Tiến trình đổi mới tại Trung Quốc vẫn đang tiến triển

Lời giới thiệu: Hôm thứ năm, trong bài nói chuyện tại Viện Doanh nghiệp Hoa kỳ ở thủ đô Washington, ông Thomas Rawski, giáo sư kinh tế học đại học Pittsburg nhận định rằng, mặc dù tại Trung quốc, nhà nước tiếp tục kiểm soát và can thiệp vào các doanh nghiệp tư nhân, nhưng tiến trình đổi mới vẫn đang diễn ra tốt đẹp. Phái viên Julia Sable của đài Á Châu Tự Do ghi nhận tóm tắt nội dung bài nói chuyện. Nguyễn An chuyển ngữ...Giáo sư Rawski nhận định rằng ngày nay tại Trung quốc, lao động và tiền lương đã được tự do hơn so với một thập niên trước. Ông cho biết, trong mười năm vừa qua, có khoảng 30 triệu công nhân bị sa thải từ khu vực nhà nước, nhiều luật lệ được ban hành, giúp bảo vệ doanh nghiệp tư nhân, và doanh nhân được mời gia nhập đảng Cộng sản. Ông cũng nói là giá cả các loại hàng tiêu dùng và nông sản đã được chính thị trường quy định, chứ không phải là nhà nước như trước kia.Tuy nhiên, giáo sư Rawski cũng cảnh báo rằng sự đổi mới chỉ có giới hạn, bằng chứng là hội đồng nhân dân thành phố Bắc Kinh chẳng hạn, hiện vẫn đưa ra bảng hướng dẫn về lương bổng cho các doanh nghiệp do người nước ngoài làm chủ:ỘSố công ăn việc làm mà các doanh nghiệp tư nhân tạo ra trong mười năm qua bằng tổng số công việc mà khu vực nhà nước cung ứng cho người dân trong suốt năm năm. Mặc dầu khu vực tư nhân quan trọng như vậy, nhưng tiến trình liên quan đến việc hợp pháp hóa cũng như bảo vệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ấy thì lại chậm chạp một cách đáng sợ. Một số bạn người Hoa của tôi giải thích rằng, vấn đề là ở chỗ các lãnh tụ đã hưu trí thường tìm cách ngăn cản sáng kiến của các vị đương quyền. Điều này đặc biệt đúng trên bình diện quốc gia. Tuy nhiên, phải công nhận rằng những ngăn cấm hiện đang giảm bớt. Chúng giảm từ từ, nhưng có giảmỢ.Giáo sư Rawski cho biết thêm là chính thủ tướng Châu Dung Cơ cũng từng khuyến khích những người thất nghiệp nên tìm kiếm công ăn việc làm trong khu vực tư nhân.Về công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thì theo giáo sư Rawski, phần lớn là không thành công. Một bài trên báo Nhân dân mới đây từng phải lên tiếng báo động rằng, các giám đốc công ty chẳng hiểu cái gì cả. Điều này thật lạ, nhưng lại là một hiện tượng nghiêm trọng:ỘĐây không phải là chuyện đùa, vì đổi mới doanh nghiệp là khâu đầu tiên của toàn bộ công cuộc đổi mới ở Trung quốc. Khi thấy cơ quan ngôn luận chính thức của đảng lên tiếng cảnh báo như thế trên trang nhất, thì phải thấy rằng toàn bộ tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước là bất trắcỢ.Vẫn theo giáo sư Rawski, thì chiến lược đầu tư của Trung quốc là trở ngại lớn nhất cho sự thành công của kinh tế Trung quốc. Nguyên nhân là vì chiến lược ấy tiếp tục bị chính trị chi phối:ỘQuyết định đầu tư thường là dở. Có rất ít đổi mới trong lãnh vực này. Cứ nhìn vào sự phân phối nguồn đầu tư thì đủ thấy rằng sự can thiệp của nhà nước vào quyết định đầu tư lớn hơn người ta tưởng nhiềuỢ. Ngoài ra, cũng còn những vấn đề khác nữa, đặc biệt là là hệ thống hành chánh cồng kềnh với quá nhiều tầng phải thông qua. Nhà nước cũng can thiệp vào việc chỉ định cấp lãnh đạo, đưa ra những quyết định chiến lược và kiểm soát đầu tư. Sau cùng là niềm tin vào cái vĩ đại, đưa tới việc hợp nhất nhiều xí nghiệp làm ăn thua lỗ. Giáo sư Rawski cũng phê phán chính sách đầu tư vào miền Tây của nhà nước Trung quốc. Về lâu về dài, ông đồng ý rằng việc đầu tư vào miền Tây nghèo khổ là đúng. Nhưng trước mắt, thì phải nói là những dự án đầu tư ấy không sinh lợi, và không hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Ông Rawski cho rằng bao lâu mà đầu tư vào miền Tây không có lợi, thì giới đầu tư nước ngoài tất sẽ nhắm vào miền ven biển phía Đông. Muốn nâng cao đời sống người dân ở miền Tây, theo giáo sư Rawski, thì không phải là nhà nước đầu tư vào miền ấy, mà là cho di dân sang miền Đông. Như thế sẽ miền Tây sẽ giảm bớt nhu cầu về tài nguyên cũng như công việc. Trong khi đó, những người đã di dân sang miền Đông có thể gửi tiền về giúp gia đình đang còn ở miền Tây.Trong khi tiến trình đổi mới tại Trung quốc còn gặp nhiều trở ngại, thì việc Trung quốc trở thành hội viên tổ chức mậu dịch thế giới cũng có thể tác hại thêm. Giáo sư Rawski giải thích rằng, vì đã là hội viên, Trung quốc sẽ phải thực hiện nhiều đổi mới trong lãnh vực luật lệ cũng như hành chánh. Điều này khiến khoảng cách giữa nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ càng tăng thêm.