Xung quanh việc ông Lý Bằng bị kiện ở tòa án New York

Nguyễn KhanhMột trong những tin đáng chú ý nhất liên quan đến Hoa Kỳ và Trung Quốc là tin ông Lý Bằng, Chủ tịch Quốc Hội Hoa Lục bị một số người đã từng tham dự cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ hồi năm 1989 kiện trước tòa án Hoa Kỳ đòi bồi thường thiệt hại.Năm người đã từng sát cánh với nhau trong cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989 đã nộp đơn trước tòa án New York kiện ông Lý Bằng, chủ tịch quốc hội Trung Quốc đòi bồi thường về tội vi phạm nhân quyền và tội đã đưa quân đội vào đàn áp dân chúng, giết chết hàng người trung tâm thành phố Bắc Kinh.Đây là lần đầu tiên một vụ kiện cáo như vậy xảy ra trên đất Mỹ, và bị cáo lại là một nhân vật cao cáp trong giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Hoa.Đơn kiện của tổ chức mang tên Trung Tâm Cho Quyền Hiến Định đã được nộp trước tòa Liên Bang ở thành phố New York hôm thứ hai đầu tuần này. Trung Tâm Cho Quyền Hiến Định là một trung tâm tranh đấu bảo vệ nhân quyền, và trong số 5 người cùng đứng đơn kiện ông Lý Bằng có các ông Vương Đan, một lãnh tụ sinh viên trẻ tuổi và ông Giang Lý Minh, có bà chị bị bắn chết ở quảng trường Thiên An Môn hồi sáng sớm ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, ngay sau khi quân đôi được chỉ thị của ông Lý Bằng là phải vào thủ đô dẹp đoàn biểu tình.Ông Lý Bằng hiện đang có mặt ở New Youk để tham dự Hội Nghị Thiên Niên Kỷ do Liên Hiệp Quốc tổ chức, quy tụ các vị chủ tịch quốc hội. Hôm thứ Năm vừa qua, tòa đã gửi trát cho ông Lý Bằng, theo địa chỉ khách sạn mà ông cư ngụ, và trát này đã được trao cho một nhân viên an ninh thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mà chính phủ Mỹ giao phó trách nhiệm bảo vệ cho người đang cầm đầu ngành lập pháp của Trung Quốc.Tại Washington, một người phát ngôn của bộ ngoại giao Mỹ nói là nhân viên của chính phủ Mỹ không ở trong cương vị nhận lãnh những loại giấy tờ như trát tòa cho các giới chức nước ngoài. Tuy nhiên, hồi đầu tuần này, ông chánh án Richard Casey đã ra phán quyết nói là một nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ trong ban bảo vệ cho ông Lý Bằng có thể nhận trát tòa, viện dẫn lý do là rất khó để có thể trao trực tiếp trát tòa cho ông chủ tịch quốc hội của Trung Quốc.Trong đơn kiện nộp trước tòa, ông Lý Bằng bị tố cáo là lúc đó đang làm Thủ Tướng Hoa Lục, có trách nhiệm về những tội ác đối với loài người, kể cả tội cố sát, giam cầm, tra tấn những người bị bắt. Ông Tiêu Khương, giám đốc điều hành tổ chức có tên là Nhân Quyền Tại Trung Quốc nói là những người đứng đơn kiện ông Lý Bằng muốn chứng tỏ cho mọi người thấy ông cựu Thủ Tướng Trung Quốc là người phải nhận lãnh trách nhiệm về các tội vừa nói, và về những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.Chuyện người nước ngoài bị kiện ở Hoa Kỳ lần đầu tiên xảy ra vào năm 1979, khi một nhân vật bất đồng chính kiến ở Paraguay kiện chính phủ về tội đã giết con ông ta. Người nộp đơn kiện lúc đó là một thường trú nhân ở Hoa Kỳ, nộp đơn kiện trước tòa án ở Brooklyn thuộc bang New York, và được tòa xử thắng kiện, buộc chính phủ Paraguay phải bồi thường cho ông ta 10 triệu 400 ngàn đô la.Kể từ đó, đã có hàng chục vụ kiện tương tự được nộp trước tòa, nhờ luật pháp Hoa Kỳ xét xử, và kết quả cho thấy phán quyết của tòa hầu hết đều nghiêng về phía nguyên đơn, trong đó có cả vụ tòa bắt một vị tướng quân đội Indonesia phải bồi thường 14 triệu đô la về tội có trách nhiệm trong việc để cho binh sĩ dưới quyền tán sát người dân Đông Timor hồi năm 1991. Vào năm 1996, tòa án Hoa Kỳ cũng đã ra phán quyết buộc một lãnh tụ của dân Hutu bồi thường 10 triệu đô la về tội đã khuyến khích đàn em giết hại người thuộc sắc tộc Tutsi ở Rwanda.Tất cả các vụ kiện vừa nói đều là những vụ án dân sự, và đến nay tất cả những người thắng kiện chưa ai nhận được một đồng nào cả, do đó, hầu hết các vụ kiện loại này đều được coi là những vụ kiện mang tính chính trị nhiều hơn là đòi được hưởng tiền bồi thường, và điều này có lẽ cũng sẽ được áp dụng đối vụ kiện Chủ tịch quốc hội Lý Bằng của Trung Quốc. Như đã nói, đây là lần đầu tiên một nhân vật cao cấp trong chính phủ Hoa Lục bị kiện trước tòa án tại Hoa Kỳ, và cũng là lần đầu tiên một viên chức của Bắc Kinh bị kiện vì vụ tàn sát dẫm máu xảy ra ở Thiên An Môn. Cho đến nay, các viên chức lãnh đạo Bắc Kinh vẫn lên tiếng nói họ đã hành động đúng khi đưa quân vào thủ đô đẻ dẹp đoàn biểu tình để bảo đảm ổn định chính trị và liệt tất cả các thành niên sinh viên tham dự cuộc biểu tình này là những người có tư tưởng phản cách mạng.Các vụ kiện này diễn ra dựa theo hai đạo luật bảo vệ quyền làm người ở Hoa Kỳ, một ban hành từ năm 1789 lúc nước Mỹ mới được thành lập có vài năm, và một ban hành năm 1992. Cả hai luật này đều nói là tòa án Mỹ được quyền xét xử nhng vụ án liên hệ đến nhân quyền, kể cả bên nguyên đơn và bị đơn đều sinh sống ở nước ngoài và là người nước ngoài. Tuy nhiên, luật năm 1992 quy định rõ ràng hơn là vụ án chỉ được kể là bắt đầu sau khi bị đơn nhận được trát tòa, trát tòa này phải đưa cho bị đơn lúc đang có mặt ở nước Mỹ, và 20 ngày sau đó, bị đơn phải trình diện trước tòa án. Chẳng hạn như trong trường hợp của ông Lý Bằng, ông được trao trát tòa lúc đang có mặt ở nước Mỹ, và ông có 20 ngày để trình diện tòa.Tuy nhiên, hôm thứ Sáu, ông Lý Bằng đã rời New York đi Iceland, chẳng đả động gì đến trát tòa cả. Nhưng vụ kiện thì vẫn tiếp tục và bây giờ tòa có quyền thụ lý.Hiện nay, điều đang được nhiều người bàn tán là với tư cách chủ tịch quốc hội Trung Quốc, ông Lý Bằng có được hưởng quyền đặc miễn ngoại giao hay không? Đây là một câu hỏi mà tôi cho là rất khó để trả lời. Chính phủ Trung Quốc thì nói là có, vì ông Lý Bằng sang Hoa Kỳ với tư cách chủ tịch quốc hội, tức là có thông hành ngoại giao. Luật sư của nguyên đơn thì nói là không, vì ông Lý Bằng không phải là một nhân viên ngoại giao hay đặc sứ của Trung Quốc. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì trả lời là không rõ, và nếu cần, luật sư của chính phủ Mỹ phải nghiên cứu lại luật xem ông Lý Bằng thuộc diện nào, có được hưởng quy chế đặc miễn ngoại giao hay không?