TRUNG QUỐC: THỦ ĐOẠN TẮM ĂN DÂU Ở TRƯỜNG SA

LỜI GIỚI THIỆU:Thưa quý thính giả. Bên dưới và chung quanh quần đảo Trường Sa có nhiều dầu khí hay không, điều đó chưa ai rõ. Nhưng nếu Trường Sa có dầu hỏa thì ngoài Trung Quốc, các quốc gia cùng đòi chủ quyền trên vùng đảo đó có lẽ khó có cơ hội khai thác. Vào thế kỷ tới, nhu cầu nhiên liệu của Hoa lục sẽ vượt khả năng cung cấp bên trong. Ngoài bài toán năng lượng đóù, một căn cứ ở Trường Sa sẽ là bảo đảm quân sự cho quyền khai thác dầu khí và đánh cá của họ ở vùng xa xôi đó. Xa hơn nữa, Trung Quốc từng công bố chủ quyền của họ đến tận quần đảo Natuna của Indonesia, là khu vực đầy dầu khí. Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản thì biển Đông là luồng vận chuyển hàng hải tối quan trọng và cũng là vùng sinh hoạt của các nước trong Hiệp hội ASEAN. Trong bài báo đăng trên tạp chí Kinh tế Viễn Đông tuần qua, nhiều chuyên gia về Á Châu và Trung Quốc đã cùng phân tích hành vi của Bắc Kinh và nhận định về đối sách của các quốc gia trong khối ASEAN. Bài do Việt Long tóm lược và trình bày sau đây.Hành động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa trong năm nay chứng tỏ họ đã triệt để lợi dụng tình trạng kinh tế khó khăn của các nước trong ASEAN. Năm 1992, Bắc Kinh tỏ ý bành trướng chủ quyền trên biển Đông, Hội Nghị Bộ Trưởng ngoại giao các nước ASEAN bèn ra ngay tuyên bố phản đối. Trung Quốc bị bất ngờ vì phản ứng đó, nên có lùi bước đôi chút. Các quốc gia công bố chủ quyền ở Trường Sa lần lượt cam kết sẽ giải quyết tranh chấp qua đường lối hòa bình và tránh mọi hành động làm cho tình hình thêm phức tạp. Sau đó Trung Quốc đề nghị các xứ liên hệ hãy cùng khai thác khu lãnh hải tranh chấp trước đã, trong khi chờ giải quyết vấn đề chủ quyền. Đến 1995, Trung Quốc lại mon men xây bốn kiến trúc trông như những đài tám góc bao quanh khu đầm lớn ở giữa cụm đảo Vành Khăn. Philippines là nước phản đối mạnh mẽ nhất, và Bắc Kinh lại nhắc lại đề nghị cùng khai thácẦBước sang năm nay, tình hình thực tế tại Trường Sa đã khác nhiều, theo sự mô tả của Bộ trưởng quốc phòng Philippines trong cuộc phỏng vấn hồụi đầu tháng 10. Chỉ tay vào những tấm không ảnh trên bàn, Bộ Trưởng Orlando Mercado nói vắn tắt về một chiến lược quen thuộc của Trung Quốc để lấn chiếm vùng quần đảo hiện đang trong vòng tranh chấp giữa các nước. Sang tháng 10 khi mùa bão chấm dứt, tàu Trung Quốc kéo đến củng cố các công sự trên cụm đảo Vành Khăn, mà họ nói chỉ là nơi trú ẩn cho ngư phủ gặp lúc biển động. Cụm đảo này, mà quốc tế gọi là Mischief Reefs chỉ cách đảo Palawan của Phi có 300 km, mà cách bờ biển Trung Quốc ở nơi gần nhất đến hơn một ngàn km. Bộ trưởng Mercado nói, đảo Vành Khăn sẽ là căn cứ xa nhất của Trung Quốc,và là lưỡi lê chĩa sát vào bụng Philippines. Không ảnh của Philippines cho thấy hải quân Trung Quốc tấp nập chở tới vật liệu xây dựng và sửa sang những kiến trúc bát giác thành các công sự kiên cố, còn hơn cả những công sự họ đã xây dựng trên cụm đá Chữ Thập cũng thuộc Trường Sa. Khoảng 100 công nhân bị chụp ảnh đang xây dựng các khung cho nền bê tông quanh hai kiến trúc bát giác nói trên.Bộ trưởng Mercado cho biết, khi Philippines yêu cầu Trung Quốc rời khỏi Vành Khăn thì khác với thái độ tương đối hòa hoãn trước kia, năm nay, Bắc Kinh trả lời không. Hỏi Bắc Kinh có muốn nhờ quốc tế dàn xếp cuộc tranh chấp không, họ trả lời không. Hỏi có muốn tiến tới thỏa thuận cùng khai thác vùng biển đó hay không, họ trả lời sẽ nghiên cứu vấn đề đó sau. Trong khi đó, Bắc Kinh cảnh cáo rằng máy bay của Phi không được bay thấp hơn 1 ngàn mét trên không phận Trường Sa và hải thuyền của Phi không được đến gần hơn 5 hải lý để tránh những đụng độ ngoài ý muốn. Philippines chỉ còn cách phải làm theo những lời cảnh cáo đó. Nhìn lại 25 năm qua, ai cũng thấy đây là chiến luợc quen thuộc của Bắc Kinh ở biển Đông, mà họ khẳng định là lãnh hải của họ theo lịch sử, và có hành động lấn chiếm mỗi khi lân bang bị lâm vào tình trạng yếu kém. Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa khi đó đang bận đối đầu với quân cộng sản miền Bắc, và Hà Nội đang trong tình trạng cần được Bắc Kinh viện trợ đánh chiếm miền Nam nên không dám nói gì. Năm 1988 khi Việt Nam mở cửa với bên ngoài, cần giảm bớt hình ảnh hiếu chiến, thì Bắc Kinh chiếm luôn một số đảo ở Trường Sa. Khi khối ASEAN đồng thanh phản đối, Bắc Kinh liền tỏ ra hòa hoãn. Ngược với trước đó, phản ứng của các quốc gia ASEAN năm nay rất yếu ớt. Trong tình trạng kinh tế ngặt nghèo hiện nay, các nước ASEAN không muốn gây căng thẳng với Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế còn mở ra những nạn nứt sẵn có giữa các hội viên. Họ cũng không còn đủ ngân quỹ để chạy đua vũ trang. Vì vậy, Bắc Kinh mới mạnh bạo hơn trong kế hoạch lấn chiếm biển Đông và vi phạm thỏa ước song phương ký kết với Manila. Mối quan hệ nồng ấm hơn với Washington cũng giúp Bắc Kinh thêm bạo dạn trong cuộc phiêu lưu đó. Bị yếu thế hơn về mọi mặt, Philippines đang cố lôi kéo sự chú ý của Hoa Kỳ. Đường lối này có đôi chút kết quả, đô đốc Prueher, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, tuyên bố rằng Mỹ đang theo dõi vấn đề rấr sát. Ông nói, nếu các nước cảm thấy đang ở thế mạnh để ra tay, họ sẽ ra tay khi tin rằng sẽ không bị thiệt gì. Đó là điều Trung Quốc đang làm. Đồng thời, một sự ủng hộ mạnh mẽ hơn cho Manila lại đến từ giới lập pháp Hoa Kỳ. Dân biểu Rorabacher, thành viên cao cấp của Ủy ban đối ngoại Hạ viện, đã lên án chính sách của Hành pháp Mỹ với Bắc Kinh và đã cố tình hạ tầm quan trọng của vụ Trường Sa để tránh bị Quốc Hội chỉ trích về đường lối quá thân Bắc Kinh. Ông có mặt trên phi cơ C-130 của không lực Phi bay quan sát hoạt động của Bắc kinh ở Đảo Vành Khăn. Ông còn thấy cả ánh lửa từ những mỏ hàn của công nhân Trung Quốc đang lóe lên bên duới. Dân biểu Rorabacher hứa hẹn sẽ ủng hộ Tổng Thống Joseph Estrada khi Philippines yêu cầu được Hoa Kỳ cung cấp trang bị để tăng cường lực lượng hải quân Phi. Tuy nhiên, gíới quan sát cho rằng môỉt bản tuyên bố chung của ASEAN sẽ giúp Philippines nhiều hơn, như bản tuyên bố hồi năm 1992 đã chứng tỏ. Thế nhưng tại Thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo đã tránh vấn đề. Tổng thư ký ASEAN là ông Rodolfo Severino tuyên bố với báo chí, rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á còn nhiều vấn đề khác hệ trọng hơn để giải quyết, và bản tuyên ngôn kết thúc hội nghị chỉ chứa đựng một lơì tuyên bố qua loa về biển Đông mà thôi.