Lời giới thiệu: Các giới chức quân sự Hoa Kỳ và Philippines cho hay vào ngày Chủ nhật tới đây, khoảng 400 binh sĩ Mỹ sẽ đổ bộ lên đảo Basilan, trong kế hoạch giúp binh sĩ Phi trong công tác chống khủng bố. Bản tin của Tân Hoa Xã đánh đi từ Manila cho hay đại tướng Charles Holland, tư lệnh các lực lượng đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ đã đến Phi, để thảo luận với các tướng lãnh nước bạn trước khi cuộc thao diễn bắt đầu. Gia Minh trình bày chi tiết hơn về diễn tiến này trong bài viết sau đây...Hôm thứ Tư, sau nhiều cuộc thương thuyết gay go, cuối cùng Washington và Manila đã ký kết thỏa thuận ấn định nhiệm vụ của lực lượng Hoa Kỳ trong chiến dịch chống Abu Sayyaf lần này tại Philippines. Tiến trình thương thảo này cho thấy tính chất tế nhị của việc lính Mỹ trở lại Philippines.Được biết các binh sĩ Hoa Kỳ sẽ cũng với khoảng 1,200 binh sĩ Phi tham dự cuộc tập trận hỗn hợp. Cuộc thương thảo đã phải trải qua rất nhiều cuộc họp để đàm phán về từng điểm một trong bản thỏa thuận, sau đó là một cuộc thương thảo cuối cùng qua đường truyền hình vệ tinh. Nhưng rốt cuộc hai nước Philippines và Hoa Kỳ đã ký kết được văn kiện quy định vai trò cũng như những giới hạn của việc lính Mỹ can thiệp vào Philippines. bát đồng lớn nhất liên quan tới dây chuyền chỉ huy. Trên vấn đề này, phía Hoa Kỳ đã thắng thế. Về mặt lý thuyết, mọi quân nhân đều đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh quân đội Philippines, nhưng trên hiện trường thì mỗi nước đều giữ quyền điều hành lực lượng của mình. Tuy nhiên, chính quyền Manila đã không chịu nhượng bộ trên một số điểm khác, chẳng hạn như không để cho quân đội Hoa Kỳ thiết lập căn cứ cố định thường trự. Một thí dụ khác, các hoạt động quân sự hỗn hợp chỉ nhắm ào lực lượng Abu Sayyaf mà thôi chứ không mở rộng qua các nhóm du kích khác đã bắt đầu mở đàm phán với chính quyền Philippines, đó là trường hợp của phong trào du kích Hồi Giáo MILF hoặc phong trào du kích cộng sản.Quá trình thương thuyết gay go để đúc kết thỏa thuận trên đây cho thấy là việc lính Mỹ trở lại vùng thuộc địa cũ của mình vẫn gây tranh cãi. Một tấm ảnh mới đây đã khuấy động dư luận. Ảnh chụp 2 người lính Mỹ mặc thường phục tay giương cao 2 khẩu súng M-16 trước cửa một ngân hàng ngay trong thành phố. Trên nguyên tắc họ lo việc bảo vệ một đồng đội đến ngân hàng để rút tiền, nhưng nhiều đại biểu dân cử Philippines đã tỏ ý bực tức. Theo họ, các lính Mỹ không có nhiệm vụ đến Philippines để làm cảnh sát.Thỏa thuận quân sự vừa đạt được giữa Hoa Kỳ và Philippines cũng gặp phải nhiều sự chống đối. Những cuộc biểu tình chống Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra ở gần tòa đại sứ Mỹ tại Manila. Những người chống đối nói quyết định cho binh sĩ Mỹ hoạt động trên đất Phi là vi hiến, chủ quyền của quốc gia đã bị xâm phạm, đồng thời còn đi xa hơn, cho rằng chính phủ và nhân dân Phi sẽ bị cộng đồng thế giới coi thường, xem quốc gia của họ chẳng khác gì một thuộc địa của Mỹ.Đối với những người chống lại sự hiện diện của binh sĩ Hoa Kỳ tại Phi, bà Gloria Arroyo, tổng thống nước này gọi họ là những người không thật lòng quan tâm đến an ninh quốc gia, hoặc là những kẻ có cảm tình với bọn chuyên bắt cóc con tin Abu Sayyaf.