Ảnh hưởng việc hy sinh của ông Hồ Tấn Anh

Lời giới thiệu: Như Đài Á Châu Tự Do đã trình bầy về cái chết tự-thiêu của ông Hồ Tấn Anh, 61 tuổi, một Huynh-trưởng trong Gia-đình Phật-tử vào sáng sớm ngày Chủ-nhật mồng 2 tháng 6 ở Tượng-đài Mẹ Dũng-sĩ ở Thanh-khê Đà-nẵng. Đứng trước một việc làm như thế này, người dân Việt Nam cũng như thế-giới có thể có những sự đánh giá khác nhau. Song thế nào là một sự đánh giá công bằng? Đó là vấn-đề Tâm Việt muốn đào sâu trong bài dưới đây...Đứng trước cái chết vì lý-tưởng của ông Hồ Tấn Anh, chúng ta có thể có hơn một phản-ứng. Người nào thực-dụng thì vẫn coi những người lý-tưởng như ông là những người có thể cao cả nhưng Ộkhông thực-tế.Ợ Người ta sẽ nói, ỘỐi dào, tự tử thì cũng đã cả khối người làm nhưng rồi chính-quyền, họ có cần gì đâu?Ợ Cuối năm 1975, 12 vị ở Dược-sư Thiền-viện ở Cần-thơ đã chẳng chọn cái chết tập-thể để phản-đối sự đàn-áp Phật-giáo của chính-quyền mới là gì? Cuối cùng có suy suyển được họ đâu? Nhất là khi họ đã bưng bít được tin, không để cho những hình ảnh thảm khốc của những người tự-thiêu, nếu có thì cũng không lọt được ra bên ngoài thì cuối cùng sự hy-sinh kia cũng uổng.Mười hai người mà còn chưa đánh động được lương-tâm của thế-giới thì một người, hai người ăn nhằm gì? Đó là lối suy nghĩ của con người thực-dụng: rất lạnh lùng, không tình-cảm, và cuối cùng cũng là một thái-độ vô trách nhiệm vì lối suy nghĩ đó sẽ không đặt ra vấn-đề phải trái hay ẩn-ức gì trong con người kia để đã thúc đẩy người ta đến một quyết-định và một việc làm dứt khoát đến như thế. Ngoại-trừ trường-hợp cho là người kia điên, ta không thể dửng dưng trước một việc làm mà ít nhất nhìn từ bề ngoài cũng là vô cùng cao cả: chết cho lý-tưởng, chết cho đạo-pháp, chết để chống đối một tình-trạng không thể chấp nhận được.Ông Hồ Tấn Anh biết rất rõ ý-nghĩa việc làm của ông. Trong những thư tuyệt mệnh của ông, ông nói rất rõ vì sao ông đã làm một việc mà người khác có thể cho là quá đáng, kết liễu đời mình cho một chính-nghĩa. Ông cũng biết là chính-quyền sau đó có thể xuyên-tạc việc làm của ông. Ông viết: ỘCon quan niệm rằng lễ tang không quan trọng, mà chỉ quan trọng cái tinh thần, cho nên sau khi con chết thì thân xác con vùi dập đâu cũng được, xin Quý Ngài đừng bận tâm. Mà chuyện Phật tử Nguyễn Ngọc Dũng, pháp danh Nguyên Hùng, đã tự thiêu sau tháp Ngài Linh Mụ (tại Huế ngày 21.5.1993) đã được Cọng sản Việt Nam Ổhóa phépỖ thành Đào Quang Hộ đó sao.ỢRõ ràng là những lời tiên-tri của một người đầu óc còn rất sáng suốt khi ông viết lá thư này gởi Tăng-đoàn Thừa thiên Ờ Huế trước khi ra đi. Chuyện ông Hồ Tấn Anh mường-tượng về cách hành-xử của chính-quyền địa-phương và đảng CSVN đã xảy ra đúng như ông dự-ước:Chính-quyền lúc đầu phủ-nhận xong cuối cùng, vào ngày thứ Ba mồng 4 tháng 9, công-an ởũ miền Trung cũng phải công-nhận là có tìm thấy xác bị chết cháy của một người đàn ông không rõ lý-lịch tại một công-viên ở Đà-nẵng. Dù như ông Hồ Tấn Quân là em của ông đã nhận ra xác của người anh trong nhà xác Đà-nẵng, nhà nước vẫn không cho ông nhận về để chôn cất. Ngược lại, chính-quyền đã cho đem đi chôn vùi vội vã xác của ông Anh ở Gò Xá, hoàn-toàn đúng như lời ông tiên-đoán, nghĩa là Nhà nước sẽ tìm cách phủ-nhận ông là người đã tự-thiêu vì vấn-đề tôn-giáo.Nhưng chính lối làm việc khuất tất, dấu đầu hở đuôi của chính-quyền này đã lại làm cho thế-giới chú ý. Bằng-chứng là hãng thông tấn Fides của Tòa Thánh bình-thường ít khi đưa tin về các tôn-giáo khác, hôm thứ Năm cũng đã có bản tin về sự-kiện là Nhà nước Việt Nam từ chối không cho gia-đình ông Hồ Tấn Anh đón xác ông về. Và cũng chính lối làm việc này, cũng như những vụ hạch hỏi 12 nhà bất đồng chính-kiến chung quanh một lá đơn, lá đơn của hai ông Trần Văn Khuê ở TP-HCM và Phạm Quế Dương ở Hà-nội, xin lập một hội chống tham-nhũng, đã giúp cho những người chống đối có thêm lý-do lo ngại về khả-năng là Hà-nội sẽ tôn trọng nhân-quyền sau khi Thương-ước Mỹ-Việt được phê-chuẩn. Chính sự chống đối này của các nhà lập pháp trong Hạ-viện Mỹ đã giúp cho Dự-luật về Nhân-quyền ở Việt-nam lấy được 410 phiếu thuận và chỉ có một phiếu chống khi nó được đưa ra biểu quyết ở Quốc-hội hôm thứ Năm vừa qua.Trong khi đó, cái chết của ông Hồ Tấn Anh, vượt lên trên tất cả những lời bàn tán hay dị nghị, đã tỏ ra thấm nhuần một lòng từ-bi không biên-giới. Ông chết đi, không phải nhằm một mục-đích hẹp hòi cho riêng ông, mà để cho tự do tôn-giáo có thể nở ra ở quê hương ông vì ông đòi, như trong thư gửi cho ông Tổng-thư-ký Liên-hiệp-quốc Kofi Annan, Đảng CSVN và chính-quyền CS Ộphải trả tự do cho các vị lãnh đạo các tôn giáo như Thiên chúa giáo, Phật giáo Hòa Hảo, v.v.Ợ bên cạnh Giáo-hội PGVN Thống nhất / cũng như ông đòi ỘĐảng và Nhà nướcỢ phải Ộngưng ngay tức khắc mọi hình thức đàn áp tôn giáo [và] phải rút tay ra khỏi nội bộ các tôn giáo.Ợ Bên cạnh đó, ông cũng đòi hỏi là như ở trong các nước văn-minh, Ộnhững ngày đại lễ của các tôn giáo lớn như đại lễ Phật Đản, Chúa Giáng Sanh, Nhà nước phải đưa vào lịch nghỉ lễ hàng năm, để cho Phật tử, con chiên của Chúa đang làm việc cho Nhà nước được đi hành đạo.Ợ