Gia Minh, phóng viên đài RFA tường trình từ Bangkok
Pháp lệnh về Tín Ngưỡng- Tôn giáo có hiệu lực gần cả tháng nay. Trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục có những biện pháp ngăn cản, bắt bớ đối với một số chức sắc tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất rồi đến giáo phái Tin Lành Mennonite.
Gia Minh hỏi chuyện Linh mục Chân Tín thuộc giáo hội Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh về Pháp lệnh Tín Ngưỡng- Tôn giáo đó. Trước hết ông cho biết nhận định riêng của ông khi văn bản được công bố và có hiệu lực: "Tôi chưa thấy có gì, vì nhiều người phản đối nên họ sẽ giải thích nhưng đến nay vẫn chưa có giải thích."
Gia Minh: Ban Tôn giáo Chính phủ có nói Pháp lệnh này có nhiều cởi mở so với trước?
Linh mục Chân Tín: Tôi có viết bài cho thấy Pháp lệnh là phá tôn giáo bằng luật pháp. Trước thì xin cho nay thì đăng ký, như thế không có gì mới.
Hỏi: Nhà Nước nói là các tôn giáo cứ đăng ký đi thì sẽ được chính thức họat động?
Đáp: Họ nói xin , đăng ký, thông báo và chờ, chời thì không hạn định.
Hỏi: Ban Tôn giáo nói là có những giáo phái tin lành quá nôn nóng nên có họat động đáng tiếc?
Đáp: Các tôn giáo không đăng ký như bốn mấy tin lành làm đơn thì họ không chấp nhận điều đó. Tôn giáo là chuyện tâm linh, tại sao cứ bắt bớ, như thế là độc tài.
Hỏi: Nhà nước nói cái gì cũng phải có thời gian?
Đáp: Ví dụ như Mennonite họ có lâu rồi nhưng vẫn cứ cấm đóan. Lẽ ra nhà nước phải chờ chứ. Nhà nước phải là đầy tớ phục vụ cho dân chứ.
Hỏi: Có nhiều người từ nước ngoài về Việt Nam và họ thấy tin hữu vẫn được đi chùa và đi nhà thờ mà, như thế họ cho là có tự do tôn giáo đấy chứ?
Đáp: Đó là hoàn toàn sai và nông cạn. Nhà nước muốn có nhiều người đi chùa và nhà thờ để làm bình phong đối với quốc tế thôi. Chư tự do tôn giáo còn phải có việc cho đào tạo những chức sắc tôn giáo, về điểm này thị họ bóp bằng cách này hay cách khác.
Hỏi: Trở lại với giáo phái Mennonite thì vừa rồi linh mục cho là có một số bắt bớ đối với giáo phái này thì làm sao linh mục biết được?
Đáp: Chính bà vợ ông và những đồng đạo đến cho tôi biết.
Hỏi: Linh mục có nghe phản hồi gì sau khi viết bài về pháp lệnh?
Đáp: Tôi viết cho thế giới biết thôi.
Hỏi: Vậy tiếp theo đây linh mục sẽ làm gì để đấu tranh tiếp?
Đáp: Tôi chờ xem họ làm gì?
Hỏi: Thư linh mục viết thì phổ biến ở đâu?
Đáp: Trên Internet.
Linh mục Chân Tín: Vậy phía giáo quyền công giáo có ý kiến gì về thư đó không?
Gia Minh: Về mặt cá nhân thì nhiều người đồng ý với tôi, nhưng chính thức thì không.
Vừa rồi là cuộc nói chuyện giữa Gia Minh với linh mục Chân Tín về Pháp lệnh Tín Ngưỡng Tôn giáo ở Việt Nam. Linh mục Chân Tín là một người đấu tranh cho công bằng xã hội từ thời trước năm 1975, sau này ông vẫn tiếp tục con đường tranh đấu và từng bị chính quyền Hà Nội quản chế. Ông năm nay đã 85 tuổi.