khi nói đến đất nước Việt Nam kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, thì chứ "Ải Nam Quan" đó chính là kiến trúc mà ông vừa mới nói có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Theo tôi nghĩ, đúng là như vậy. Vào thời Nhà Thanh thì hành chánh họ gọi những cửa ải là "thủ tạp", tức là nơi để họ thu thuế. Cho nên phía bên này cái cửa là của Việt Nam, phía bên kia cái cửa là của người Hoa. Mình nói từ "Ải Nam Quan" đến "Mũi Cà Mau" thì cũng đúng thôi. Nhưng nếu mình nói đúng từ ngữ nguyên thuỷ của Việt Nam để chỉ cái ải đó, thì nếu mình nói đó là "Nam Quan", thì tôi nghĩ rằng đó một vấn đề thuộc về lịch sử.

Nguyễn An : Trước kia ông Lê Công Phụng và mới đây ông Vũ Dũng, cả hai đều là Thứ Trưởng Ngoại Giao và là Chủ Nhiệm Uỷ Ban Biên Giới Quốc Gia, đều nói rằng đường biên giới luôn luôn là phía Nam của Ải Nam Quan, hiểu như một kiến trúc do Trung Quốc xây dựng. Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Trương Nhân Tuấn : Tôi nghĩ hai lời tuyên bố của hai vị này, chúng ta cũng hiểu một cách tương đối thoi, là nếu mà chúng ta tính từ năm 1887, từ ngày 26-6-1887, tức là từ ngày có Công Ước Pháp - Thanh, và sau đó tới năm 1897 tức năm chấm dứt công trình cắm mốc, nói đường biên giới là ở phía Nam của cái ải đó thì đúng, của kiến trúc đó thì đúng, không có gì sai. Nhưng, trước khoảng thời điểm đó thì chưa chắc.

Trước năm 1885, đó chỉ là hai cánh cửa làm bằng gỗ thôi, có chạm trổ rồng phượng ở trên đó. Về sau, khi chiến tranh với Pháp năm 1885 thì cánh cửa đó bị giật sập, và họ mới xây dựng lại một kiến trúc mà chúng ta thấy ngày hôm nay đó, được xây từ 1885 đến 1887. Mình thấy kiến trúc đó rất là đồ sộ. Và mình cũng có thể gọi đó là một con đường để chúng ta liên tưởng tới cái "ải" như một cái "pass" (tiếng Pháp, hay tiếng Anh). Thành thử nếu mình gọi đó là một con đường cũng đúng thôi đó anh à.

Nếu đứng trên quan điểm người Việt Nam mình thì đường biên giớí trước năm 1887 phải tính là ngang cái cửa ải.

Nguyễn An : Thưa, nhưng mà theo hiệp định mà Pháp ký với Nhà Thanh năm 1887 và năm 1895 thì đường biên giơís xích xuống phía Nam của Ải Nam Quan, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Dạ, thưa phải.

Nguyễn An : Và nếu trong trường hợp mà hiệp định bây giờ (1999) mà căn cứ theo hiệp định đã ký, đã có rồi, thì cũng phải coi như là cái đường biên giới đó năm ở phía Nam của Ải Nam Quan?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, đúng như vậy. Nhưng cái quan trọng là...

Nguyễn An : Thưa ông, như vậy là hai ông Lê Công Phụng và Vũ Dũng đã nói đúng về điều này?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa đúng.

Nguyễn An : Dạ thưa, nhưng mà cái vấn đề là đã nằm phía Nam là đúng thì cái khoảng cách nó như thế nào?

Ông Trương Nhân Tuấn : À, cái đó mới là cái vấn đề. Vậy thì nó nằm phía Nam nhưng mà mình đâu có biết nó nằm phía Nam cách cổng là bao nhiêu? Sự khó khăn của những người làm nghiên cứu hiện nay là cái bộ bản đồ đi kèm với hiệp ước biên giới ký vào tháng 12 năm 1999 thì (Hà Nội) chưa có công bố. Chỉ khi nào (bản đồ này) được công bố mới so sánh bộ bản đồ năm 1999 với bộ bản đồ năm 1887 ở cái điểm Nam Quan thì chúng ta mới biết nó xê xích như thế nào.

Nhưng mà có một số tài liệu cho biết vùng Nam Quan này đã bị dời về phía Nam so với Công Ước năm 1887. Cái vấn đề dời đó (thì) có hai điểm dời:

(1) Điểm nối đường rầy (xe lửa) cũng ở gần vùng Nam Quan đó, gần Ải Nam Quan đó, thì vùng đó bị dời khoảng 300 thước (mét) về phía Nam,

và (2) con đường có Ải Nam Quan đó, theo Công Ước năm 1887, cột mốc trên con đường đó tên là Trấn Nam Quan Ngoại, được cắm ở phía Nam của kiến trúc (tức Ải Nam Quan), cách kiến trúc 100 mét. Cũng theo một số tài liệu ở trong nước đưa ra, hay là một số tài liệu của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã công bố trước đó, thì mình thấy cột mốc đó đã bị dời về phía Nam. Nó đã bị phá đi và dời về phía Nam vài trăm mét, nhưng mà mình không biết chính xác là bao nhiêu trăm mét.

Nguyễn An : Nhưng mà lúc đầu thì là 100 mét phải không ạ?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Ban đầu theo Công Ước 1887 là cột mốc đó mang số 18, cắm cách cổng 100 mét về phía Nam, trên con đường từ Nam Quan về Đồng Đăng.

Nguyễn An : Nếu như vậy thì bây giờ mình coi đó là 100 mét, là biên giới đúng đí, thì bây giờ nó dời bao xa về phía Nam?

Ông Trương Nhân Tuấn : Điểm đó mình chưa có thể xác định được, thưa anh, tại vì cái bản đồ biên giới chính thức (1999) chưa công bố. Nhưng mà theo một số tài liệu thì dời khoảng vài trăm mét, có thể 300, 400 mét. Nguyễn An : Bây giờ cái khoảng mà cái hiệu số giữa số đó và cái 100 mét ban đầu thì có thể coi như là lãnh thổ của Việt Nam bị mất về Trung Quốc, phải không?

Quyển sách đó nói về tình hình biên giới giữa Việt Nam với lại Trung Quốc, thì trong đó Việt Nam tố cáo là Trung Quốc, đặc biệt tại điểm Nam Quan, là phía Việt Nam tố cáo rằng phía Trung Quốc ủi nát cột mốc biên giới số 18, cách cửa Nam Quan 18 mét trên đường Quốc Lộ, để xoá vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột mốc Kilomét 0 vào sâu lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này. Trong tài liệu này nói rằng "trên 100 mét" thì mình không biết "trên 100 mét" là bao nhiêu, vì 200 mét cũng là "trên 100 mét".

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa đúng vậy. Đó là mình bị mất đó. Và không hẳn chỉ có ở Nam Quan mà thôi đâu.

Nguyễn An : Hồi nãy ông có nói rằng có nhiều nguồn (Trương Nhân Tuấn : Dạ) để nói về chuyện di chuyển đường biên giới về phía Nam của Ải Nam Quan (Trưong Nhân Tuấn : Dạ), thì bây giờ nguồn thứ nhất như ông vừa nói, tức là dời vào khoảng vài trăm mét (Trương Nhân Tuấn : Dạ), thế bây giờ còn nguồn nào khác liên quan đến đường biên giới ở chỗ Ải Nam Quan đó không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Tôi thì tôi có một số tài liệu từ trong nước gửi qua. Những tài liệu đó không thể nào gọi đó là tài liệu chính thức được, tại vì cái hiệp ước đó chưa công bố. Nhưng mà tôi có tài liệu chính thức của nhà nước cộng sản Việt Nam công bố năm 1979.

Quyển sách đó nói về tình hình biên giới giữa Việt Nam với lại Trung Quốc, thì trong đó Việt Nam tố cáo là Trung Quốc, đặc biệt tại điểm Nam Quan, là phía Việt Nam tố cáo rằng phía Trung Quốc ủi nát cột mốc biên giới số 18, cách cửa Nam Quan 18 mét trên đường Quốc Lộ, để xoá vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột mốc Kilomét 0 vào sâu lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này. Trong tài liệu này nói rằng "trên 100 mét" thì mình không biết "trên 100 mét" là bao nhiêu, vì 200 mét cũng là "trên 100 mét".

Nhưng mà có một tài liệu mới đây, tức là bản đồ khu vực 249C, tức là khu vực Hữu Nghị Quan, thì tôi có đo và so sánh, tôi nghĩ là mất khoảng 300 mét, từ cột mốc 18 cũ cho đến đường biên giới mới, tức là từ biên giới cũ cho đến biên giới mới, dời về phía Nam khoảng 300 mét.

Nguyễn An : Dạ thưa, nhưng mà về cái mất thì bây giờ không có bằng cớ nào để có thể khẳng định được, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa không. Chính thức thì mình không thể nào khẳng định được, tại vì cái bản đồ chính thức chưa công bố mà. Mình đâu có thể nào, mình dựa trên căn bảo nào, mình khôngcó căn bản để mình dựa lên đó để có kết luận hết.

Nguyễn An : Thưa, như vậy chúng ta sẽ phải chờ cho đến bao giờ mà nhà nước Việt Nam công bố cái bản đồ đó?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa, đúng vậy.

Nguyễn An : Mà đó là bộ phận không thể tách rời được của hiệp định? Nhưng mà hiệp định thì (Hà Nôi)j cho biết rồi, nhưng bản đồ thì chưa có? Dạ, xin cảm ơn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn ạ.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, cảm ơn ông Nguyễn An.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An (Ban Việt Ngũ Đài Á Châu Tự Do) vớí nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, hiện đang sống và làm việc tại Pháp, về vấn đề theo Hiệp Định Biên Giới Trên Đất Liền Giữa Việt Nam và Trung Quốc (ký tại Hà Nội ngày 30 tháng 12 năm 1999) thì Việt Nam có mất phần đất nào ở khu vực Ải Nam Quan hay không.

Xin được nhắc lại là ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.