Nghệ sĩ Hoài Trung từ trần tại Los Angeles, hưởng thọ 83

Lời giới thiệu: Nghệ sĩ Hoài Trung, giọng nam chính trong ban hợp ca Thăng Long, đã từ trần vào ngày 27 tháng Bảy vừa qua tại Los Angeles, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Trước sự mất mát to lớn này của nền âm nhạc Việt Nam, Thy Nga xin mời quý vị cùng nhìn lại những chặng đường trong cuộc đời của người nghệ sĩ tài danh này...

Các quý vị ở tuổi cao niên, từng xem ban hợp ca Thăng Long trình diễn, hẳn chưa quên Hoài Trung. Hát cùng với các em Phạm Đình Chương Hoài Bắc, Thái Hằng và Thái Thanh, giọng ông nổi lên mạnh mẽ trong các bản như ỘTiếng dân chàiỢ, ỘHội trùng dươngỢ, ỘHò leo núi, ỘTình hoài hươngỢ ...

Tuy nhiên, khán thính giả yêu mến Hoài Trung, không phải vì giọng ca ỘtenorỢ đó mà là vì phong cách đặc biệt trong sự trình diễn của ông, như tiếng ngân dài tuyệt vời trong bản ỘÔ-mê-lyỢ hay tiếng giả làm ngựa hí trong bản ỘNgựa phi đường xaỢ. Hoài Trung lại có tài chọc cười, thành ra cứ thấy ông xuất hiện trên sân khấu là khán giả đã cười rồi.

Thưa quý vị, Hoài Trung không còn nữa! Người ca nhạc sĩ tài danh này đã lìa đời vào ngày 27 tháng Bảy vừa qua tại vùng Los Angeles thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ. Nơi đây, ông đã cùng gia đình, và đại gia đình nghệ sĩ họ Phạm, đến định cư sau biến cố 1975 của đất nước.

Hoài Trung tên thật là Phạm Đình Viêm, sinh ngày 20 tháng Bảy năm 1920 tại Hà Nội trong một gia đình nghệ sĩ. Cụ ông chơi đàn bầu, cụ bà gẩy đàn tranh, và các anh em ông thì, như quý vị đã rõ, đều là những tên tuổi gắn liền với nền âm nhạc, kịch nghệ và điện ảnh Việt Nam.

Có tài ca diễn từ nhỏ, Phạm Đình Viêm chuyên hát những bài Ta theo điệu Tây, và các bài cải cách. Vừa khi Phạm Đình Viêm trưởng thành thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ trên toàn quốc, ông gia nhập đoàn văn nghệ Giải Phóng đi lưu diễn vùng trung du và thượng du Việt Bắc vào các năm 46, 47 và 48.

Sau đó, ông phục vụ trong Trung Đoàn 304 tại Khu 4 Thanh Hóa trong hai năm 48 và 49.

Vào Nam từ năm 1951, Hoài Trung cùng các em Phạm Đình Chương Hoài Bắc, Thái Hằng, Thái Thanh, và em dâu Khánh Ngọc thành lập ban hợp ca Thăng Long. Nhạc sĩ Phạm Duy, chồng của Thái Hằng, tiếp tay đưa ban nhạc này lên tên tuổi hàng đầu. Trên các sân khấu khi ấy, những buổi trình diễn vui tươi của mấy anh em nghệ sĩ này rất được khán thính giả yêu mến. Những nhạc bản do họ trình bày cũng, qua làn sóng điện của đài phát thanh quốc gia, đài Pháp Á, đài Tiếng Nói Tự Do,... tới với thính giả khắp miền Nam.

Thưa quý vị, vào năm 1967 ở Saigòn, một phòng trà ấm cúng mở cửa nơi tầng dưới của khách sạn Catinat với sự trình diễn hằng đêm của Hoài Trung, Hoài Bắc và Thái Thanh.

Thái Hằng thì không góp mặt nữa vì còn bận gia đình con cái.ỘĐêm mầu hồngỢ đến với những người yêu nhạc, như thế được 6 năm, để lại một dấu ấn rất rõ trong đời sống âm nhạc của miền Nam.

Ngoài những đóng góp của ông trong việc phát triển tân nhạc Việt Nam, Hoài Trung còn xuất hiện trong một số phim sản xuất từ Saigòn.

Sau năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ và cư ngụ tại Pasadena. Tới năm 79, đoàn tụ lại với Hoài Bắc, và cháu là ca sĩ Mai Hương, con gái của ông anh cả Phạm Đình Sỹ, thì Hoài Trung lại tiếp tục ca hát trong ban hợp ca Thăng Long Hải Ngoại Ban này từng đi lưu diễn tại các cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và Âu châu, đem lại niềm vui cho đồng bào xa quê hương.

Thời gian trôi qua, Hoài Bắc và Thái Hằng đã lìa đời, nay tới lượt Hoài Trung. Ông mất hôm 27 tháng Bảy vừa qua tại vùng Los Angeles, để lại vợ và 4 con. Sự ra đi của người nghệ sĩ tài danh này là mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam và cho những người từng yêu mến phong cách trình diễn và giọng hát của ông.