Lời giới thiệu: Tại hội nghị cao cấp vào hai ngày 21 và 22 giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, người ta tin chắc rằng Tổng thống Mỹ George W. Bush sẽ nói thẳng với lãnh đạo Bắc Kinh về một số sự thật trong quan hệ đôi bên. Tuy nhiên, dịp này, ông cũng có thể đề cập tới nhiều vấn đề dài hạn mà thế hệ lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ phải giải quyết trong thời gian ới, trong đó có vấn đề tưởng như thuộc nội bộ Trung Quốc mà vẫn liên hệ tới vai trò của Hoa Kỳ, đó là yêu cầu phải đổi thay tại Hoa Lục. Diễn đàn Kinh tế xin nói về những thách đố này cho lãnh đạo Bắc Kinh, qua bài phân tách sau đây của Nguyễn An Phú...Tổng thống George W. Bush và ban tham mưu của ông thường quen nói thẳng, nhiều khi nói phũ, dù điều đó có thể làm các đồng minh phật ý hoặc các đối thủ khó chịu. Trong hội nghị cấp cao có tính chất thu gọn lần này tại Bắc Kinh, vào hôm nay và ngày mai, có thể là ông cũng nêu với lãnh đạo Bắc Kinh về một số điều chưa chắc đã xuôi tai trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, vị nguyên thủ Hoa Kỳ chưa chắc đã tới tận Bắc Kinh để chỉ nêu ra lập trường cứng dắn của mình, mà còn có thể nhắc tới một số điều tích cực trong quan hệ song phương của hai nước. Ông càng có nhu cầu nói ra điều đó khi Trung Quốc sẽ thay đổi lãnh đạo vào mùa Thu này, với một thế hệ lãnh tụ mới, như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hay Úy Kiện Hành, những nhân vật cùng lớp tuổi với ông, và sẽ cầm quyền tại Hoa lục suốt thời gian năm mười năm tới. Một trong những đề tài ông có thể nêu ra là Trung Quốc khó tránh khỏi tiến hành những cải tổ về xã hội và kinh tế, và rằng Hoa Kỳ có thể đóng góp tích chực cho sự việc cải tổ đó.Người ta nhớ rằng cuối năm ngoái, Trung Quốc chính thức trở thành hội viên của tổ chức WTO và từ đó, sinh hoạt kinh tế trong khuôn khổ tự do mậu dịch của WTO đòi hỏi Bắc Kinh phải tiến hành một số chương trình cải tổ trong cơ chế kinh tế tài chánh của Trung Quốc. Những cải tổ này không là điều mới lạ, nhưng gây ra nhiều thách đố về xã hội và chính trị mà người lãnh đạo này cũng ngại. Sau thế kệ lãnh đạo thứ ba, là Giang Trạch Dân, Lý Bằng hay Chu Dung Cơ, thế hệ thứ tư của Hồ Cầm Đào và các đồng chí dưới 60 tuổi của ông chắc chắc sẽ phải tiến hành nếu muốn xứ sở trở thảnh một quốc gia phú cường và hiện đại. Gặp lãnh đạo Bắc Kinh lần này, qua thế hệ Giang Trạch Dân, có thể là ông Bush muốn nói tới thế hệ kế tục về những gì Hoa Kỳ có thể làm để giúp Trung Quốc vượt qua những thách đố của cải cách. Quả như vậy, vì như ông Bush và ban tham mưu vẫn thường nói, việc Trung Quốc chuyển hóa thành công và hòa bình là một điều có lợi cho toàn thế giới, và cho cả Hoa Kỳ. Ngược lại, chính những thất bại của Trung Quốc trong cải cách mới khiến quốc gia này đi tìm những giải pháp phiêu lưu về đối ngoại để củng cố tư thế ở trong, vàụ điều Hoa Kỳ không hề muốn.Một tuần trước khi ông Bush đặt chân tới Bắc Kinh, chính bộ Lao động Trung Quốc đã công bố một số thống kê mà các nhà quan sát trên thế giới dều phải lưu ý. Đó là con số thất nghiệp thực tế của xã hội Hoa Lục còn cao hơn mọi dự đoán trước đây. Việc cải tổ cơ chế để hòa nhập vào luồng trao đổi toàn cầu trong khuôn khổ WTO càng gặp thêm sức ép cho thị trường nhân dụng, nghĩa là trước mắt càng tạo thêm thất nghiệp, và đó là một thách đố mà Bắc Kinh không thể không đối phó. Tới nay, thống kê chính thức của Hoa Lục cho biết Trung Quốc hiện có khoảng 12 triệu người thất nghiệp. Con số thực này không phản ảnh tình hình thực tế vì theo thống kê mới do bộ Lao động Bắc Kinh công bố thì năm ngoái có hơn 100 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp ở nông thôn, một con số tương đương với 20% lực lượng lao động địa phương. Các nhà phân tách kinh tế Hoa Lục nói tới số thất nghiệp thực sự của xứ này lên tới 120 triệu, bằng 10% dân số lao động toàn quốcKhi công bố thống kê thực tế này, có thể Bắc Kinh muốn viện dẫn một yếu tố thường hay gặp tại các nước nghèo là nạn lao động dư dôi tại nông thôn (thí dụ như ở Việt Nam, tỷ lệ lao dộng dư dôi đó ở các địa phương miền Bắc lên tới gần 45% dân số lao dộng ở thôn quê. Với thống kê đó, Bắc Kinh muốn vận động các nước nghèo cùng nêu vấn đề với WTO về sự khó khăn của mình khi phải tuân thủ những điều kiện về tự do kinh tế của tổ chức này. Nếy trong hoàn cảnh đó mà các nước nghèo phải tiến hành cải cách doanh nghiệp, tức là cổ phần hóa và tư nhân hóa hệ thống quốc doanh, thì số thất nghiệp sẽ còn tăng vọt và chẳng chính quyền nào có thể đối phó nổi. Mục tiêu của Bắc Kinh vì vậy có thế là nêu lý cớ để xin trì hoãn việc cải cách, và huy động hậu thuẫn của các nước có cùng trình độ phát triển cho mục tiêu này.Tuy nhiên, người ta tin rằng ban tham mưu kinh tế của tổng thống Bush cũng nêu lên một số thống kê khác của kinh tế Hoa Lục. Thí dụ như việc cải tổ mà xứ này tiến hành từ hơn 20 năm nay có tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội, và kéo khoảng 800 triệu nông dân ra khỏi nạn nghèo đói triền miên và giúp Trung Quốc bước vào thời đại công nghiệp với các tỉnh trù phú miền duyên hải. Ngoài ra, đối diện với 120 triệu dân thất nghiệp tại nông thôn, Trung Quốc nay cũng có 120 triệu người dân nay đã dùng diện thoại cầm tay và mau mắn bước vào kỷ nguyên công nghiệp hóa. Nghĩa là việc cải tổ có đem lại một số thay đổi tốt đẹp, dù nhất thời có gây ra một số thách đố mới. Thay đổi quan trọng nhất là ở giữa hai thành phần 120 triệu dân thất nghiệp ở nông thôn và 120 triệu dân đã thành trưởng giả ở thành thị, có một đại đa số tới 80% lực lượng lao động đang ở giữa thời kỳ quá độ từ nông nghiệp lên công nghiệp. Làm sao giúp cho đa số này tìm ra những thay đổi tốt đẹp hầu tránh động loạn xã hội? Tổng thống George W. Bush có thể nhắc tới chính kinh nghiệm Hoa Kỳ trong thời công nghiêỉp hóa của mình vào thế kỷ 19: cách hay nhất để tránh gây ra khoảng cách giàu nghèo trong xã hội là tự do hóa kinh tế. Gần gũi hơn với Hoa Lục dù có vẻ mỉa mai hơn, ông Bush có thể nói tới trường hợp Đài Loan, nơi mà việc công nghiệp hóa đã được Trung Hoa Quôc dân đảng chủ động thực thi, với rất ít tổn thất xã hội bằng cách tự do hoá kinh tế và dân chủ hóa chính trị. Đài Loan hiện là quốc gia có mức độ bình đẳng xã hội thuộc loại cao nhất thế giới, ngang với các nước Bắc Âu, chính làm nhờ chủ trương đó từ thời Tưởng Kinh Quốc, dù là Quốc dân đảng có bị mất quyền trong bầu cử.Một yếu tố tích cực của Trung Quốc là hầu hết người dân thành thị ngày nay đều làm chủ ngôi nhà mình ở và có một cơ sở tiểu doanh nho nhỏ, với sức tiết kiệm rất lớn. Nếu được tự do kinh doanh, thành phần này sẽ trở thành điều mà ta có thể gọi là giai cấp trung lưu, nòng cốt của một xã hội dân chủ. Muốn tạo cơ hội cho họ bung ra hoạt động và giải phóng cả sức lao động ở nông thôn lẫn tiền tiết kiệm tại thành thị, chính quyền phải có môt hệ thống tín dụng nông thôn và tiểu doanh hiện đại, một ưu điểm tương đối khác của Đài Loan nếu so sánh với những yếu kém và rủi ro rất lớn hiện nay của hệ thống ngân hàng Hoa Lục. Ngân hàng xứ này không có sức huy động và chuyển hóa tiết kiệm thành đầu tư và khả năng tạo thêm việc làm vì vậy vẫn là một vấn đề nan giải. Sau cùng, nói tới việc phát triển có chất lượng, nghĩa là bền vững và đồng bộ, Trung Quốc không thể chỉ dựa vào các tỉnh đã công nghiệp hóa ở miền duyên hải mà phải mở mang các tỉnh trong vùng sâu. Kế hoạch đi về hướng Tây để khuếch trương các tỉnh trong lục địa là một thách đố cho thế hệ lãnh đạo thứ tư sẽ lên cầm quyền nay mai. Ngoài yêu cầu về kinh tế và xã hội, kế hoạch còn mang ý nghĩa chiến lược, vì tại đây có nhiều sắc dân thiểu số sinh sống và những đổi thay tình hình sau vụ khủng bố tháng Chín năm ngoái tại Hoa Kỳ chắc chắn khiến Bắc Kinh phải coi việc phát triển miền Tây là một yêu cầu sinh tử. Trong phạm vi này, kinh nghiệm và nhất là phương tiện kỹ thuật cùng tư bản của Hoa Kỳ là yếu tố đóng góp lớn. Trên đây có thể là những điều mà Tổng thống Bush sẽ nhắc tới trong chuyến viếng thăm hai ngày. Lần sau, khi lãnh đạo Bắc Kinh qua Mỹ dự thượng đỉnh, khoảng mùa Thu này, chùng ta có thể biết là lời khuyên của ông Bush trong hai ngày qua có công hiệu hay không.