VỤ TRẦN VĂN TRƯỜNG: SO VỚI MỘT CÁI CHẾT Ở NGA Tâm Việt

Bài 2INTRO: Ngày hôm qua, chúng tôi đã cho đi bài đầu trong loạt bài về vụ Trần Văn Trường và cộng-đồng phẫn nộ ở Cali. Trong bài đó, chúng tôi đã vạch ra được tính-cách bất bình thường của con người ông Trần Văn Trường. Chính tính-cách bất bình thường này của cá-nhân ông Trường đã làm cho một số người hiểu lầm và do đó, tính lầm khi nói về ông, dù là bênh vực hay chống đối ông. Trong số những người hiểu lầm này, ta phải kể ngay vào hàng đầu chính-quyền Hà-nội và những người đại diện cho chính-quyền đó tại Mỹ cũng như một vài hội-đoàn dân-quyền của Mỹ khi họ đứng ra bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận của ông Trường.Trong bài hôm nay tức bài thứ hai trong loạt bài viết về vụ Trần Văn Trường, chúng tôi sẽ phân-tích vì sao những ngộ-nhận về ông Trường đã làm cho tình-hình khó xử hơnỞđối với tất cả mọi người trong cuộc. Bài do Tâm Việt viết sẽ được trình bầy bởi Phạm Điền và Thanh Trúc.VOICE 1: Ông Trần Văn Trường bị tố-cáo là trưng hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng vào ngày 18-1. Mặc dầu lúc đầu số người đến biểu tình phản-đối ông Trường không nhiều, Hà-nội đã tìm cách đổ dầu thêm vào lửa bằng cách nhanh nhẹn can-thiệp cho ông Trường. Ngày 23-1, ông Nguyễn Xuân Phong, tổng-lãnh-sự của chính-quyền Việt-nam xã-hội-chủ-nghĩa ở San Francisco, đã vội vàng lên tiếng với Đài Tiếng Nói VN ở Hà-nội đòi chính-phủ Mỹ phải bảo vệ cho ông Trường cũng như cho màu cờ và hình ảnh lãnh-tụ của ông. Hai ngày sau, báo Nhân Dân ở Hà-nội rồi bà Phan Thúy Thanh, người phát ngôn của Bộ Ngoại-giao ở Hà-nội cũng dựa theo nội-dung của bản lên tiếng của sứ-quán ông Lê Văn Bàng ở Washington để nói luận-điệu tương-tự. Điều đáng nói ở đây là sự nhậm lẹ và nhịp nhàng tung hứng của các nhiệm-sở ngoại-giao của Hà-nội ở Hoa-kỳ để ủng-hộ ông Trần Văn Trường, một việc làm được trung-ương yểm-trợ và ủng-hộ hết mình. Song điều đáng nói không kém, như nhà văn và công-tác-viên xã-hội Tưởng Năng Tiến viết trong TiVi Tuần San ở Úc số 673 ra ngày 17-2, thì sự nhậm lẹ và nhịp nhàng tung hứng đó đã hoàn-toàn không thấy trong một trường-hợp nghiêm-trọng hơn nhiều, đó là cái chết của anh Tạ Vân Sơn mà theo tin của Thông Điệp Xanh Ộđã bị công an thành phố Matxcơva... đánh chết tại đồn 67 vào ngày 14 tháng 1 năm 1999, để lại vợ và con nhỏ.ỢVOICE 2: Trần Văn Trường đứng một mình, làm một việc quái gở giữa một cộng-đồng tỵ nạn chán ghét những biểu-tượng anh phô trương thì chính-quyền ở Hà-nội lại nhảy xô vào can-thiệp, bênh vực. Điều tối-thiểu mà những người cầm quyền ở trong nước cần hiểu là bằng hành-động của họ, họ đã chứng minh một cách quá rõ và hùng-hồn rằng những kiểu gọi cộng-đồng ngoài này là Ộkhúc ruột xa vạn dặmỢ chỉ là một cách nói đãi bôi, không có nội-dung nếu không phải là nhằm tìm cách đánh lừa bà con để hòng móc tiền của thiên-hạ. Chưa bao giờ câu tục-ngữ của Tây-phương mà lại đúng như lần này: ỘViệc làm mới nói mạnh hơn lời nói.Ợ Trong khi đó, một người Việt-nam chết ở Matxcơva cả mấy ngày trước khi vụ Trần Văn Trường nổ ra, cả cộng-đồng VN ở Nga lên tiếng, Thông Điệp Xanh gởi lời kêu gọi này đi khắp thế-giới thì sứ-quán Việt-nam ở Nga vẫn bình chân như vại, êm ru bà rù. Được hỏi thì trả lời là Ộhãy chờ cho công an, cảnh sát Nga hoàn-tất điều tra của họỢ trong khi cộng-đồng mình ở Nga thì lại cho rằng chính cảnh-sát, công-an Nga đánh chết anh Tạ Vân Sơn. Một vụ chà đạp nhân-quyền trắng trợn như vậy, mạng sống của một công-dân VN rõ ràng như vậy thì Sứ-quán khoanh tay, báo Nhân Dân không thấy cần lên tiếng, bà Phan Thúy Thanh nếu có được hỏi chắc cũng chờ cho công-an Nga cung-cấp câu trả lời mà thôi!VOICE 1: Hai trường-hợp giống nhau và khác nhau là thế, cách hành xử của các nhiệm-sở ngoại-giao của Hà-nội ở Mỹ và ở Nga đủ nói lên tất cả cách nhìn của chính-quyền trong nước về vấn-đề người Việt ở nước ngoài. Ông Tạ Vân Sơn, một công-dân VN nhưng ở Nga là nước cựu-cộng-sản đồng-minh cũ, thì mạng sống của ông không thêă bằng được quyền tự do ngôn-luận của ông Trần Văn Trường, giờ này là một công-dân Mỹ, do đó nên được cảnh-sát và tòa án Mỹ bảo vệ, không cần đến Hà-nội phải nhắc nhở. Thật khôi hài và đau xót khi ta đọc những dòng sau đây của cộng-đồng VN tại Nga: VOICE 2: ỘChúng tôi không được bảo vệ / không những bởi những cơ quan hành pháp và tư pháp nước sở tại mà còn không được bảo vệ bởi chính sứ quán của mình, cơ quan đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN để bảo vệ quyền lợi [của] người VN tại nước ngoài. Nói chung, người VN sống tại Liên Bang Nga bao giờ cũng có cảm giác sợ hãi và bất an. Sự vi phạm nhân quyền đối với người VN xảy ra thường xuyên, nói nôm na là như cơm bữa... Nhưng chúng tôi không có tiếng nói nào, thưa quý vị, cũng như có thể bị truy bức cả phía Nga lẫn phía Việt.ỢVOICE 1: Chính vì lý-do đó mà cộng-đồng người Việt tại Nga đã phải nhờ Thông Điệp Xanh gióng lên tiếng cầu cứu với cộng-đồng người Việt trên khắp thế-giới. Nói cách khác, cộng-đồng người Việt tại Nga giờ này đã hết tin tưởng ở ngay chính-quyền nơi họ xuất phát, tức nước Cộng-hòa xã-hội-chủ-nghĩa VN, và giờ đây đang giơ tay tìm cách bấu víu vào bất cứ cái sào nào mà có thể cứu được họ. Hai sự-kiện này, cái chết đau thương và tức tưởi của anh Tạ Vân Sơn ở Nga và trò khiêu khích của ông Trần Văn Trường ở Cali, nay đã giúp cho tất cả người Việt, trong và ngoài nước, nhìn ra rõ rệt bản-chất của chế-độ ở quê nhàỞmột chế-độ miệng lưỡi, chai lì trước cái chết của công-dân mình khi thấy lên tiếng sẽ đụng chạm đồng-minh trong khi đó thì nói hộ ông Trần Văn Trường thì chẳng qua cũng chỉ như đẩy một cửa mở sẵn vì chính tòa án Santa Ana đã phán-quyết là tu-chính-án số 1 trong Hiến-pháp Mỹ bảo vệ cho quyền tự do ngôn-luận của ông Trường, không cần phải chờ ai nhắc bảo cảỞdù như ông Trường có thể làm những chuyện rồ dại.VOICE 2: Chuyện ông Trần Văn Trường chưa hết và còn kéo dài cũng chỉ vì Hà-nội muốn nhân cơ-hội này mà kéo dài sự cụng đầu, cụng trán với cộng-đồng hải-ngoại. Trong bài tới, chúng ta sẽ xét xem sự đương đầu này có lợi có hại gì đối với chính-sách kiều-vụ của Hà-nội cũng như đối với hình ảnh hiền hòa mà Hà-nội muốn đưa ra đối với Ộkhúc ruột xa ngàn dặm.Ợ Rồi chúng ta cũng sẽ xét xem hình ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng đã được báo chí và truyền hình của Mỹ cũng như của thế-giới trưng ra như thế nào trong những ngày qua để liệu tính xem Hà-nội được hay thua trong cuộc chạm trán này. Xin mời Quý Thính-giả nhớ đón nghe.