Lời giới thiệu: Sự-kiện ông Nông Đức Mạnh được nâng lên làm Tổng-bí-thư Đảng CSVN có lẽ là một điều rất bất ngờ đối với bộ máy tuyên-truyền ở trong nước. Bằng-chứng là ngay sau khi Đại-hội IX kết thúc vào hôm Chủ-nhật và đến bấy giờ tin mới chính-thức, ngay tờ Nhân Dân của Đảng CSVN cũng như các báo đài trong nước cũng không biết nói gì hơn là kêu gọi mọi người đoàn-kết lại sau ban lãnh-đạo mới. Các báo lớn trong nước chỉ đăng lại một bản tiểu-sử rất sơ sài về ông, chứng tỏ là không có bao nhiêu chuẩn-bị từ trước. Do vậy nên Tâm Việt xin thử thu thập tin tức từ nhiều nguồn viết nên tiểu-sử sau đây về người lãnh-đạo tối-cao và mới nhất của Đảng CSVN...Dù ông đã là chủ-tịch Quốc-hội qua hai khóa, ông Nông Đức Mạnh cho đến tận tuần vừa rồi vẫn không được coi là một người có nhiều triển-vọng trở thành lãnh-tụ tối-cao của Đảng CSVN, tức là lãnh-tụ đích-thực của cả nước ngày nào Việt-nam còn là một chế-độ xã-hội-chủ-nghĩa với Điều 4 Hiến-pháp vẫn còn ứng-dụng, công-nhận vai trò lãnh-đạo nước của Đảng CSVN.Điều người ta biết nhiều nhất về ông lại là một sự xì xầm, vì ở trong một tình-trạng mà báo đài không được tự do đi tìm kiếm sự thật thì những điều nhỏ to người ta bảo nhau, nếu đủ lâu, đương-nhiên trở thành một điều được coi như có giá-trị sự thật. Đó là điều mà hầu hết các hãng thông tấn quốc-tế khi đưa tin về Đại-hội và về ông đều không quên nhắc đến, rằng người ta đồn ông là con rơi của ông Hồ Chí Minh, cha đẻ của cách mạng CS ở Việt Nam. Điều này có quan-trọng gì không? Thưa có, vì ở trong một nước mà người ta đã sẵn tin ỘCon vua thì lại làm vua, Con sãi nhà chùa thì quét lá đa,Ợ thì điều ông được nâng lên địa-vị tối-cao trong Đảng CSVN chẳng qua chỉ là một sự tái-xác-nhận về một sự thật mà ai cũng coi là đương-nhiên.Do đó nên ta cũng nên lưu lại đôi ba phút để xem sự đồn đại này có bao nhiêu phần xác-xuất đó là sự thật. Có điều chắc chắn là dù ông gốc người Tày và mang họ Nông, ông không thể là con của bà Nông Thị Xuân mà đã có lúc rộ lên tiếng đồn là bà đã bị Trần Quốc Hoàn, bộ-trưởng bộ Nội-vụ vào những năm 1950, bỉ ổi hãm hiếp rồi cho thủ-tiêu ở Làng đào Nhật Tân vào khoảng năm 1955. Tại sao? Tại vì theo những nguồn tin từ trong nước và nhất là từ Quốc-hội Việt Nam thời ông Nguyễn Hữu Thọ còn làm chủ-tịch thì vụ việc kia chỉ xảy ra sau khi ông Hồ Chí Minh đã vào thành, nghĩa là sau tháng 7 năm 1954. Lúc bấy giờ, bà Nông Thị Xuân mới được đem về giới-thiệu với chủ-tịch nước là ông Hồ và sau khi bà có con với ông thì người con được đem đi gởi ở nhà bí-thư của ông Hồ và mang tên Nguyễn Tất Trung. Nếu điều này đúng thì ông Trung năm nay mới chỉ có thể chừng 45 tuổi và rõ ràng không mang họ mẹ là Nông.Còn trước đó thì sao? Có thể có được chăng là ông Hồ cũng đã dan díu với một người phụ nữ thiểu-số mang họ Nông từ năm 1939, để có thể có con với bà ta vào năm 1940, tức năm sinh của ông Nông Đức Mạnh, nghĩa là vào khoảng thời-gian ông mới mon men về Việt Nam và lui tới hang Pắc Bó? Nếu ở hang Pắc Bó tại tỉnh Cao-bằng thì sự việc ông ăn nằm với một người đàn bà Tày không phải là một chuyện không thể xảy ra được. Nhưng có điều chắc là người đó khó có thể là bà Nông Thị Xuân sau này.Điều làm cho câu chuyện đồn đại này trở nên dai dẳng là vì hình như chính ông Nông Đức Mạnh cũng không muốn hay không chịu dứt khoát phủ-nhận những nguồn tin đó. Đã có lần bà Sue Boyd, đại-sứ Australia, người nổi tiếng là trực-tính, hỏi thẳng ngay ông Mạnh về chuyện này thì đã được một câu trả lời thật khéo, thật ngoại-giao, nhưng cũng không nói được gì, phủ-nhận hay là xác-nhận. Ông đáp: ỘỞ Việt Nam chúng tôi ai chả là con cháu cụ Hồ!Ợ Có thể là vì ở địa-vị của ông, cứ để cho câu chuyện mập mờ, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu đâm ra có lợi hơn.Anh Nam Nguyên trong Ban chúng tôi là người mới ở Việt Nam sang được có mấy tháng. Để chúng tôi hỏi anh xem anh có rõ gì hơn hay có nghe gì ở Việt Nam, trước khi anh sang đây không. Thưa anh Nam Nguyên, theo chỗ anh được biết ở quê nhà thì về chuyện gốc gác của ông Nông Đức Mạnh, anh có nghe thấy gì không?NAM NGUYÊN: Ở Việt Nam thì có tin đồn rất phổ-biến ông là con của ông Hồ Chí Minh. Nhưng người ta nói, nếu nhìn vào tiểu-sử chính-thức của ông thì chỉ thấy ghi: ỘCon một nhà cách mạng lão thành.Ợ Nghĩa là muốn hiểu thế nào thì hiểu.Hãy tạm bỏ qua chuyện ông Mạnh là con ai. Theo như anh thì người ở bên nhà đánh giá ông Nông Đức Mạnh như thế nào?NAM NGUYÊN: Nói chung, ai cũng nghĩ ông là người có ăn học, nghĩa là một thành-phần trí-thức và hiểu biết khi so với trình-độ học vấn của những ông tổng-bí-thư trước đây như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, hay là với cả ông Nguyễn Văn Linh hay Lê Duẩn. Có lẽ khi nói như vậy rồi thì bản tiểu-sử của ông Nông Đức Mạnh như được ghi lại trong báo Nhân Dân số ra ngày thứ Hai vừa qua có phần rõ nghĩa hơn. Bản tiểu-sử đó như sau:Ông Nông Đức Mạnh sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940 tại xã Hùng Cường, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Thái, người dân tộc Tày, là kỹ sư lâm nghiệp. Tham gia cách mạng vào tháng 4 năm 1958 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 7 năm 1963. Từ 1958 đến 1965: làm việc trong nhiều đơn vị khác nhau thuộc ngành lâm nghiệp. Từ 1966 tới 1971: là thành viên của Ban lãnh đạo Sở Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái và theo học trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc. Từ 1976 tới 1980: là Uỷ viên của Uỷ ban Hành chính tỉnh Bắc Thái, Giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh. Từ 1980 đến 1986: là Phó Chủ tịch, sau đó là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái; Phó Bí thư và sau đó là Bí thư Đảng bộ Tỉnh. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 3 năm 1989, tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành TƯ lần thứ VI, được bầu làm Uỷ viên chính thức. Tháng 9 năm 1989, được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Ban Chấp hành TƯ Đảng, được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội (Quốc hội khoá VIII) trong cuộc bầu cử bổ sung và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Tái đắc cử vào Ban chấp hành TƯ Đảng và được Ban chấp hành TƯ bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII vào năm 1991 và tại Đại hội VIII năm 1996. Tháng 7 năm 1992, được bầu lại làm Phó Chủ tịch Quốc hội khoá IX. Ngày 3 tháng 9 năm 1992, tại kỳ họp lần thứ nhất của Quốc hội (khoá IX), được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Tháng 9 năm 1997, tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá X, tiếp tục được bầu vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Tháng 1/1998, được phân công làm Thường vụ Bộ Chính trị. Tháng 4/2001, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành TƯ Đảng, được TƯ bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành TƯ Đảng.Như vậy, có thể thấy rõ là ông Nông Đức Mạnh là một người kinh-nghiệm khá hạn hẹp, chủ-yếu là công-tác trong ngành lâm-nghiệp. Đến khi sang những chức-vụ hành chánh, ông cũng chỉ giữ những chức-vụ tương-đối khiêm tốn ở trong một tỉnh nhỏ là Bắc-Thái, chưa có kinh-nghiệm làm việc trong một môi-trường phức-tạp như Hà-nội hay Sài-gòn, hoặc ngay cả Hải-phòng hay Đà-nẵng. Về mặt ưu-điểm, có thể nói là ông còn trẻ, 61 tuổi, không mang hành-trang nặng nề của quá-khứ như thế-hệ lãnh-đạo đi trước, chỉ biết có chiến-tranh và không có học thức bao nhiêu. Nếu thành-tích cách mạng và chiến-đấu không có mấy thì trái lại, ông là một sản-phẩm hoàn-toàn của thời-kỳ đổi mới. Ông bắt đầu nổi lên từ Đại-hội VI, là đại-hội đánh dấu sự chuyển hướng của Việt Nam, đi ra khỏi vũng lầy trì trệ của nền kinh tế tập-thể và xã-hội-chủ-nghĩa. Ông cũng có chút ít kinh-nghiệm nước ngoài qua những năm học ở Liên-Xô và mấy chuyến đi Âu-châu cũng như một chuyến đi sang Mỹ. Trong tư-thế làm chủ-tịch Quốc-hội, nếu ông không giúp giải-quyết được nhiều vấn-đề và tệ-nạn hàng ngày của người dân thì ít ra ông cũng đã có dịp nghe rất nhiều về những lời ta-thán của 80 triệu dân. Cũng trong tư-cách đó, ông đã giúp Quốc-hội làm ra được một số luật, một loại kinh-nghiệm rất hữu ích nếu như ông muốn dẫn dắt Việt Nam đi vào con đường pháp-trị tương-lai. Cuối cùng, người ta cũng khen là trong thời-gian Quốc-hội ở dưới quyền chủ-tọa của ông, ông đã cho báo chí, truyền thanh truyền hình trực-tiếp truyền phát đi một số buổi thảo-luận sôi nổi ngay trong Quốc-hội. Sự đầm tính cũng như khả-năng làm việc với nhiều người để lấy sự đồng-thuận cũng được xem là những nét nổi bật của ông. Và khác với một số người ở trong những địa-vị rất cao, ít nhất cho đến hôm nay ông cũng không đến nỗi mang tiếng là tham-nhũng.