Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn và từ chối

Lời giới thiệu: cách đây vài ngày, Ban Việt Ngữ chúng tôi có gửi đến quý thính giả lá thư của Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi ông Tổng thư ký Koffi Anan của Liên Hiệp Quốc, kêu gọi nên mời người đang lãnh đạo cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ của nhân dân Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự Hội nghị Hòa bình Thượng đỉnh của các nhà Lãnh đạo Tôn giáo và Tâm linh trong ba ngày bắt đầu từ Thứ Hai 28 tháng Tám năm 2000. Hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết của ông Ngô Nhân Dụng, chỉ trích việc Liên Hiệp Quốc chịu khuất phục trước áp lực của chính quyền Trung Quốc, không mời Đức Đạt lai Lạt ma tới dự Hội nghị vừa nói, khiến cả thế giới chê bai...Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã tự làm mất uy tín và hạ thấp giá trị khi chịu khuất phục trước áp lực của chính quyền Trung Quốc, không mời Đức Đạt lai Lạt ma tới dự Hội nghị Hòa bình Thượng đỉnh của các nhà Lãnh đạo Tôn giáo và Tâm linh trong ba ngày bắt đầu từ Thứ Hai 28 tháng Tám năm 2000. Hội nghị này mở màn cho một cuộc họp được gọi tên là Thượng đỉnh Thiên niên kỷ, sẽ quy tụ 125 nguyên thủ quốc gia mà mục đích là công bố bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ , trình bầy những viễn quan cho cả nhân loại trong Thế kỷ 21. Sự vắng mặt của Đức Đạt lai Lạt ma, một nhà tu hành được nhiều người thuộc nhiều tôn giáo trên thế giới ngưỡng mộ sẽ khiến cuộc gặp mặt tuần tới của hàng ngàn người mất cả ý nghĩạ Hiện tượng đó cũng giúp những nhà chính trị ở Mỹ vẫn chống Liên Hiệp Quốc có thêm vũ khí để tấn công tổ chức nàỵ Năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã chuẩn y cho chính phủ Bill Clinton đóng tiền cho quỹ điều hành của Liên Hiệp Quốc, sau nhiều năm trì hoãn vì coi tổ chức này là vô ích, không đạt được những mục tiêu đặt ra từ đầu, và lại nổi tiếng về một bộ máy hành chánh tiêu phí tiền bạc. Văn phòng ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã tìm cách chữa chạy lầm lẫn này, trước hết là đổ trách nhiệm cho ban tổ chức, do ông Ted Turner, nhà tỷ phú sáng lập đài CNN, đứng vai trò Chủ tịch danh dự. Trên nguyên tắc, ban tổ chức là do các hội tư, gồm cả các tổ chức danh tiếng như Hội nghị Thế giới Tôn giáo và Hòa bình, Trường Thần học, và Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo hoàn cầu của Đại học Harvard, các Cơ quan từ thiện Ford, Carnegie và Rockefeller, v.v. Nhưng trách nhiệm sau cùng vẫn là của Liên Hiệp Quốc, cơ quan bảo trợ, mà hội nghị sẽ diễn ra tại trụ sở ở New York. Hàng chục ngàn người khắp nơi đã viết thư phản đối ông TTK Liên Hiệp Quốc trong đó có những tu sĩ và các nhà lãnh đạo tinh thần danh tiếng. Mục sư Desmond Tutu, thuộc giáo hội Anh quốc giáo trước đây đã từ chối không tham dự hội nghị vì bận việc, cũng viết một lá thư gửi ông Kofi Annan nói rằng ông nghe tin Đức Đạt lai Lạt ma không được mời tham dự và cảm thấy "Đây là một điều hoàn toàn kỳ lạ và không thể nào tin được là có thật.... Tôi đoán rằng việc này là do áp lực của chính phủ Trung Quốc. Nếu đúng như vậy thì uy tín của cả tổ chức Liên Hiệp Quốc lẫn của Hội nghị Thượng đỉnh đều bị suy sụp." Mục sư Tutu, đã lãnh giải Nobel hòa bình vì suốt đời tranh đấu cho tự do và quyền làm người của dân Nam Phi, còn viết thêm rằng ông đã từ chối không dự Hội nghị này, nhưng nếu đã chấp nhận tham dự thì cũng sẽ xin rút lui để phản đối.Ông Robert V. Thompson, chủ tịch Hội đồng vận động cho Nghị viện Tôn giáo Hoàn cầu, một trong số ba chục thành viên của ban tổ chức đã công bố lá thư yêu cầu đem vấn đề Đức Đạt lai Lạt ma không được mời dự hội nghị vào chương trình thảo luận trong ngày khai mạc, và đặt vấn đề ảnh hưởng của sự vắng mặt này đối với những hội nghị tôn giáo và tâm linh của Liên Hiệp Quốc trong tương laị Sư huynh Wayne Teasdale thuộc Liên minh Thần học Công giáo ở Chicago đặt câu hỏi "tại sao quý vị có thể loại bỏ một nhân vật tiêu biểu cho những gì quý giá nhất của giá trị tâm linh" trong một hội nghị như vậy.Sau cùng, ông TTK Kofi Annan đã hiểu những áp lực dư luận như trên sẽ ảnh hưởng đến cả uy tín lẫn quỹ điều hành của Liên Hiệp Quốc trong tương lai, nên tìm một cách thỏa hiệp. Ban Tổ chức đã xin mời Đức Đạt lai Lạt ma đến dự, và mời ngài nói chuyện trong phiên họp sau cùng của Hội nghị, không mời nói tại trụ sở Liên Hiệp Quốc mà tại khách sạn Waldorf-Astoria. Chọn buổi họp sau cùng cũng có mục đích để nếu phái đoàn Trung Quốc có phản đối, bỏ ra về thì cũng không có ảnh hưởng lớn. Nhưng Đức Đạt lai Lạt ma đã nhã nhặn cảm ơn và từ chốị Là một người tu tập theo giáo pháp của Đạo Phật với mục đích "giải thoát chúng sinh khỏi phiền não do tham, giận gây ra," Đức Đạt lai Lạt ma viết thư trả lời rằng ngài không thể nhận lời mời này, khi giấy mời được gửi đi vì đã bị ép buộc. Ngài cũng tỏ ý nhất thiết muốn tránh không để cho một cá nhân hay một chính phủ nào vì ngài mà bị bối rối, tổn thương. Những lời đó cho thấy đức từ bi và tâm giải thoát tự do vô hạn, của vị tu sĩ vẫn được người Tây Tạng coi là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Đây không phải là lần đầu tiên Đức Đạt lai Lạt ma vắng mặt ở một cuộc họp mà sự hiện diện của ngài đáng lẽ làm vinh dự cho mọi người có mặt. Năm 1993 chính phủ Áo quốc đã mời ngài dự Hội nghị Thế giới về Quyền làm người ở Wien, nhưng sau khi bị chính phủ Bắc Kinh đe dọa tẩy chay, ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc lúc đó, Butros Ghali đã yêu cầu ngài không tới dự. Những hành động trên cho thấy Liên Hiệp Quốc không xứng đáng đóng vai bảo trợ những hội nghị và các tổ chức liên can đến tinh thần, đến tôn giáo và các vấn đề tâm linh. Liên Hiệp Quốc chỉ là một diễn đàn cho những cuộc mặc cả chính trị, theo các tiêu chuẩn bên ngoài đạo lý. Tổ chức đó không thể hiện được ngay cái sứ mạng của nó là bảo vệ quyền làm người, ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Quyền làm người do Liên Hiệp Quốc công bố. Ông Kofi Annan đã làm cho giá trị tổ chức Liên Hiệp Quốc rơi xuống thấp hơn nữa khi để cho một hội nghị của các nhà lãnh đạo tôn giáo làm theo mệnh lệnh do chính quyền của một đảng Cộng Sản có chủ trương rõ rệt là vô thần và chống tôn giáo làm áp lực. Chính quyền Trung Quốc sẽ gửi đi một phái đoàn các nhà tu thuộc nhiều tôn giáo trong nước họ. Trong phái đoàn đó có thể có nhiều vị chân tu, nhưng tất cả đều do đảng Cộng Sản kiểm soát, nghĩa là họ không đại diện cho các tín ngưỡng tâm linh mà người dân nước họ đang thờ phượng. Những đại biểu Trung Quốc dự hội nghị sẽ nói gì nếu có người chất vấn họ về những vụ đàn áp các người tập khí công theo phái Pháp Luân Đại pháp hoặc Trung Công? Chính quyền Việt Nam có thể gửi một số nhà tu tới hội nghị nếu họ có tiền, nhưng cho tới nay vẫn từ chối không cấp hộ chiếu cho Thượng Tọa Thái Hòa, thuộc Tổ đình Từ Hiếu để ngài có thể đi dự hội nghị, mặc dù Ban tổ chức đã gửi giấy mời và Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẵn sàng cấp chiếu khán nhập cảnh. Liên Hiệp Quốc hiện nay chưa phải là tổ chức tiêu biểu cho cả loài người mà chỉ là nơi tập họp của những nhóm cầm quyền ở các nước, dù các chính quyền đó không do dân chúng bầu cử một cách tự dọ Chỉ khi nào một ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đủ can đảm tranh đấu thẳng với các chính quyền độc tài để bảo vệ nhân quyền của những người dân bị áp bức, thì khi đó tổ chức này mới bắt đầu có uy tín và những hội nghị về tôn giáo và tâm linh do Liên Hiệp Quốc bảo trợ mới có ý nghĩa.