Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt nội dung, bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạng

Trong năm 2020, đảng và chính phủ Việt Nam tiếp tục gia tăng thúc ép các công ty có nền tảng mạng xã hội như Facebook và Youtube phải tăng cường kiểm duyệt, gỡ bài viết, video bị dán nhãn là “chống phá” nhà nước.

Nhiều người dùng mạng xã hội ở Việt Nam cho biết Facebook hoặc Youtube thường xoá bài viết hay thậm chí là khoá luôn tài khoản vì họ đưa những thông tin liên quan đế tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là các sự kiện chính trị quan trọng mà nhà nước không muốn thông tin lan toả đến người dân.

Có ít nhất 4 người mà RFA phỏng vấn nói rằng tài khoản của họ nhiều lần bị hạn chế, xoá bài với những lí do không rõ ràng, không thuyết phục.

Nhiều người dùng bị gỡ bỏ nội dung trên mạng xã hội

Ông Lê Trung Khoa, chủ bút mạng báo Thời Báo ở Đức cho hay ông thường xuyên bị Youtube hạn chế lan truyền các video tin tức thời sự, chính trị ở Việt Nam:

"Nhiều lần chứ. Việc này mình đã gửi toàn bộ bá o c áo cho tổ chức Ph ó ng viên không biên giới tại Đức.

Thường là nhắm và o c ác video về vấn đề xảy ra, các vụ việc lớn. Ví dụ như vụ việc ở Đồng Tâm, các vụ việc bắt bớ mà mình có làm tin, hoặc là vụ việc liên quan đến vụ bắt c ó c ông Trịnh Xuân Thanh… Các tin tức đó thì thường bị phía Việt Nam yê u c ầu ngưng phát tán ở Việt Nam.

Tất cả những thông tin đó mình đề u c ập nhậ t l ại toàn bộ, rồ i cù ng với tổ chức Ph ó ng viên không biên giới phản đối lại việc YouTube đã làm theo ý muốn của nhà cầm quyền đảng Cộng sả n Vi ệt Nam."

Ông Nguyễn Lân Thắng, một người hoạt động xã hội được nhiều người theo dõi trên Facebook nói việc bị hạn chế hoặc tự động xoá bài viết xảy ra khá thường xuyên:

"Có một số bài viết tôi bị hạn chế hiển thị nội dung ở Việt Nam. Những bài viết cũng có ảnh hưởng dư luận, tác động đến tâm tư tình cả m c ủa rất nhiều người, có lượt like và chia sẻ rấ t l ớn. Điển hình như là một bà i c ó đến 6 ngàn lượt chia sẻ.

Ngoài ra, còn có một hiện tượng nữa là rất nhiều người họ không nhìn thấy tin tức của tôi nổi trên newfeed của họ nữa. Mặc d ù họ cài đặt tài khoản của tôi ở chế độ "See first" tức là xem trước, nhưng mà họ phải vào tận nơi thì mới nhìn thấy nội dung trên tường nhà tôi."

Ông Quang, hiện đang là admin của một trang fanpage chuyên cung cấp, đăng tải các thông tin, kiến thức về quyền và luật pháp cho người dân, cũng than phiền rằng lượng tương tác bị hạn chế, xuống thấp kỷ lục trong năm 2020. Facebook có đôi lần thông báo với ông Quang rằng những video bị hạn chế là do “vi phạm luật pháp địa phương”.

Việt Nam tăng cường kiểm duyệt, yêu cầu gỡ bỏ nội dung “phản động”

Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện báo cáo “Kiểm duyệt và hình sự hoá Tự do biểu đạt tại Việt Nam”, do tổ chức Ân xá Quốc tế công bố hồi đầu tháng 12 cho biết:

Trong vấn đề yêu cầu xoá nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, cơ chế làm việc giữa chính phủ Việt Nam và các công ty công nghệ như Facebook, YouTube đã được ông Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nói rất rõ trong một cuộc họp Quốc hội. Đó là hiện nay, Bộ TT-TT đã thành lập hẳn một nhóm làm việc chuyên biệt, giao tiếp với Facebook và YouTube hàng ngày để gửi cho các công ty này danh sách các nội dung cần phải được gỡ bỏ.

Cho nên, giữa nhà nước Việt Nam với các công ty công nghệ hiện giờ có tần suất làm việc hàng ngày. chứ không giống như trước đây là đợi đến khi có một sự kiện nào đó xảy ra thì họ mới yêu cầu Facebook và YouTube tăng cường kiểm duyệt nội dung.

Đặc biệt là trong năm 2020 này, họ đã tăng cường việc giám sát các nội dung ở trên mạng xã hội và tăng cường việc yêu cầu các công ty công nghệ này phải kiểm nghiệm nội dung trong mỗi ngày.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh hùng giải trình trước Quốc hội vào tháng 11/2020 vừa qua cho biết Bộ TT-TT đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, phối hợp đưa ra nhiều giải phát quyết liệt để ngăn chăn tình trạng các tài khoản mạng xã hội như Facebook và Youtube đăng tải các thông tin mà ông hùng gắn nhãn là “kích động, chống phá nhà nước Việt Nam”.

Theo ông Hùng, từ năm 2018 đến hết tháng 8/2020, “Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin bị cho ‘xấu, độc’ của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của YouTube tăng từ 50% lên 90%. Số lượng gỡ bỏ dạng thông tin này của Facebook năm 2020 là tăng lên 30 lần so với năm 2017 và số lượng gỡ bỏ trên YouTube năm 2020 tăng 8 lần so với 2017. Số trang bị cho ‘giả mạo’ phải gỡ bỏ cũng tăng 8 lần so với 2017”

Cũng theo lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, tính riêng trong 8 tháng đầu năm nay, Facebook đã gỡ gần 1.100 bài viết, 154 fanpage đăng thông tin ‘sai sự thật, tuyên truyền chống pháp đảng và nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.’

Đối với Google, cụ thể là trên YouTube, Bộ này đã yêu cầu ngăn chặn và gỡ bỏ 15.115 video bị coi là vi phạm, gỡ bỏ 24 kênh YouTube ‘phản động’, thường xuyên đăng tải nội dung “chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước”. Mỗi kênh có khoảng 1.000 video.

Kiểm duyệt nội dung vì tuân theo luật pháp Việt Nam

Những người mà Đài Á châu Tự do phỏng vấn nói rằng khi bị xoá bỏ hoặc hạn chế tương tác đối với các bài viết hoặc video, Youtube và Facebook thường thông báo rằng họ dựa trên pháp luật của nước sở tại, theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Thậm chí có nhiều bài viết bị xoá một cách âm thầm mà không cần thông báo.

"Có nhiề u video m à họ không muốn được lan tỏa ở Việt Nam thì chính phủ Việt Nam yê u c ầu YouTube là phải kh ó a video ấy ở Việt Nam, thì mình sẽ nhận được cái email là vì lý do lu ật phá p ở địa phương, theo yê u c u c a ch ính phủ, chúng tôi bắt buộc phải kh ó a video n ày tại Việt Nam." - Ông Lê Trung Khoa nói

"Họ đưa ra lý do đạ i lo ại là liên quan đến các luậ t l ệ của địa phương, mà cũng không có một cá i c ơ chế nào để phản hồi lại. họ chỉ thông báo như vậy thô i. " - Ông Nguyễn Lân Thắng nói.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, chính phủ Việt Nam viện dẫn nghị định 72, ban hành năm 2013 để yêu cầu các công ty công nghệ phải gỡ bỏ nội dung theo “đúng luật Việt Nam”:

"Đối vớ i c ác công ty công nghệ thì họ thường chỉ đá p ứng các yê u c ầu kiểm duyệ t l ên các bài đăng cụ thể chứ hiếm khi họ kiểm duyệt toàn bộ tài khoản đó.

Bên phía nhà nước thì hiện nay, một khi đã yê u c u c ác công ty công nghệ kiểm duyệt nội dung thì họ thường dựa và o c ác nghị định, mà một trong những nghị định rất nổi tiếng bây giờ đó là Nghị định 72, để yê u c u c ác công ty này phải bằng cá ch n ào đó khiến cho các nội dung này, hoặc là bị gỡ bỏ, hoặc là không xuất hiện vớ i c ác ngườ i dù ng ở Việt Nam."

Nghị định 72 về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, điều 5 nghiêm cấm “Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…”

Điều 22, khoản 1 quy định “Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp Luật liên quan của Việt Nam.”

Điều 25 của nghị định này yêu cầu đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội theo quy định của Bộ TT-TT. Bảo đảm chỉ những người đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được thiết lập trang cá nhân.

Trong bản báo cáo “Kiểm duyệt và hình sự hoá Tự do biểu đạt tại Việt Nam”, tổ chức Ân xá Quốc tế có yêu cầu các các công ty công nghệ giải trình về tình trạng xoá bài viết, video, hạn chế hoặc khoá các tài khoản có đăng những thông tin có nội dung về chính trị, xã hội, nhân quyền ở Việt Nam.

Facebook phản hồi rằng trong Báo cáo Minh bạch mới nhất của của Facebook đã thể hiện rõ ràng cam kết trong việc bảo vệ tiếng nói của người Việt Nam trong một môi trường nhân quyền đầy thách thức.

Facebook cho biết chỉ “hạn chế quyền truy cập vào tổng số 834 bài tại Việt Nam trên cơ sở các yêu cầu pháp lý địa phương, một phần rất nhỏ trong số hàng trăm triệu bài được đăng ra trong cùng lúc. Điều này xảy ra bất chấp một thực tế là cũng trong thời gian đó việc cung cấp các dịch vụ của Facebook phải chịu áp lực chưa từng có từ giới chức Việt Nam.”

Cũng trả lời các câu hỏi của Ân xá Quốc tế, Google cho biết họ đánh giá các yêu cầu xoá bỏ nội dung của chính phủ, đối chiếu với các tiêu chuẩn nhân quyền, và thực hiện một số biện pháp để thu hẹp các yêu cầu này.

Theo Google, “Khi xóa bỏ nội dung, chúng tôi thực hiện cách tiếp cận ít hạn chế nhất để xóa bỏ, bằng cách chặn nội dung đó ở khu vực pháp lý liên quan, trong khi vẫn để hiển thị nội dung đó ở các khu vực pháp lý khác trên toàn cầu.

Đối với những yêu cầu xóa không đủ cụ thể hoặc thiếu bằng chứng hỗ trợ, chúng tôi yêu cầu gửi thêm thông tin trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào… Google đã lập một nhóm những người nói tiếng Việt được thuê đánh giá nội dung để ứng phó trước một lượng lớn các yêu cầu từ chính phủ Việt Nam.”

Vi phạm nghiêm trọng Quyền tự do ngôn luận

Ông Nguyễn Trường Sơn khẳng định dù các công ty công nghệ có viện lí do rằng buộc phải tuân theo luật pháp nước sở tại, thì cũng không thể chối cãi được rằng họ cùng với chính quyền Việt Nam đang bóp nghẹt tiếng nói người dân trên không gian mạng:

"C ho d ù phía nhà nước có cho rằng đó là những nội dung chống phá hoặc là bên phí a c ác công ty công nghệ có bao biện rằng đâ y l à các nội dung vi phạm luật phá p s ở tại thì cũng không thể nà o ch ối cải được rằng họ đã lạm dụng các công cụ pháp lý, cũng như những quyền lực mà mình có để b ó p nghẹt quyền tự do bi ểu đạt của ngườ i d ân trên không gian mạng của ngườ i dù ng. Theo tiêu chuẩn nhân quyề n qu ốc tế thì rõ ràng đây là hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng."

Ông Quang nói rằng việc Facebook hạn chế tương tác các video trên fanpage của ông là đã ngăn cản quyền Tự do tiếp cận thông tin của người dân:

"Đây rõ ràng là một điều sai trái. Bởi vì tụi mình đang làm những video về quyền hoặc luật pháp, ch ỉ đơn thuần là đưa kiến thức đến cho ngườ i d ân. Tuy nhiên, việc bị Facebook hạn chế nội dung làm cho người dân không có quyền để tiếp xúc vớ i chi ều hướng thông tin độc lậ p v à các thông tin về kiến thức."

Theo quan điểm của ông Lê Trung Khoa, khi Việt Nam đã ký hiệp định Thương mại Tự do với Châu Âu thì Việt Nam phải có nghĩa vụ hành xử công bằng với các công ty của Châu Âu. Nghĩa là, nước Đức không bao giờ chặn bất kì một thông tin hay video nào từ Việt Nam, thì Việt Nam cũng phải làm điều tương tự như vậy đối với các công ty truyền thông từ Đức.

Hành động trong thời gian tới

Những người hoạt động, tổ chức nhân quyền cho hay họ sẽ có những hành động trong tương lai, bằng nhiều cách khác nhau nhằm buộc chính quyền Việt Nam và cả các công ty có dịch vụ nền tảng mạng xã hội phải tôn trọng quyền tự do lên tiếng của người dân trên không gian mạng.

Ông Nguyễn Lân Thắng mong rằng các quốc gia tiến bộ sẽ có các cơ chế giám sát và chế tài những công ty vào vì lợi ích kinh tế mà gạt bỏ các quyền tự do căn bản:

" Facebook đã có một sự thỏa hiệ p v i c ác chính quyền độc tài trong việc b ó p nghẹt quyền tự do ngô n lu ận để phục vụ cho lợi ích kinh tế của họ. Đâ y l à một điều rất đáng lên án. Mong muốn là cộng đồng quốc tế, các quốc gia tiến bộ sẽ có các chế tài hoặc có các biện pháp pháp lý để thúc đẩy Facebook phả i tu ân thủ các giá trị của xã hội vă n minh. "

Ông Lê Trung Khoa cho biết trong thời gian tới sẽ cùng với tổ chức Phóng viên không biên giới lên tiếng, tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải chấp nhận tự do thông tin và hành xử công bằng với các doanh nghiệp truyền thông Châu Âu:

"Trong thời gian tới mình sẽ c ù ng với tổ chức Ph ó ng viên không biên giới và nhiều tổ chức khác yê u c ầu Google phả i c ó biện pháp làm việc và n ó i chuyện với Việt Nam, để nhà cầm quyề n Vi ệt Nam hiểu và chấp nhận những thông tin tự do, như là phía Việt Nam được tự do đưa thông tin ra nước ngoài.

Ngoài ra, mình cũng có làm việc với Quốc hội Đức để họ cũng có sức é p, yê u c ầu Việt Nam phải không tôn trọng nhiều nhất có thể tự do b á o ch í củ a c ác nước châu Âu và công bằng đối vớ i c ác doanh nghiệp truyền thông."

Đối với tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Sơn nói trong thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi sát sao những diễn biến ở Việt Nam, đặc biệt là trên không gian mạng xã hội Facebook và YouTube để đánh giá tình hình, chiều hướng kiểm duyệt nội dung trong tương lai là như thế nào. Ân xá Quốc tế cũng sẽ tiếp tục làm việc với các công ty công nghệ và cả chính quyền Việt Nam để đòi hỏi các bên phải tôn trọng quyền tự do biểu đạt của người dân Việt Nam:

"Về phía những ngườ i dù ng mạng xã hội thì sắp tới Ân xá Quốc tế cũng sẽ đưa ra các chương trình giá o d ục trên không gian mạng, làm thế nào để bả o v ệ quyề n ri êng tư của mình khi d ù ng mạng xã hội, để biểu đạt những chính kiến của mình trong lĩnh vực chính trị xã hội.

Và rất có thể chúng tôi cũng sẽ làm việc vớ i c ác chính quyền liên quan, như chính phủ Hoa Kỳ, để thúc giục chính phủ này có những động thá i c ụ thể yê u c u c ác công ty công nghệ như G oogle v à Facebook phải tôn trọng nhân quyền, đặc biệ t l à quyền tự do ngô n lu ận của ngườ i dù ng khắp nơi trên toàn thế giới và ngườ i dù ng ở Việt Nam."

Trong năm 2021 sắp tới, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sẽ yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội để ngăn chặn tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thông tin 'sai lệch về tình hình đất nước, bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt về cá nhân, đưa thông tin giả mạo làm hoang mang trong nhân dân.'

Ông nói yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội để người sử dụng không còn nghĩ rằng lên mạng xã hội là 'vô danh, vì thế mà vô trách nhiệm.'