Từ nhiều năm liền, người ta cứ hay nói là Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, trong khi tình hình lại không còn thuận lợi như xưa nữa. Phải chăng vì nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tiếp tục chính sách đi dây giữa hai chủ trương "mở" và Ổ"đóng", như dư luận quốc tế đang nhận định? Tuần này, tác giả Trần Sơn Nam xin nhận định về vấn đề đó, trong mục Việt Nam, Nhìn Từụ Bên Ngoài.Nếu chỉ dựa vào kết quả thông báo chính thức về Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng kỳ sáu vừa qua, thì không mấy ai nhìn thấy rõ đường lối và chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam trong lúc này. Trái với sự trông chở của dư luận chung, Hội Nghị chỉ bàn về "công tác xây dựng và chỉnh đốn lại Đảng" và không đả động gì đến vấn đề đường hướng.Tuy nhiên, dựa vào lời tuyên bố gần đây của ông Phan Văn Khải, Thủ Tướng Chính Phủ, với tờ Asian Wall Street Journal và một vài tin trong giới ngoại giao ở Hà Nội thì người ta thấy có những chỉ dấu là chính sách của nhà quyền Việt Nam lúc này vẫn là đi dây giữa hai chủ trương "mở cửa" và "đóng cửa".Trước hết, ông Phan Văn Khải xác nhận là Việt Nam tiếp tục đổi mới, mặc dầu cuộc khủng hoảng tài chánh và tiền tệ tại các nước trong vùng đã có ảnh hưởng trầm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong một bài phỏng vấn, để trả lời chủ bút Reginald Chua của tờ Asian Wall Street Journal, ông nhìn nhận những khó khăn mà Vn đang trải qua, như xuất khẩu xuống thấp, đầu tư trực tiếp giảm sút cả về những dự án mới và những dự án cũ đã được cấp giấy phép, dịch vụ quốc tế trong các ngành hàng không, du lịch và truyền thông không còn được như trước nữa v,v...Nhưng đồng thời, ông cũng đưa ra lập luận là bài học chính có thể rút tỉa từ cuộc khủng hoảng của các nước Đông Á là Việt Nam phải lợi dụng tối đa những lợi điểm của Việt Nam, không nên trông chờ qua nhiều vào hàng xuất khẩu. Và như vậy có nghĩa là Việt Nam phải hướng về thị trường nội địa và nhà nước cần phải kiểm soát kinh tế chặt chẽ hơn trước.Về bài học này thì dường như các nước cấp viện, các giới đầu tư ngoại quốc và các kinh tế gia quốc tế không mấy đồng ý với ông Khải. Họ cho rằng, muốn tránh tình trạng trì trệ sâu đậm và kéo dài của nền kinh tế, Việt Nam cần phải "nới rộng" nhiều hơn là "thắt chặt" sự kiểm soát của nhà nước. Vả lại, với mãi lực còn quá thấp của 80% người dân ở nông thôn do lợi tức bình quân 200 dollars một năm, và hạ tầng cơ sở còn quá kém, phát triển kinh tế nội địa không phải là chuyện dễ. Nói một cách khác, họ cho rằng chính sách nước đôi của ông Khải, đi dây giữa hai chủ trương mở của và đóng cửa, thực ra chỉ làm nổi bật thái độ không dứt khoát của các nhà lãnh đạo Việt Nam: muốn hội nhập với thế giới bên ngoài, nhưng không muốn Đảng Cộng Sản Việt Nam, hay chế độ nói chung, mất quyền kiểm soát.Thái đô này lại còn rõ rệt hơn nữa khi người ta nhìn vào những cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đế tiến tới một thỏa ước thương mại giữa hai nước. Theo các giới ngoại giao ở Hà Nội và theo tin của ký giả Faith Keenan đăng trên tạp chí Viễn Đông Kinh Tế Thời Báotuần báo Far Eastern Economic Review, thì sau một thời gian đứng tại chỗ, kể từ tháng Tư 1997 khi Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam cứu xét một dự thảo hiệp định thương mại, người ta mới thấy chỉ dấu có biến chuyển.Về vấn đề này, ai cũng rõ là Hoa Kỳ chỉ có thể dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc nếu hai nước đạt được hiệp định thương mại và hiệp định này được Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn. So sánh vị trí của hai bên thì dĩ nhiên Việt Nam cần có hiệp định hơn là Hoa Kỳ. Nhưng vì còn cần phải bảo vệ hàng sản xuất nội địa, đặc biệt là để bảo vệ hệ thống xí nghiệp nhà nước, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa chịu những điều khoản yêu cầu mở rộng thị trường của Hoa Kỳ. Hà Nội phàn nàn là Washington đòi hỏi quá nhiều và quá sớm, vì Việt Nam còn là một nước nghèo, trong khi đó thì Hoa Kỳ cho rằng, Hà Nội không chịu nhìn nhận những nguyên tắc căn bản của chế độ mậu dịch tự do trước sau gì cũng phải nhận nếu muốn gia nhập vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO). Cho đến nay, Hà Nội vẫn giữ lập trường là phải chờ đến năm 2020, Việt Nam mới hội đủ đièu kiện để đáp ứng đề nghị của Hoa Kỳ, hơn thế nữa Hà Nội lại còn tăng thuế nhập nội đối với hàng hóa của Hoa Kỳ lên 50%. Nhưng mới đây, Hà Nội đã bắt đầu tỏ thái độ mềm dẻo hơn và nói đến một giai đoạn chuyển tiếp 8 năm. Còn về phía Hoa Kỳ thì người ta cũng hy vọng là vào cuối tháng Ba sắp tới, việc điều đình sẽ được nối lại và lúc đó Việt Nam sẽ miễn áp dụng biện pháp tăng thuế nhập nội đối với hàng Mỹ. Năm năm đã qua kể từ ngày Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, phải chăng sau thời gian lâi dài ấy, một giai đoạn mới sẽ bắt đầu trong mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam?Dầu sao thì nhìn vào chính sách đi dây giữa mở và đóng cửa của nhà cầm quyền Hà Nội, cũng như thái độ thiếu dứt khoát của giới lãnh đạo Việt Nam, muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới nhưng lại không muốn mất quyền kiểm soát, các quan sát viên quốc tế cũng đồng quan điểm với ký giả Keen khi ông viết: "Nhiều người Việt Nam, kể cả những người trong giới lãnh đạo, nghĩ rằng thế giới bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ, mắc nợ Việt Nam. Trong dịp viếng thăm Việt Nam hồi tháng 12 vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ John Kerry đã hỏi cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười là tại sao Việt Nam có vẻ quá chậm trong việc đổi mới, trong khi các nước láng giềng đi nhanh hơn, và được ông Đỗ Mười trả lời bằng cách đổ lỗi cho chế độ thực dân cũ và chiến tranh chống Mỹ. Ông Đỗ Mười quên rằng dầu cho có nguyên nhân nào chăng nữa thì Việt Nam cũng phải tự giải quyết lấy những vấn đề của mình./.Trần Sơn Nam