Trong những năm gần đây, các hợp chất hữu cơ chứa Chlor đã được xử dụng với liều lượng quá tải trong nhu cầu bão vệ thực vật và trong các kỹ nghệ hóa chất ở Việt Nam. Hóa chất được xử dụng nhiều nhất là DDT (DichloroDiphenylTrichloroethane).
Bấm vào đây để nghe tiết mục này
Righclick to download this audio
Theo báo cáo của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh trong Chương trình Môi trường LHQ và Bộ Y tế Việt Nam năm 1999 thì chỉ trong 3 năm 1992,93, và 94 Việt Nam đã nhập cảng trên 400.000 tấn DDT từ Liên Sô và Trung Quốc. Trước năm 1975, miền Nam nhập cảng trung bình hàng năm độ 8.000 tấn và chỉ dùng cho chương trình diệt trừ sốt rét mà thôi.
Nguyễn An: Xin Tiến sĩ cho biết đặc tính của hóa chất trên như thế nào và ảnh hưởng tổng qúat của nó.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: (tóm lược) DDT là một loại thuốc sát trùng có mục đích kiểm soát một số côn trùng có hại cho nông nghiệp, đặc biệt dùng để diệt muỗi anophele, tác nhân chuyển tải vi trùng sốt rét vào cơ thể con người và thú vật. Hóa chất nầy đã bị cấm xử dụng và sản xuất từ năm 1972 và chiếm vị trí thứ 10 trong danh sách 12 "hóa chất dơ bẩn" hay "hạt bụi ô nhiễm hữu cơ không bị hủy" (POP) đã được thông qua qua hiệp ước Stockholm, Thụy Điển năm 2002. Nên nhớ, Dioxin chưa được xếp vào danh sách hoa chất độc hại nầy.
DDT có thể đi vào môi trường không khí, đất và nước. Nó cũng được xếp vào loại dioxin-tương đương. Đời sống bán hủy của DDT vào khoảng 3 ngày, nhưng sau khi bị phân hủy, DDT chuyển hóa thành dạng DDD, và DDE và cuối cùng sẽ tích tụ trong nước và trầm tích lâu dài. Anh hưởng của hai chất sau nầy tương tự như DDT.
Nguyễn An: Tiến sĩ có thể nói rõ hơn về những pương cách tiếp nhiễm của DDT lên con người.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Đây không phải là lãnh vực chuyên môn của chúng tôi, do đó hôm nay chúng tôi được hân hạnh giới thiệu Bác sĩ Phạm Gia Cổn, chuyên gia về y tế công cộng tại Hoa Kỳ sẽ trình bày cùng thính giả đài ACTD về vấn đề trên. Xin mời Bác sĩ Cổn.
Bác sĩ Phạm Gia Cổn: Việc tiếp nhiễm DDT lên con người qua nhiều nguyên nhân khác nhau: trực tiếp và gián tiếp. Về trực tiếp, trong thời gian phun xịt thuốc, con người có thể bị nhiễm qua đường khí quản hoặc qua da. Về gián tiếp, khi ăn các thực phẩm như ngũ cốc, rau đậu đã bị nhiễm DDT, cũng như tôm cá sống trong vùng bị ô nhiễm, DDT sẽ đi vào cơ thể và tích tụ theo thời gian trong các mô mỡ và gan của con người. Tại Hoa Kỳ, mặc dù đã bị cấm xử dụng từ năm 1972, nhưng hàm lượng DDT trung bình trong cơ thể của mỗi người dân là 0,8 ug.
Nguyễn An: Như vậy thì ảnh hưởng lên sức khỏe của con người như thế nào sau khi bị tiếp nhiễm dài hạn, thưa Bác sĩ?
Bác sĩ Phạm Gia Cổn: Trước hết, đứng về phương diện cấp tính, nếu ăn nhằm thực phẩm chứa vài gram hóa chất trong một thời gian ngắn, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh. Người bị nhiễm độc sẽ bị run rẩy, co giựt mạnh kéo theo tình trạng ói mửa, đổ mồ hôi, nhức đầu, và chóng mặt. Các hiện tượng trên có thể chấm dứt ngay sau việc nhiễm độc được ngăn chặn.
Về phương diện mãn tính, khi bị nhiễm độc với liều lượng nhỏ trong một thời gian dài, lượng diếu tố (enzyme) của gan trong máu có thể bị tăng lên và sữa mẹ là nơi tích tụ hóa chất quan trọng nhất. Thí nghiệm lên thú vật cho thấy các hiện tượng sau đây xảy ra sau một thời gian dài bị nhiễm độc. Nếu bị nhiễm độc vào khoãng 20-50 mg/ngày/kg cơ thể, điều nầy có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản, tuyến tiền liệt (adrenal gland). Nếu bị nhiễm lâu hơn nữa có thể đứa đến ung thư gan.
Từ những kết luận trên, Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thu (International Agency for Research of Cancer) đã xác nhận DDT và các chuyển hoá DDE và DDD là tác nhân của bịnh ung thư cho con người.
Nguyễn An: Việt Nam đã và đang xử dụng một lượng thuốc DDT không nhỏ cho nhu cầu bão vệ thực vật, như vậy người dân sống ở nông thôn có nguy cơ bị nhiễm độc như thế nào thưa Bác sĩ?
Bác sĩ Phạm Gia Cổn: Tùy theo vùng sinh sống và cung cách làm ăn và sinh hoạt, con người có thể bị nhiễm độc trực tiếp hay gián tiếp như:
- Những người sống trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa thường hay bị nhiễm độc qua đường nước; - Người sống trong vùng chuyên canh về thực phẩm xanh như các loại hoa màu sẽ bị nhiễm qua đường hô hấp; - Và sau cùng, dân vùng thị tứ bị nhiễm khi tiêu thụ các thực phẩm đã bị nhiễm độc. Nơi đây thiết nghĩ cũng cần phải liệt kê thêm một số gia súc và thú rừng đã bị nhiễm; do đó, người tiêu thụ khi ăn phải sẽ bị nhiễm theo. Đây là trường hợp chiếm đại đa số các vụ nhiễm độc ở Việt Nam.
Nguyễn An: Còn trẻ con thì sao?
Bác sĩ Phạm Gia Cổn: DDT có thể xâm nhập vào thai nhi qua nước ối và nhau của bà mẹ cũng như qua đường cuốn rún.. Khi đã được sinh ra trẻ sơ sinh sẽ bị tiếp nhiễm qua đường sữa mẹ. Nghiên cứu cho thấy nếu bà mẹ đã bị nhiễm độc thì thai nhi sẽ bị chậm phát triển và hệ thống sinh dục của thai nhi có thể bị biến dạng.
Nguyễn An: Như vậy, làm thế nào để hạn chế nguy cơ bị tiếp nhiễm DDT, DDD, và DDE?
Bác sĩ Phạm Gia Cổn: Như đã nói ở phần trên, việc nhiễm độc DDT và các chất chuyển hóa là do việc tiếp xúc với không khí hay nước uống cùng thực phẩm đã bị nhiễm độc. Do đó những bà mẹ đang có bầu cần nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc hay ăn uống những thức ăn có nguy cơ bị nhiễm độc. Đối với các quốc gia hiện còn đang xử dụng hóa chất nầy như một lọai thuốc bão vệ thực vật cũng như trong kỹ nghệ chăn nuôi tôm cá, thì nguy cơ bị nhiễm độc càng cao. Do đó:
· Cần phải nấu chín tôm cá để giảm thiểu lượng DDT và đừng nên ăn các mô mỡ; - Rữa rau trái kỹ lưỡng để làm trôi lượng thuốc bám vào lá hay võ trái cây. Rễ và củ cũng là hai địa điểm tích tụ DDT quan trọng;
Hay tốt hơn cả, chúng ta nên tránh ăn những sản phẩm có nguy cơ nhiễm độc cao ở những vùng nầy.
Nguyễn An: Trở qua Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, đứng trước vấn nạn ô nhiễm DDT mà Tiến sĩ đã từng nêu lên trong nhiều bài viết, Tiến sĩ đã nhận định vấn đề nầy như thế nào?
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết: Trong những năm 1997 và 98, chúng tôi có nêu lên nhiều cảnh báo qua một loạt bài viết về ô nhiễm nguồn nước trong đó có nguy cơ ô nhiễm DDT và Arsenic là quan trọng nhất. Cũng như trong một báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ, hầu hết thực phẩm như thịt, cá , gà vịt và nhất là trứng gà trứng vịt trong các chợ ở Hà Nội năm 1999 đều có sự hiện diện của DDT trong đó. Mặc dù DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bịnh sốt rét, mang lại giải Nobel y khoa cho Bác sĩ Paul Muller, Thụy Sĩ năm 1948; nhưng ngày nay qua sự tiến bộ của khoa học, DDT cũng là nguồn di hại đến sức khỏe của nhân loại và là tác nhân của nhiều chứng ung thư hiễm nghèo. Do đó việc hạn chế hay không xử dụng hóa chất nầy vẫn là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất hiện tại.
Đáng tiếc thay, Việt Nam vẫn tiếp tục xử dụng với một liều lượng quá tải, dùng DDT như là chất đệm chính trong hổn hợp của hầu hết các thuốc bão vệ thực phẩm khác đang thịnh hành với mục đích làm tăng thêm hiệu quả của việc phun xịt. Điều nầy phải cần nên xét lại vì làm như thế, trước hết, sâu rầy và côn trùng sẽ tăng sức đề kháng và sau đó, nông dân sẽ phải nâng cao liều lượng phun xịt lên.
Do đó, để kết luận, nguy cơ ô nhiễm DDT và các hóa chất bão vệ thực vật khác là một nguy cơ có thật và đã được chứng minh qua nhiều vụ nhiễm độc cá nhân hay tập thể xảy ra thường xuyên ở Việt Nam. Đã đến lúc VN cần phải xem xét lạt chính sách phát triển đặc biệt trong nông nghiệp, chăn nuôi và việc quản lý môi trường. Chúng ta cũng cần nên suy gẫm lời nhắn sau đây của Tiến sĩ Dick Irwin, một chuyên gia nổi tiếng về ngô độc của Hoa Kỳ:" Hóa chất đã thay thế vi khuẩn và siêu vi khuẩn trongcác nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các bịnh bắt nguồn từ hóa chất đang trở thành nguyên nhân hàng đầu trong tử suất của nhân lọai vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21."