Hồ sơ Nhân Quyền. Bài III Pháp quyền và nhân quyền ở Việt Nam THIÊN TRUNG/RFA

Việt Nam đã cam kết tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc khi được thâu nhận là thành viên của tổ chức này. Mặt khác, năm 1982 CHXHCNVN cũng đã ký tham gia không dè dặt Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa vàụ Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị. Năm nay, nhân dịp lễ kỷ niệm năm thứ 50 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được công bố, tưởng cũng nên xét xem chính sách nhân quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có phù hợp với những quy phạm quốc tế hay không. Đây là đề tài của bài thứ ba trong loạt bài của Thiên Trung về nhân quyền. Bài viết mang tựa đề Pháp quyền và nhân quyền ở Việt Nam.XXXXXXXXXXXXXXXNhà cầm quyền Việt Nam có cách nói nước đôi về nhân quyền. Một mặt, Hà Nội luôn luôn khẳng định rằng người công dân Việt Nam có đủ mọi quyền làm người phù hợp với luật quốc tế, cũng như đã đuợc ghi trong Hiến Pháp năm 1992. Họ cũng lặp đi lặp lại rằng tại Viêt Nam không có đàn áp nhân quyền, không có tù Lời Giới Thiệu: Năm 1977, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt chính trị, chỉ có tù thường phạm mà thôi. Nhưng đồng thời mặt khác, họ lại nhấn manỉh rằng phương Tây không thể áp đặt những quy phạm riêng về nhân quyền của mình, vì nhân quyền tùy thuộc vào văn hóa, vào truyền thống của mỗi dân tộc. Cách nói bề trong mâu thuẫn nhưng bề ngoài mập mờ này chỉ nhằm mục đích biện minh trước dư luận quốc tế cho chính sách đàn áp nhân quyền mà họ kiên trì theo đuổi từ khi họ cầm quyền đến nay.Đã đành dân tộc nào cũng có truyền thống văn hóa riêng. Nhưng trong địa hạt nhân quyền thì Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải theo những quy phạm của phương Tây vì chính họ đã tự nguyện tham gia hai Công ước quốc tế về nhân quyền. Do sự tham gia này, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thi hành một số nghĩa vụ pháp lý về nhân quyền, không thể nại bất cứ lý do gì để lẩn tránh, nghĩa là phải tôn trọng cả tinh thần lẫn văn tự của một số văn kiện quốc tế gián tiếp hay trực tiếp chi phối nhân quyền, như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, hai Công ước quốc tế về nhân quyền là Công Ước Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa vàụ Công Ước Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.Để duyệt xét chính sách nhân quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta phải lấy các văn kiệỉn kể trên làm tiêu chuẩn phê phán, để có thể khẳng định là nhân quyền tại Việt Nam không thể khác hơn toàn bộ những nhân quyền phổ quát, bất khả phân, bất khả nhượng, đã được thực hịện tại nhiều nước dân chủ phương Tây từ hơn hai thế kỷ nay, không thể khác hơn những nhân quyền mà bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã công bố, và hai Công ước quốc tế về nhân quyền đã quy định. Theo các văn kiện quốc tế này, nhân quyền là những quyền tự do mà con người khi sinh ra đã có sẵn, những quyền tự do mà người cầm quyền phải tôn trọng, luật pháp phải bảo vệ một cách tuyệt đối.Trong quá trình phát triển khởi đầu từ trước Công nguyên, và đặc biệt là từ thế kỷ thứ XVIII đến nay, nhân quyền đã trải qua ba đời. Được gọi là nhân quyền đời thứ nhất, những quyền của cá thể để chống lại chuyên chế. Đó là những quyền loài người đã chinh phục được nhờ hai cuộc cách mạng dân quyền vào cuối thế kỷ thứ XVIII tại Mỹ và tại Pháp. Các quyền này đã mang lại cho con người quyền tự do tự trị để giới hạn quyền lực của vua chúa. Kể từ đó, cá thể có một không gian tự trị mà không ai, nhất là người cầm quyền, được phép xâm nhập. Nhờ vậy, cá thể được bảo đảm sống an toàn về thể xác cũng như về tinh thần. Ngoài ra, để xây dựng tương lai, cá thể cũng có quyền tự do lựa chọn những điều kiện phát huy bản thân mình, được quyền tự do tư tưởng, tư do biểu đạt, tự do truyền thông, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do chính trị, hay nói tóm lại, con người có quyền tự do tham dự. Hai loại tự do tự trị và tự do tham dự là những đặc tính của phẩm giá con người, làm cho con người khác với cầm thú.Những nhân quyền đời thứ nhì xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ XIX, khi quyền lực của tư bản thay thế quyền lực của vua chúa ngày xưa, trở thành thế lực bóc lột lớp người nghèo khổ. Để lập lại công bằng, đồng thời cũng để cho những nhân quyền đời thứ nhất không bị lạm dụng, người ta đã đưa ra điều gọi là những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Đó là những quyền tự do công đoàn, tự do đình công, để công nhân có thể tự vệ trước chủ nhân. Đi xa hơn nữa, bất cứ ai cũng có quyền đòi nhà nước, thỏa mãn những nhu yếu tối thiểu của đời sống, chẳng hạn như lương thực, nhà ở, thuốc men, hay giáo dục. Những nhân quyền đời thứ ba, mới manh nha vào thời điểm mấy thập niên cuối cùng của hạ bán thế kỷ XX, hiện vẫn đang ở trong vòng được xác lập, chưa đi hẳn được vào đời sống cụ thể. Đó là những quyền để cho loài người, qua mỗi con người, chung sống hòa bình bằng liên đớùi, trong một môi trường ổn định và theo một tiến trình phát triển liên tục và hòa hài. Loại nhân quyền đời thứ ba này có thể coi như loại siêu nhân quyền, tổng hợp lý tưởng của tất cả các nhân quyền.Lễ kỷ niệm nhân quyền năm nay là dịp nhắc nhở người Việt Nam ý thức được rằng tất cả những người dân Việt đều có đủ ba đời nhân quyền mà tiến bộ của loài người, luật quốc tế đã mang lại cho họ, cũng như cho mọi con người trên thế giới. Điều này từ hơn nửa thế kỷ nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã tìm đủ cách bưng bít, để áp đặt nền chuyên chính của mình. Đã đến lúc phải vạch trần ra trước ánh sáng chính sách đàn áp nhân quyền một cách thường trực và có hệ thống này. Tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam liên tục vi phạm nhân quyền hiện nay hội đủ thành tố của một hành vi phạm pháp quả tang. Đã đành danh nghĩa chủ nghĩa xã hội đã được đề ra để làm lý cớ cai trị cho nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng danh nghĩa này không cho phép họ ngang nhiên vi phạm nhân quyền và dân quyền. Hơn nữa, cụm từ chủ nghĩa xã hội tự nó không biểu thị một sự thật khách quan, mà chỉ là hình tượng của một ý hệ. Vậy mà nhà cầm quyền Việt Nam đã nhân danh hình tượng này để tự cho phép mình chiếm hữu tất cả các quyền căn bản của người dân. Họ soạn thảo ra hiến pháp, làm ra luật pháp, thành lập ra đủ các định chế cho bộ máy nhà nước của họ, với mỹ danh pháp quyền trong ý đồ hợp pháp hóa mọi hành vi bất hợp pháp đối với nhân quyền.Hiến pháp 1992 của Việt Nam có ghi đủ loại nhân quyền, nhưng văn kiện này tuy được coi là đạo luật cơ bản mà lại không có hiệu lực cưỡng hành của một đạo luật thường. Riêng về mặt nhân quyền, bản hiến pháp này chỉ là một bảng kê khai các nhân quyền mà muốn được áp dụng, phải thông qua những đạỉo luật thường. Cần nhấn mạnh rằng các đạo luật liên hệ nói là để áp dụng hiến pháp, nhưng thật ra là để giới hạn tối đa các quyền của người dân, đồng thời tăng cường tối đa quyền lực cho chính quyền, đúng hơn cho đảng quyền, vì Đảng chính là cơ cấu duy nhất nắm giữ quyền lực ở Việt Nam, và điều này là một sự thật hiển nhiên, chẳng còn cần phải bàn cãi. Bởi vậy, chính sách nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam chỉ là hệ luận của sự tập quyền cao độ vào trong tay Đảng.Từ thực trạng ấy, chúng ta có thể rút ra bốn kết luận sau đây về chính sách nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam.Thứ nhất, nhân quyền của người Việt Nam sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa không căn cứ vào luật tự nhiên mà vào luật thực định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tức là luật pháp xã hội chủ nghĩa ban phát cho con người quyền nào thì nó được hưởng quyền đó, con người không có những quyền bẩm sinh.Thứ nhì, khi nhà cầm quyền Việt Nam nói pháp quyền thì phải hiểu rằng đó là quyền tuyệt đối của các luật pháp do Nhà nước làm ra rồi tự mình áp dụng, tự mình xét xử, tự mình kiểm soát.Thứ ba, một chính sách nhân quyền lạc hậu như vậy hoàn toàn trái ngược với tinh thần cũng như văn tự các văn kiện quốc tế về nhân quyền mà nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết tôn trọng.Thứ tư, nhà cầm quyền Việt Nam phải dứt khoát lựa chọn. Nếu muốn hội nhập thực sự vào xã hội văn minh thì phải tôn trọng những nhân quyền cơ bản, phổ quát, bất khả phân, bất khả nhượng như đã được ghi trong bản TNQTNQ và quy định trong hai Công ước quốc tế về nhân quyền. Ngược lại, nếu tiếp tục núp dưới danh nghĩa chủ nghĩa xã hội để theo đuổi chính sách đàn áp nhân quyền cố hữu của mình, nhà cầm quyền Việt Nam đã tự tố cáo tội phạm của mình trước các tòa án lương tâm và hình sự của nhân loại.