Ông Phạm Quế Dương: "Tôi hoàn toàn vô tội" (phần 1)

0:00 / 0:00

Cựu Đại tá Phạm Quế Dương – người từng bị chính quyền Việt Nam kết án 19 tháng tù với tội danh “lợi dụng dân chủ để phá họai nền an ninh quốc gia”, đã nói rằng ông hoàn toàn vô tội và ông phản bác tội danh mà chính quyền đã cáo buộc ông.

Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, một sử gia quân đội, là người từng tham gia lập Hội Nhân Dân Giúp Nhà Nước Chống Tham Nhũng. cũng như có những bài viết chỉ trích bản Hiệp Định Biên Giới mà chính phủ Việt Nam đã cắt đất nhượng biển cho Trung Quốc. Ông bị bắt hồi tháng 12-2002 tại TP HCM khi ông và vợ vào thăm Giáo sư Trần Khuê – một người cũng bị bắt chung một lượt với ông.

Sau gần 19 tháng tạm giam, ông Phạm Quế Dương bị đưa ra xét xử hồi tháng Bảy vừa qua tại Hà Nội với bản án 19 tháng tù về tội “lợi dụng dân chủ”. Sau một thời gian được tự do ông đã dành cho Việt Hùng của đài chúng tôi một cuộc nói chuyện dưới đây:

Phạm Việt Hùng: Xin ông có thể quí thính giả được biết tình trạng sức khỏe của ông từ sau ngày được trả tự do ra sao, thưa ông?

Phạm Quế Dương: Rất cảm ơn bà con đã hỏi thăm về sức khỏe! Hiện có khá hơn được một chút.

Hỏi: Khi biết bản cáo trạng lúc ban đầu qui cho ông tội làm gián điệp thì phản ứng của ông như thế nào?

Đáp: Tôi chấp nhận ngay và tôi xin chấp nhận án tử hình. Trả lại cho làng tôi cái Tử Dương Vọng Đình... Tôi là trưởng ban liên lạc đồng hương của làng và quả thật điều tôi đòi là đòi những nơi tín ngưỡng của dân làng chúng tôi. Thế cho nên khi người ta bảo tôi làm gián điệp và cho tôi có thể án từ chung thân đến tử hình thì tôi xin cảm ơn.

Hỏi: Khi mà ông nói như vậy thì phản ứng của họ như thế nào?

Đáp: Họ không có nói gì cả. Rồi thì tôi ký nhận, tôi ký vào biên bản cáo trạng đó và ghi thêm là "Xin Cám Ơn!".

Hỏi: Như vậy là ông công nhận là đã làm gián điệp hay sao?

Đáp: Không. Đầu tiên tôi không nhận. Nhưng mà người ta đưa ra cái Bộ Luật Hình Sự, trong đó Điều 80 với lập luận là tôi đã có quan hệ với nước ngoài do đó bị tội là gián điệp. Tức là luật đã có như thế.

Đầu tiên khi bắt tôi thì họ bảo là tôi lưu giữ tài liệu ở trong người và bảo là tôi gửi tài liệu ra nước ngoài.. Cho đến lúc đổi tội danh, họ lại thêm cho tôi tội làm gián điệp thì tôi phản ứng rất mạnh. Thì người ta đưa ra Điều 80 của Bộ Luật Hình Sự, cho rằng tôi đã gửi những bài viết của tôi ra nước ngoài do đó tôi bị coi như làm gián điệp.

Hỏi: Nhưng đến khi tội danh được đổi ra thành "lợi dụng dân chủ để làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia" thì ông có suy nghĩ như thế nào?

Đáp: Ra trước toà tôi đã phản đối điều đó. Trước hết là tôi không chấp nhận tội danh như vậy, là bởi vì tôi đòi Tử Dương Vọng Đình. Đây là cái Đình nằm trong di tích lịch sử. Thứ hai nữa là tôi đòi Điện Thở Tổ cho quê tôi. Đây là những nơi đã được chính nhà nước qui định là di tích thuộc quyền quản lý của nhà nước, đựơc nhà nước bảo vệ. Vì thế cho nên tôi không tôi lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước mà chính là tôi đã bảo vệ lợi ích của nhà nước. Chính những người xâm phạm và chiếm những ngôi đình đó mới là những người lợi dụng dân chủ để mà xâm phạm lợi ích của nhà nước. Tôi bác bỏ hoàn toàn tội danh của tôi trước phiên toà.

Hỏi: Cũng như phiên toà xử giáo sư Trân Khuê, báo chí và các nhà ngọai giao đều không được vào theo dõi phiên xử ông. Vậy ông có thể trình bày cho thính giả biết phiên toà xử ông đã diễn ra như thế nào?

Đáp: Trứơc hết, những người được mới đến dự phiên toà xử tôi là những người được giấy mời của toà án hay của công an tôi không rõ. Người nước ngoài hoàn toàn không có. Ngay cả thân nhân trong gia đình thì cũng chỉ có một mình vợ tôi được vào thôi chứ còn con cháu cũng không được vào. Bạn bè của tôi rất đông cũng chỉ được ở phía ngoài toà án. Cả cả người trong nứơc còn như vậy, chứ còn nói gì đến chuyện nhà báo quốc tế được vào theo dõi. Phiên toà được gọi là xử công khai nhưng hoàn toàn không phải là công khai.

Còn về nội dung tôi tranh tụng trước phiên toà thì tôi tranh tụng từ đầu đến cuối và tôi phản bác từ đầu đến cuối bản cáo trạng buộc tội tôi. Cuối cùng tôi thách ông kiểm sát viên hai lần, là hãy cùng tranh luận công khai với tôi trước ống kính của vô tuyến truyền hình.

Về nội dung tranh tụng thì nhiều, trong đó người ta nói cả vấn đề tôi làm văn bản và ký tên chỉ trích hiệp định về biên giới, Trung Quốc đã chiếm đất của ta ra làm sao? Ải Nam Quan đã mất như thế nào? Tôi nói với họ la tôi đã lên đến tận Ải Nam Quan để xem rồi, Trung Quốc đã lấy mất của ta rồi, điều này tôi đã nói ngay trước toà. Rồi thì chuyện nhân nhượng ở Hoàng Sa.

Tóm lại là tôi phản bác hoàn toàn bản cáo trạng mà họ buộc tội tôi. Thế nhưng khi về đến nhà đọc báo Nhân Dân, đăng lại tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, thì lại bảo là trước toà tôi đã khai nhận hết tội trạng. Thế nhưng mà hiện giờ tôi chưa có điều kiện để viết lại bài để trao đổi với TTXVN. Đây chỉ là điều kiện sức khỏe, thế thôi.

Hỏi: Khi ông biện luận như vậy thì phản ứng của các kiểm sát viên cũng như chánh án và bồi thẩm đoàn ra sao ạ?

Đáp: Khi tôi nói ... trong bản cáo trạng của tôi có nói cả... và Hà Sĩ Phu, nhưng khi tôi nói đến Hà Sĩ Phu thì chủ tọa phiên toà người ta cắt. Còn ông kiềm sát viên thì mới là đối tuợng... thì tôi phản bác hoàn toàn bản cáo trạng đối với tôi.

Phạm Việt Hùng: Nhưng mà khi mà chánh án phiên toà đọc bản cáo trạng như vậy thì phản ứng của ông ra sao?

Phạm Quế Dương: Bản cáo trạng là do kiểm sát viên đọc, người đại diện của Viện Kiểm Sát đọc. Còn chủ tọa phiên toà đọc bản kết luận, bản nghị án. Người chủ tọa phiên toà thì dựa vào bản cáo trạng của Viện Kiểm Sát để kết tội tôi. Và vì thế mà nếu như tôi kháng án thì thời gian tôi bị giam giữ lại càng lâu thêm, cho nên tôi không kháng án là vì phiên toà xử tôi chỉ còn 15 ngày nữa là được ra khỏi tù. Vì thế cho nên tôi chấp nhận cái bản án đó, không kháng án. Nhưng mà hoàn toàn về nội dung thì tôi bác hoàn toàn.

Phạm Việt Hùng: Xin cảm ơn ông.