LỜửI GIỚI THIỆU: Thưa quý thính giả. Trong khi Việt Nam tái xác định vai trò kinh tế của quân đội, thì một trong những kế hoạch của Trung Quốc được giới quan sát quốc tế theo dõi chặt chẽ là kế hoạch chấm dứt những hoạt động kinh doanh của quân đội, để đổi mới cho đạo quân đông đảo này trở thành hùng mạnh thực sự. Công việc lớn lao và khó khăn này đã khiến dư lụận quốc tế tốn nhiều giấy mực bàn cãi, xoay quanh tính khả thi và tác động của nó trên thế cân bằng quân sự trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, cũng như thế chiến lược trên toàn thế giới. Mới đây một viên chức cao cấp nắm trọng trách hàng đầu trong cuộc cải tổ quân đội Trung Quốc nói trên đã đưa ra những lời phát biểu liên quan đến kế hoạch này. Việt Long tóm lược tài liệu và trình bày hiến quí vị thêm chi tiết như sauViên chức nắm trọng trách hàng đầu trong công cuộc đổi mới quân đội Trung Quốc để đưa đạo quân này trở lại đúng với nhiệm vụ quốc phòng, là ông Lưu Chỉ-bân, Chủ Nhiệm Ủy Ban khoa học kỹ thuật và công nghiệp cho quốc phòng. Năm nay 50 tuổi, là một nhân vật được mô tả là cương quyết, ông họ Lưu được giao nắm giữ chức vụ đó, có tầm quan trọng ngang hàng Bộ Trưởng trong chính phủ Trung Quốc. Nhiệm vụ của Uũy Ban ngang bộ này là thực hiện những kế hoạch chấm dứt các hoạt đôỉng kinh doanh của quân đội Trung Quốc, sau đó còn có trách nhiệm vạch ra kế hoạch trang bị cho quân đội để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, tăng cường khả năng tác chiến và tính sẵn sàng chiến đấu cho đạo quân đáng kiêng dè nhất ở Á Châu. Ủy Ban do ông Lưu cầm đầu còn được coi như chiếc cầu nối giữa chính phủ Bắc Kinh và đạo quân từng có những hoạt động khá phóng túng về mặt kinh tế. Mới tuần trước, ông Lưu Chỉ-bân lần đầu tiên công khai nói đến kế hoạch đổi mới việc trang bị cho quân đội. Kế hoạch này, theo giới quan sát quân sự quốc tế, là một trong những chìa khóa mở cánh cửa dẫn Trung Quốc đến địa vị môỉt thế lực quân sự đáng kể trên thế giới như Bắc Kinh hằng mơ ước. Trong buổi nói chuyện dài một tiếng đồng hồ tại cuộc triển lãm không lực quốc tế tổ chức tại Chu Hải, ông Lưu tỏ ra tin tưởng rằng nỗ lực tách quân đội ra khỏi lãnh vực kinh tế sẽ thành công. Ông còn cho biết Ủy Ban ngang bộ của ông có trọng trách kiểm soát điều hành việc xuất nhập khẩu các trang bị quốc phòng. Thành công trong nhiệm vụ này, Trung Quốc sẽ được các quốc gia phương Tây hoan nghênh, vì họ không muốn Trung Quốc cứ xuất khẩu kỹ thuật và vũ khí hạch nhân với hỏa tiễn sang những quốc gia hiếu chiến như trước đây.Vị chủ nhiệm họ Chu rõ rệt tỏ ra không mấy ưa thích việc kinh doanh của quân đội để bù thêm vào ngân sách quốc phòng, với các nhà chứa, khiêu vũ trường, công ty dược phẩm, sân golf, xuởng chế tạo xe gắn máy.Ông cho rằng những hoạt động đó chỉ là những hoạt động bất thường trong một hoàn cảnh lịch sử bất thường, và Nhà nước Trung Quốc thấy rằng đó không phải là con đường tốt đẹp cho quân đội. Ông nói, quân đội phải phụ thuộc vào quốc gia, nếu không tập thể đó sẽ có những biểu hiện không lành mạnh. Mọt chuyên gia về nền quân sự Trung Quốc thuộc đại học Miami, Hoa Kỳ, bà Dreyer, nhận xét rằng khi tuyên bố như trên, ông Lưu đã vuợt khỏi khuôn khổ thông thường của Trung Quốc trong lời phê bình quân đội. Điều đó chứng tỏ Chủ tịch Nhà nước và Thủ Tướng Trung Quốc đang thực hiện những kế hoạch quan trọng để đưa quân đội vào duới quyền kiểm soát của Đảng Cộng Sản và chính quyền Bắc Kinh. Được công bố lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 6 năm nay, kế hoạch đổi mới này bao gồm hai phần quan trọng. Giai đoạn đầu là buộc quân đội dứt khoát từ bỏ mọi hoạt động kinh tế để chú trọng vào nhiệm vụ quốc phòng. Các hoạt đôỉng kinh tế này bao gồm từ những đại tổ hợp công ty do các tướng lãnh cao cấp điều hành, cho đến những vụ kinh doanh nhỏ hơn do cấp trung đoàn, tiểu đoàn phụ trách. Mục tiêu cho giai đoạn đầu là cuối năm nay các công ty cỡ lớn phải được chuyển giao cho Ủy Ban khoa học kỹ thuật và công nghiệp cho quốc phòng do ông Lưu Chỉ-bân làm chủ nhiệm. Trong khi đó các chính quyền cấp tỉnh sẽ lãnh nhận các công ty nhỏ hơn, hiện do bảy quân khu Trung Quốc điều hành. Số công ty của quân đội còn lại sẽ do các chính quyền cấp huyện và thành phố lãnh quyền quản lý.Vẫn theo sự tiết lộ của ông Lưu chỉ-bân, giai đoạn hai là kế hoạch trang bị hiện đại cho quân đội, bằng cách sản xuất hay nhập khẩu từ nước ngoài. Kế hoạch hiện đại hóa này đã thất bại trong thời gian 20 năm nay, khiến quân đội Trung Quốc vẫn òn lạc hậu về trang bị, nhất là về không lực và hải lực. Từ tháng ba năm nay, Trung Quốc đã tổ chức một cơ quan mới trong quân đội, gọi là Cơ quan Tổng trang bị. Ông Lưu cho biết, Cơ quan Tổng Trang Bị nắm giữ trách nhiệm nghiên cứu và đề nghị các loại vũ khí hiện đại lên cấp trên trực tiếp là Ủy Ban khoa học kỹ thuật và công nghiệp cho quốc phòng do ông Lưu cầm đầu. Ủy ban này sau đó sẽ nghiên cứu để quyết định xem loại vũ khí nào sẽ được ngành công nghiệp trong nước sản xuất, loại nào câụn phải nhập khẩu.Những điều tiết lộ mới mẻ như trên cho thấy kế hoạch đổi mới quốc phòng của Trung Quốc là điều chắc chắn sẽ được thực hiện. Các cấp lãnh đạo của Trung Quốc đã biểu lộ quyết tâm cao nhất trong vấn đề này, và họ không muốn, cũng như không thể nào lùi bước được nữa.