Lời giới thiệu: Chủ thuyết cộng sản có phải là chủ thuyết chính trị đúng cho Việt Nam hay không? Sai lầm khi áp dụng chủ thuyết này đã gây nên hậu quả tai hại như thế nào đối với đất nước? Đó là những câu hỏi mà nhà bỉnh bút Ngô Nhân Dụng đưa ra, trong bài viết mang nhan đề "Lỗi Lầm Của Một Thế Hệ" sau đây...Ông Phạm Văn Đồng, cựu Thủ tướng Hà Nội mới qua đời có viết là "con người ta có thể được rèn luyện để có rất nhiều đức tính, nhưng chỉ lầm lẫn trong việc chọn một lý tưởng để phục vụ là uổng phí một đời người". Ông Phạm Văn Đồng đóng góp công sức cho chế độ Cộng Sản Việt Nam trong hơn 40 năm, từ 1945 đến 1987. Nhà văn Dương Thu Hương là một người đã được chế độ đó nuôi dưỡng, huấn luyện, đã vào đảng Cộng Sản. Nhưng năm 1975 khi giã từ rừng núi bước vào Sài Gòn theo đoàn quân chiến thắng, Dương Thu Hương đã khóc khi nhìn thấy sự thật về đời sống ở miền Nam Việt Nam, khác hẳn những lời đảng Cộng Sản vẫn tuyên truyền. Bà nhận xét, "chế độ của kẻ chiến thắng là một chế độ man rợ... Ngay lúc đó tôi hiểu rằng phe chiến thắng, tức phe mà mình đi theo, thực chất mà nói đó là mô hình của một xã hội man rợ, thiếu dân chủ". Đó là một lời kết án nặng nề chế độ, do chính một cựu đảng viên cộng sản nói ra. Nhưng, chúng ta phải tự hỏi, tại sao có cả một thế hệ những người như ông Phạm Văn Đồng lại đi lầm đường, góp công xây dựng một chế độ man rợ như thế? Có nhiều người giàu thiện chí, có lý tưởng, nhưng lại chọn lầm đường. Lý tưởng của những người đó là gì? Tại sao nó lại sai lầm? Những câu hỏi này rất quan trọng, vì tìm ra câu trả lời thì cũng giúp những thế hệ sau tránh khỏi những lầm lỡ tương tự, nhất là chớ vô tình để cho người ta kéo dài những lầm lỡ của thế hệ trước. Ở Việt Nam, những lầm lỡ đó đã đưa tới những vụ đấu tố, tập trung cải tạo, đấu tranh tiêu diệt trí, phú, địa, hào, và cuộc chiến chấm dứt tháng tư năm 1975. Năm đó Dương Thu Hương mới nhận ra, "cuộc chiến đấu này là một cuộc chiến đấu sai lầm vì nó không chống ngoại xâm mà là một cuộc chiến đấu giữa hai hệ thống". Vậy cái lý tưởng xây dựng một hệ thống xã hội mà ông Phạm Văn Đồng theo đuổi đã sai như thế nào.Một triết gia sâu sắc của thế kỷ này là Isaiah Berlin đã phân tích những lầm lẫn căn bản đó, ông đã nêu ra trong cuốn The Crooked Timber of Humanity, mà chúng tôi xin tạm dịch là Thanh Gỗ cong queo của Nhân loại. Những suy nghĩ của Berlin nhằm phá bỏ nhà tù của thuyết tất định lịch sử mà Karl Marx thừa hưởng từ Hegel. Khi tin rằng lịch sử có một chiều hướng tất định, nhiều người đầy thiện chí đã đi tìm một giải pháp tối hảo, để nhào nặn xã hội loài người theo khuôn mẫu mà họ tin tưởng. Đây không phải là lần đầu tiên loài người phạm vào mối nhầm lẫn đi tìm một giải pháp tối hảo cho cõi nhân sinh. Nhưng các người theo chủ nghĩa Cộng Sản là người lớp sau cùng thuộc loại đó, và là nhóm người tàn bạo khủng khiếp nhất. Họ tin rằng có thể xây dựng một hệ thống xã hội hoàn hảo nếu tiêu diệt hết các kẻ thù. Đó là một ảo tưởng tai hại cho xã hội, như Dương Thu Hương đã viết trong cuốn Những Thiên Đường Mù. Trước đó, Berlin cũng nhấn mạnh, ảo tưởng đó rất nguy hiểm. Theo ông, khi người ta tin rằng có thể tìm ra một giải pháp tối hảo thì trả bất cứ giá nào cũng không ngại: để cho nhân loại được sống vĩnh viễn trong công bằng và hạnh phúc và sáng tạo và hòa thuận, thì có giá nào không trả được? Để làm món trứng tráng đó thì không cần biết phải đập vỡ bao nhiêu quả trứng - đó là niềm tin của những Lenin, Trotsky, Mao, và cả Pol Pot. Trong một cuộc phỏng vấn, Berlin diễn tả trực tiếp hơn, nói là họ tin rằng nếu cần đổ máu để xây dựng một xã hội lý tưởng, hãy đổ máu, không cần biết máu của ai và đổ bao nhiêu máụ Phải đập bể quả trứng mới làm được món trứng ôm lết siêu việt đó. Nhưng sau khi đã quen đập bể trứng mãi rồi họ không ngưng được - trứng vẫn bể mà món ôm lết thì không thành. Yếu tố nào khiến cho những người cuồng tín vào một chủ nghĩa mà chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là một thí dụ, trở thành nguy hiểm như vậy? Điều nguy hiểm cho nhân loại nhất, là họ không hiểu thân phận con người nên không chấp nhận cho mọi người được tự do lựa chọn. Những người rất lý tưởng cũng không hiểu rằng có những lý tưởng của loài người xung khắc với nhaụ Nhiều khi chúng ta không giải quyết được các xung khắc giữa các giá trị, thí dụ, giữa tiến bộ vật chất, kinh tế, và giá trị của nếp sống bình thản thanh nhàn; giữa tự do và bình đẳng, giữa tính đột khởi của nhà nghệ sĩ và tính thận trọng của nhà khoa học, đức công bằng và lòng bác ái, tính nói thật và lòng khoan dung, tha thứ, v.v... Mỗi khi đề cao một lý tưởng này, chúng ta phải chấp nhận hy sinh phần nào một lý tưởng khác. Nhưng thân phận con người là phải lựa chọn. Trong một xã hội tự do, mọi người được phép lựa chọn, và sự lựa chọn chung cho tất cả mọi người thì được đem ra bàn bạc công khaị Nếu cần thì thỏa hiệp, hy sinh chút giá trị này để đổi lấy một chút giá trị khác. Cả xã hội sẽ bàn nhau nên tự do đến mức nào, trên giới hạn đó thì hạn chế bớt tự do để giữ đạo công bằng; nên áp dụng luật công bằng tới đâu thì tạm ngưng để khỏi thương tổn đức từ bi, bác ái, vân vân. Tự do nói năng bàn bạc, tự do lựa chọn, đó là căn bản của xã hội tự dọ Khi chấp nhận như vậy thì mọi ý kiến, của mọi người, đều phải được coi là quan trọng như nhau, không ai bị từ chối quyền phát biểu.Đó là điều mà những người theo cộng sản, từ thế hệ những ông Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh cho đến Pol Pot, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười không hiểu và không chấp nhận. Họ nhân danh giải pháp lý tưởng của họ, là chủ nghĩa Mác xít trong truyền thống Mao-ít, họ phải tiêu diệt những người khác ý kiến làm cản trở công cuộc thực hiện chủ nghĩa, lý tưởng của họ. Họ giết Tạ Thu Thâu, Dương Tử Anh, Khái Hưng, Phan Văn Hùm, ám hại Huỳnh Phú Sổ, quản thúc Thích Quảng Độ, lập ra những trại Cổng Trời, Lý Bá Sơ. Họ đập vỡ hết quả trứng này đến trứng khác. Mà không làm ra món ôm lết. Dân Việt Nam vẫn đứng hàng nghèo nhất thế giới, nạn cường hào ác bá nặng nề hơn thời Pháp thuộc, công viên ở Sài Gòn biến thành động mãi dâm lộ thiên, trẻ em suy dinh dưỡng không thể học, bao nhiêu nỗi khổ và nỗi nhục nhã dân tộc phải chịu đựng. Như Dương Thu Hương viết, "họ quay ra nhặt nhạnh những hạt thóc rơi vãi, bòn rút được chút của cải nào cũng không từ. Bên trên thì không có phương hướng, bên dưới thì bất chấp luật lệ, đúng là cảnh mà Mạnh Tử mô tả một chế độ sắp tàn, "Thượng vô đạo quỹ, hạ vô pháp thủ".Ông Phạm Văn Đồng không may sống cho đến ngày chế độ mà ông góp công xây dựng đang đi vào ngõ cụt tối tăm nhất. Những người như ông Lê Hồng Hà, Nguyễn Hộ, Hoàng Hữu Nhân, Trần Độ nhìn thấy cảnh đó, tự nhận ra sai lầm, lên tiếng cảnh cáo và yêu cầu thay đổi. Tiếc rằng trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông Phạm Văn Đồng không nhìn thấy, hoặc nhìn thấy, nhưng không đủ dũng khí để lên tiếng.