Nguyễn Duy: "Nhìn từ xa... Tổ Quốc"

Trong bài viết của Hà Sĩ Phu mang tựa đề "Chia tay ý thức hệ", khi nhận định về hiện tình văn học của Việt Nam dưới chế độ cộng sản, nhà trí thức này đã phát biểu rằng, khi nhà văn không thể nhìn thẳng vào thời đại bằng con mắt của riêng mình, thì khó có được tác phẩm tương xứng với thời đại. Họ vừa phải nhìn bằng con mắt của người khác, lại vừa nơm nớp lo không biết trong các cặp mắt kia bên nào là mắt thật, bên nào là mắt giả. Mắt vẫn mở, mồm vẫn lắp bắp, tay vẫn hí hoáy viết đấy nhưng cái đầu bị thôi miên mất rồi. Hà Sĩ Phu nói rằng, chính từ cái môi trường quái đản, nơi mà cái Thiện, cái Mỹ lại mong manh như mây khói như thế, cho nên mới bật ra bút pháp của Nguyễn Huy Thiệp. Một bút pháp đã tả cái khốn nạn, cái lưu manh hết chỗ nói của xã hội bằng một thái độ bình thường như không. Ngoài Nguyễn Huy Thiệp, một số người cầm bút khác cũng đã viết ra những câu chữ như máu rỏ trên giấy để mô tả tình trạng tụt hậu về mọi mặt của xã hội Việt Nam. Dương Thu Hương chẳng hạn. Nhà văn nữ này nói thẳng thừng rằng, chính giới lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản là nguồn gốc của mọi sa đọa hiện nay. Cả hai người, Nguyễn Huy Thiệp và Dương Thu Hương đều nổi tiếng là nói thẳng, nói thật. Thậm chí có nhiều lúc quá phũ phàng. Một người cầm bút khác cũng lột trần những nhếch nhác, tồi tệ của xã hội chủ nghĩa, dù chua chát, vẫn chứa đựng nỗi xót thương, u hoài. Đó là Nguyễn Duy. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc gọi Nguyễn Duy là một Nguyễn Huy Thiệp trong lãnh vực thi ca. Nguyễn Duy làm thơ từ những ngày đầu của thập niên 1970. Lúc đó, cuộc chiến tại Việt Nam đang ở giai đoạn khốc liệt. Nguyễn Duy đã có thơ đăng trên nhiều tờ báo ngoài Bắc và từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ tại Hà Nội năm 1972. Nhưng phải nói rằng, chỉ từ đầu thập niên 1980 trở đi, ông mới hình thành một phong cách riêng. Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc nhận xét rằng, phong cách thơ của Nguyễn Duy độc đáo, hừng hực, dữ dội.Nhiều bài thơ của Nguyễn Duy bị cấm phổ biến vì đã chạm nọc giới lãnh đạo của đảng, mặc dù thơ ông chỉ phản ảnh tình trạng tụt hậu thê thảm về mọi mặt của xã hội và con người Việt Nam trong cộng sản. Điển hình là bài "Nhìn Từ Xa ....Tổ quốc" đăng trên tạp chí Sông Hương số 37, xuất bản tháng Tư năm 1989. Bài thơ nói lên sự bất mãn và phản kháng cùng cực của Nguyễn Duy đối với những bát nháo, nhố nhăng của giới lãnh đạo đảng. Một đoạn trong bài thơ, Nguyễn Duy viết:Xứ sở kỷ cươngsao thật lắm thứ vuavua mánh, vua lừa, vua chôm, vua chỉavua không ngai, vua choai choai, vua nhỏLãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứlúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựaLuật pháp như đùa, như có, như khôngMột người đi chật cả con đường.Trên tờ Nhân Dân số ra ngày 11 tháng Chín 1989, một nhà khảo cứu kỳ cựu là Mai Quốc Liên đã đứng trên quan điểm bảo thủ để kết tội Nguyễn Duy là "thóa mạ tổ quốc, là chửi bới hung hăng đến nỗi nói về cuộc chiến đấu chống Mỹ bằng những lời lẽ mỉa mai, cay độc".Thật ra, Nguyễn Duy không hề thóa mạ tổ quốc. Nguyễn Duy chỉ thóa mạ những kẻ được đảng phong làm anh hùng, những lãnh tụ được đảng đánh bóng, đặt lên bàn thờ mà thực chất chỉ là phường hại dân, hại nước. Một đoạn thơ sau đây trong bài "Nhìn Từ Xa ...Tổ Quốc " cho thấy, dã có lúc, Nguyễn Duy thoát khỏi vòng kim cô của đảng và nhìn thần tượng mà đảng tô vẽ chẳng qua chỉ gây mùi thum thủm thoát ra từ cặn bã.Có một thời ta mê hát đồng cachân thành và say đắmta là ta mà ta vẫn mê taVâng, đã có một thời hùng vĩ lắmhùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xươngmắt người chết trừng trừng không chịu nhắmVâng, một thời không thể nào phủ nhậntất cả trôi xuôi, cấm lội ngược dòngThần tượng giả xèo xèo phi hành mỡợ lên thum thủm cả tim gan.Trong vài viết của Nguyễn Hưng Quốc tựa đề là "Phong trào đổi mới văn học tại Việt Nam: từ phản tỉnh đến phản kháng", nhà phê bình văn học này nhận định rằng, trong bài "Nhìn Từ Xa ... Tổ Quốc" của Nguyễn Duy, hình ảnh tổ quốc lúc nào cũng chập chờn, não nề biết mấy. Lúc thì như cái "bóng máu bầm đen sóng soài nền nhà", lúc thì như "vết bầm đen còng còng dấu hỏi", lúc thì như "vết bầm đen quều quào giơ tay", lúc thì như "vết bầm đen đấm ngực". Tóm lại, hình ảnh tổ quốc chỉ là một vết bầm đen của máu đọng.Nguyễn Duy thóa mạ những lời lẽ tự hào huênh hoang về tính chất ưu việt không có của chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Duy thóa mạ những mưu toan ngụy biện đòi đổi mới cơ chế, đòi đổi mới tư duy để né tránh một sự đổi mới cần thiết và bức bách nhất là đổi mới chế độ. Nguyễn Duy thóa mạ cái nền văn học minh họa đầy rẫy ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản mà Dương Thu Hương gọi là văn học của "bọn công chức thuộc địa", và Hoàng Ngọc Hiến gọi là "nền văn học phải đạo". Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bớithầy chửi bới nhe giàn nanh cơ hộiChả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lạilạy ông cơ chế lậy bà tư duyxin đừng hót những lời chim chóc mãiĐừng lớn lối khi dân lành ốm đóivẫn còng làm cho thẳng lưng ănĐổi mới thật không hay giả vờ đổi mớimáu nhiễm trùng ta có thể thay chăngThật đáng sợ ai không có ai thươngcàng đáng sợ ai không còn ai ghétNgày càng hiếm hoi hai câu thơ tuẩn tiếtta là gì ta cần thiết cho ai.Nguyễn Duy đã đau đớn đến tận cùng khi ví von tổ quốc lâm bệnh như máu bị nhiễm trùng mà không biết có thể thay máu được không. Dù ông không còn tin vào đảng cộng sản như thủa nhìn đời bằng đôi mắt trẻ dại, ông vẫn tin vào con người, và tin vào ngày mai của tổ quốc. Ông kêu gọi những người tốt hãy tìm đến với nhau.Có thể ta không còn tin ai đócó thể không ai tin ta nữadù có sao vẫn tin ở con ngườiDù có sao đừng khoanh tay khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gốiCái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơnnhững người tốt đang cần liên hiệp lại.Dù có sao tổ quốc vẫn ở trong lòngMạch tâm linh trong sạch vô ngầncòn thơ còn dânta la dân vậy thì ta tồn tạiDù có sao đừng thở dàicòn da lông mọc còn chồi nảy cây.