Lời giới thiệu: Thỏa thuận giữa Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cùng hai chính phủ Việt Nam và Cambodia về vấn đề hồi hương người Thượng tị nạn tại xứ Chùa Tháp về Việt Nam đã bắt đầu được thực thi vào thứ Ba tuần này. Trong khi chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm an toàn cho người trở về, thì thân nhân của người tỵ nạn tiếp tục tố cáo việc họ bị chính quyền địa phương làm khó. Tổng hợp tin tức của các hãng thông tấn quốc tế, Gia Minh trình bày vấn đề liên hệ trong phần sau...Hôm thứ Ba, nhóm đầu tiên gồm 15 người Thượng tỵ nạn tại Cambodia đã được các nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn LHQ đưa về nước. Đây là nhóm thuộc khoảng 1.000 người Thượng từ cùng Cao Nguyên trung phần Việt Nam chạy sang xứ Chùa Tháp xin tị nạn, bị đưa trở về Việt Nam theo một thỏa thuận đạt được giữa các chính phủ Việt Nam, Cambodia và cơ quan phụ trách về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Giêng vừa qua.Hồi tuần trước, một nhóm chuyên viên của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đã đến quan sát tình hình tại Tây Nguyên, và sau đó kết luận rằng thực tế tại đây cho thấy những người Thượng tị nạn sẽ được an toàn sau khi hồi hương.Theo các thỏa thuận đạt được, lẽ ra toán đầu tiên gồm hơn 100 người Thượng đã được đưa trở về Việt Nam vào ngày thứ bảy vừa qua. Thế nhưng do có sự quan ngại từ các tổ chức giám sát nhân quyền cũng như của chính phủ Hoa Kỳ về sự an nguy của những người trở về, nên công việc đã bị đình lại. Các tổ chức này yêu cầu các phía liên hệ phải thông báo cho những người sắp hồi hương biết rõ tình hình hiện nay tại các buôn làng của họ.Trước việc trì hoãn này, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Phan Thúy Thanh lên tiếng cho rằng Hoa Kỳ đã đưa ra những phát biểu vô trách nhiệm và không tôn trọng các quyết định của Cao Ủy Tị Nạn LHQ. Việt Nam cũng cho rằng mục đích của chính phủ Hoa Kỳ thông qua việc cố tình làm trì hoãn tiến trình này chỉ là nhằm để bôi xấu Hà Nội.Về việc hồi hương nhóm 15 người thượng Tây Nguyên đầu tiên hôm thứ Ba 19-2, ông Indrika Ratwatte Ờ đại diện của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ tại Bangkok - phát biểu rằng việc hồi hương này là tự nguyện. Tuy vậy, phát ngôn viên của tổ chức này cũng nhắc lại là Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ sẽ tiếp tục kiểm tra kỹ lưỡng về vấn đề này.Thuộc trong nhóm 15 người đầu tiên được đưa trở lại Cao Nguyên, một thanh niên 18 tuổi tên Dem đã phát biểu rằng cuộc sống tại buôn làng Tây Nguyên trước kia rất khổ cực, thế nhưng cuộc sống của những người Thượng trong trại tỵ nạn tại Cambodia lại càng khổ hơn; và vì thế Dem và hai người bạn khác quyết định trở về. Theo ông Y Jut Buon To, hiện là cố vấn tối cao của Hội Đồng Sắc Tộc Việt Nam tại Hoa Kỳ thì nguyên nhân nhiều người muốn trở về vì họ phải cời đợi quá lâu mà không thấy có những hỗ trợ gì cho họ. Đặc biệt tâm lý người Thượng là không thể sống ly khai gia đình trong thời gian dài.Trong khi đó, một số thân nhân của những Thượng tỵ nạn lại phát biểu với phái đoàn phóng viên được chính phủ Việt Nam cho phép đến vùng Tây Nguyên vào hôm thứ ba, rằng hiện nay họ vẫn bị nhân viên an ninh theo dõi chặt chẽ cũng như không được phép hành đạo.Khi phái đoàn phóng viên đến làng Tuoc Biek thì nhiều nhụ nữ đã nói với phóng viên rằng chính quyền không cho phép họ hành đạo với lý do đó là đạo Tin Lành Dega. Tưởng cũng nên nhắc lại là chính quyền Hà Nội cho rằng những vụ nổi dậy trước đây tại vùng Tây Nguyên là do những người Thượng sống ở Hoa Kỳ xúi giục những đồng bào của họ trong nước thành lập một nước độc lập với tên gọi Dega. Đối với vấn đề này, ông Y Jut Buon To cho rằng đây chỉ là cái cớ mà chính quyền Hà Nội đưa ra để đàn áp người Thượng, chứ trên thực tế đạo Tin Lành đã có lâu nay tại vùng Tây Nguyên.Khi những phụ nữ trong làng than vãn cùng các phóng viên thì nhân viên chính phủ đi cùng phái đoàn yêu cầu các nhà báo lên xe rời khỏi và cho rằng tình hình không được an toàn.Tại làng Chư Sê, chuyến viếng thăm của các nhà báo cũng bị rút ngắn. Tất cả những người được hỏi tại làng này đều cho rằng nguyên nhân của cuộc đấu tranh trước đây là do chính quyền ngăn cản họ hành đạo Tin Lành.Một phụ nữ tại làng Bong Phun nói với phóng viên báo chí rằng, mặc dù bà nhớ chồng rất nhiều, nhưng bà chưa muốn ông trở về vào lúc này. Một phụ nữ 30 tuổi tại buôn Tuoc Biek thuộc huyện Gia Rai, tỉnh Gia Lai nói rằng nếu như chồng bà hồi hương mà không có chuyện gì xảy ra cho ông thì bà rất muống chồng trở về. Tuy nhiên, họ vẫn nghi ngại. Anh BỖLun, người đã từng cố chạy trốn sang Cambodia nhưng không thành và hiện sống tại tỉnh Kon Tum cho biết khi công an biên phòng bắt anh về họ đã đánh đập anh. Anh nói với các phóng viên rằng những người hồi hương có thể phải đến trình diện chính quyền địa phương khi trở về.