Cần phải minh bạch đối với người dân

Lời giới thiệu: Theo tin nhận được từ trong nước thì trong thời gian gần đây dư luận trong nước rất sôi nổi về vụ chính quyền Việt Nam ký với Trung Quốc hai hiệp ước về biên giới đường bộ và lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ mà người dân không được biết rõ nội dung ra sao. Dư luận của những người Việt ở hải ngoại cũng không kém phần sôi nữa. Ngoài ra dư luận quốc tế đã bắt đầu để ý đến vấn đề này như đã được thể hiện qua một bài báo mới đây của tờ tuần báo Express bên Pháp. Mục ỘViệt Nam, Nhìn từ bên ngoàiỢ hôm nay có bài nhận định sau đây của Trần Sơn Nam cũng về vấn đề này...Nhà nước Việt Nam trong hai năm liền 1999 và 2000, lần nào cũng vào dịp cuối năm, đã ký với Trung Quốc hai bản hiệp ước liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ (30 tháng 12,1999) và lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ (25 tháng 12, 2000). Việc ký kết hai bản hiệp ước này đã được chính thức loan báo ngay khi được ký kết và gần đây, ngày 27 tháng 12 năm ngoái, đã có một buổi lễ tại Mống Cáy, một tỉnh tại biên giới, để hai bên bắt đầu việc cắm mốc vạch rõ biên giới giữa hai nước. Có lẽ vì ai cũng nghĩ rằng việc thỏa thuận với một nước láng giềng về vấn đề biên giới là việc cần thiết, trước sau gì cũng phải giải quyết, nên dư luận trong nước cũng như ở ngoài nước, coi đây là chuyện đương nhiên và ít để ý đến tầm quan trọng của vấn đề. Đối với nhà cầm quyền Việt Nam, mọi việc như vậy được coi là êm xuôi, không ngờ rằng tình trạng thắc mắc, âm ỉ về hai bản hiệp ước đã có ngay sau khi bản hiệp ước thứ hai về lãnh hải được ký kết cuối năm 2000 và về sau này người ta mới được biết là nhân dịp có Đại Hội 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một người cựu đảng viên với 54 tuổi đảng là ông Đỗ Viết Sơn đã gửi cho các đại biểu tham dự Đại Hội một bức thư yêu cầu làm sáng tỏ vấn đề biên giới. Mặc dầu tại Đại Hội giới lãnh đạo trong đảng lờ đi không cho mang vấn đề ra bản thảo, nhưng ngay trong nội bộ Đảng đã có xì xào những câu hỏi như: việc thỏa thuận về hai bản hiệp ước đã được thực hiện trong hoàn cảnh nào và nội dung ra sao? Và từ đấy những lời đồn hay rỉ tai được chuyền từ miệng người này sang miệng người khác. Thực ra thì không ai biết gì hết, mọi chuyện đã được âm thầm giải quyết giữa giới lãnh đạo cao cấp của hai nước. Trong một chuyến viếng thăm Trung Quốc năm 1999 được giữ bí mật của tướng Lê Khả Phiêu, lúc đó còn là Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ Tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đưa ra lời yêu cầu mạnh mẽ là những vấn đề biên giới trên bộ và lãnh hải phải được giải quyết vào cuối năm 2000 là cùng. Do đó mà việc điều đình về những vấn đề này kéo dài từ năm 1993 và không đưa đến kết quả nào, bỗng dưng được xúc tiến mau lẹ và được kết thúc vào đúng thời điểm mà Chủ Tịch Trung Quốc đã đặt ra trước. Về hoàn cảnh khó khăn phải chịu đựng sự chèn ép từ phía Trung Quốc và bắt buộc phải nhượng bộ, không dám chống đối này của Việt Nam lần lần những tháng sau này người ta mới được rõ vì mặc dầu nội dung những bản hiệp ước không được công bố, người dân được tin là những địa danh nổi tiếng trong lịch sử của Việt Nam như Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc nay đã thuộc vào nội địa của Trung Quốc. Ranh giới giữa hai nước có chỗ đã lui xâu vào nội địa Việt Nam tới 5 cây số và trong khi theo Việt Nam đường dài biên giới là 1350 cây số thì theo Trung Quốc đường dài này chỉ có 1200 cây số. Việt Nam phải nhượng bộ bao nhiêu phần đất (720 hay cả ngàn cây số vuông) bao nhiều phần lãnh hải, không ai được rõ, nhưng điều mà ai cũng rõ lúc này là nhà cầm quyền Việt Nam đã có những hành động lén lút, tư túi, không minh bạch, do đó mới có sự chống đối, phẫn nộ của dư luận trong nước và ngay cả của những người trong nội bộ của đảng.Trong buổi họp báo thường lệ ngày thứ năm tuần trước của bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Phan Thúy Thanh người phát ngôn của bộ đã lên tiếng khẳng định là Ộhai bản hiệp ước đã được ký kết là những bản hiệp ước bình đẳng, hai bên cùng có lợi.Ợ, nhưng vấn đề được đặt ra là vì lý do gì nội dung của những điều đã được ký kết không được công bố rõ ràng. Ngoài ra trong khi bản hiệp định thương mại ký kết với Hoa Kỳ được công khai mang ra mổ xẻ tại những phiên họp khoáng đại của Quốc Hội để được phê chuẩn thì hai bản hiệp ước về biên giới trên bộ và lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ ký với Trung Quốc lại phải chịu số phận hẩm hiu là chỉ được phê chuẩn một cách âm thầm qua văn phòng thường trực của Quốc Hội.Theo hãng thông tấn AFP của Pháp dẫn chứng từ những nguồn tin ngoại tại Hà Nội thì Việt Nam đã phải nhường cho Trung Quốc hầu hết những cao điểm chiến lược mà họ đã chiếm được trong trận chiến tranh cuối năm 1879 và đầu năm 1980 cùng với một số ruộng phì nhiêu. Tại sao nhà cầm quyền trong thời gian điều đình không công bố những yêu cầu của phía Trung Quốc để dựa vào dư luận của người dân trong nước làm điểm tựa cho lập trường và quan điểm chính đáng của Việt Nam không nhượng bộ những yêu cầu đó? Đối phó với áp lực và sự chèn ép của một nước láng giềng khổng lồ ở ngay sát nách là cả một sự khó khăn, đòi hỏi nhiều tế nhị , cân nhắc. Sự ủng hộ của người dân trong nước là điều tối cần thiết trong những trường hợp này. Nhưng muốn có sự ủng hộ của người dân thì trước hết phải minh bạch trong hành động. Hiện nay đây là sự thiếu sót lớn của nhà cầm quyền Việt Nam. Sự chống đối hay phẫn nộ của người dân trong nước, kể cả những người trong đảng, và dư luận lên án của những người ở ngoài nước cùng với dư luận quốc tế đối với nhà cầm quyền Việt Nam trong vấn đề hai bản hiệp ước biên giới trên bộ và lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ phải được coi là đương nhiên.