Nhân ngày kỷ niệm mốc lịch sử này, Khoa Diễm có buổi nói chuyện với chị Nguyễn Thị Hoàng Vân, Giám đốc Điều hành của Quỹ CEP để tìm hiểu thêm về những thành tựu cũng như mục đích trong tương lai Quỹ.
Một tổ chức xã hội phi lợi nhuận
Khoa Diễm: Cám ơn chị Vân rất nhiều đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện hôm nay. Chị có thể nói sơ về Quỹ CEP cũng như lý do vì sao quỹ đã được thành lập?
Hoàng Vân: Mười chín năm trước đây, tại thời điểm đó Việt Nam bắt đầu vào công cuộc đổi mới, và trong lúc đó tình trạng thất nghiệp và không có việc làm rất là cao tại TP và vấn đề về lạm phát. Cho nên lúc đó công đoàn TP HCM đã có một cuộc tiếp xúc với APDC của Châu Á Thái Bình Dương và họ có giới thiệu về mô hình ngân hàng Rabin Bank của Giáo sư Unus.
Lúc đó ý tưởng đến với công đoàn là làm thế nào để mình có một cái quỹ mà có thể phục vụ cho công nhân lao động nghèo của thành phố để trực tiếp tham gia vào việc tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Sau đó thì quỹ được ra đời từ năm đó, năm 1991. Mình xác định là một tổ chức xã hội phi lợi nhuận và đến bây giờ vẫn vậy.
Phương châm và mục tiêu
Khoa Diễm: Thưa chị, chúng tôi nhận thấy là vấn đề tham nhũng vẫn diễn ra hàng ngày tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, vậy làm cách nào mà quỹ CEP có thể giữ được sự trong sạch và làm việc một cách hiệu quả như vậy trong một thời gian dài như hiện tại?
Hoàng Vân: Chị cũng rất tiếc phải nói rằng vấn đề về tham nhũng ở đâu cũng có và ở Việt Nam cũng còn rất là nhiều. Riêng đối với quỹ CEP của mình thì điều quan trọng nhất là mình có những người về tâm huyết và ngay từ đầu việc mà xác định mô hình này và tổ chức này được thiết lập ra để phục vụ người nghèo.
Quan điểm đó đã được chỉ đạo thông qua những điều lợi hoạt động của CEP, và những con người làm việc cho CEP cũng rất may mắn và tổ chức Công đoàn TP trước là đại điện cho quyền lợi người lao động và cũng rất may mắn khi có những con người rất tâm huyết.
Phương châm và mục tiêu của CEP là đặt nặng tính minh bạch, thứ hai là tính đồng cảm và chia sẻ với người lao động.
Chị Nguyễn Thị Hoàng Vân
Phương châm và mục tiêu của CEP là đặt nặng tính minh bạch, thứ hai là tính đồng cảm và chia sẻ với người lao động và qua sự đồng cảm và minh bạch, thì hiệu quả và đây là một văn hóa rất được tự hào trong hoạt động của CEP cũng như của tổ chức Công đoàn.
Tôi cũng rất tự hào để nói rằng các nhân viên của CEP rất trẻ và đều tốt nghiệp đại học, và khi các bạn vào đây thì các bạn thấy được một văn hóa rất khác, khác nhiều so với các doanh nghiệp và các tổ chức. Đó là một văn hóa là tất cả đều vì người nghèo và tất cả đều rất minh bạch.
Điều này rất quan trọng đối với tôi vì những đồng vốn đến với người nghèo phải là những người có tâm huyết và có trách nhiệm mình mới gìn giữ, mình mới phát triển nó và đặc biệt là đưa đến tận tay những người lao động nghèo.
Xã hội ngày càng thay đổi thì tư duy về quản lý và tư duy về làm thế nào để thực sự đem lại hiệu quả trong lãnh đạo và trong vấn đề hỗ trợ trong giảm nghèo là một vấn đề rất bức xúc, cần được thực hiện ở Việt Nam.
Khoa Diễm: Nhân chị nói về nhân viên thì xin cho tôi hỏi, đây là một tổ chức phi lợi nhuận vậy cuộc sống của nhân viên có được bảo đảm không?
Hoàng Vân: Phi lợi nhuận ở đây được thực hiện ở chỗ là khi mà mình làm được và tích lũy, sau khi tất cả các thu nhập chi phí rồi thì toàn bộ tích lũy của mình được bổ xung vào nguồn vốn để tăng nguồn vốn chứ không phân chia cho bất cứ một cá nhân nào, một thành viên nào.

Điều quan trọng là nhân viên của CEP, để bảo đảm được sự trong sáng minh bạch ngoài các kỷ luật, quy định, quy chế và các kiểm tra giám sát, thì điều quan trọng tôi thấy được là mình phải chi trả lương cho nhân viên một cách xứng đáng với năng xuất và trách nhiệm cho nên ở CEP thì xây dựng một hệ thống lương giống như KPI mà các nước đang áp dụng, vận dụng vô Việt Nam của mình.
Với hệ thống KPI thì nhân viên của CEP được trả lương ở 5 mức và mỗi mức thì được đánh giá trên cơ sở năng suất có nghĩa là mức độ anh tiếp cận được bao nhiêu thành viên, trong đó, bao nhiêu thành viên là những người nghèo và nghèo nhất, chất lương về dư nợ, công tác gắn với cộng đồng, và công tác hỗ trợ.
Mỗi nhân viên khác nhau có 5 mức phấn đấu. Một nhân viên tín dụng giỏi nhất có thể có lương bằng lương của trưởng chi nhánh mới. Lương cho nhân viên của CEP đủ để họ chi phí và họ sẽ toàn tâm toàn sức với công việc.
Tiêu chuẩn thành viên
Khoa Diễm: CEP có những tiêu chuẩn gì đặt ra cho những người muốn trở thành thành viên của quỹ thưa chị?
Hoàng Vân: Tiêu chuẩn của CEP thì có thể vô trong trang nhà và vô phần xác định chuẩn của khách hàng thì chúng tôi có bộ chỉ số đánh giá gồm, đánh giá về thu nhập, tài sản, nhà cửa và thứ tư là chỉ số phụ thuộc. Phụ thuộc là khi, ví dụ như một chị bị chồng bỏ, phải nuôi mẹ già, con nhỏ, những người có tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì người đó càng nghèo.
Thành viên được chia thành 3 mức: nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo. Chỉ số thu nhập thì mình tính theo chỉ số của TPHCM.
Việc đánh giá cái nghèo được thực hiện ngay trong khâu đầu tiên của khâu khảo sát và đánh giá rủi ro tín dụng đối với thành viên. Cán bộ tín dụng sẽ thực hiện, và chúng tôi có một cái survey, đây là điều đầu tiên mà cán bộ sẽ đánh giá là thành viên sẽ được diện ưu tiên như thế nào.
Fact box | |
|
Mình đánh giá là nghèo nhất, nghèo, và tương đối nghèo nhưng nếu đối tượng không có những cái chuẩn như vậy thì họ sẽ không được vay vốn CEP. Những người nghèo nhất thì sẽ ưu tiên vì đồng vốn của mình cũng có hạn.
Khoa Diễm: Chúng tôi nhận thấy là người Việt Nam của chúng ta có thói quen vay mượn người quen trong gia đình, xa lắm là hàng xóm, và rất ít tìm đến những công ty hoặc các ngân hàng cũng như tổ chức để vay mượn; vậy làm cách nào để CEP có được sự tin tưởng của người dân?
Hoàng Vân: Một điều tôi muốn chia sẻ là đã nghèo thì những người dân xung quanh mình cũng nghèo. Rất nhiều hộ gia đình nghèo mà không có ai có thể giúp đỡ được họ vì tất cả những người xung quanh họ cũng nghèo không kém. Khi đã nghèo thì rất khó để dựa vào bà con, mà bà con cũng chỉ có thể giúp với cái ngặt nhưng cái nghèo thì phải có một tổ chức mà có thể giúp họ được những đồng vốn nhỏ, từ chút và lâu dài.
Họ sẽ có một kế hoạch là vay CEP bao nhiêu năm, trả lại như thế nào để thoát khỏi cảnh nợ nần từ chơi hụi hay những thứ tương tự. Ngoài những đồng vốn nhỏ thì CEP cũng giúp một số hộ dân những dụng cụ cần thiết hay giúp con em họ đóng tiền học phí.
Khoa Diễm: Xin cám ơn chị rất nhiều.
Theo dòng thời sự:
- Đối diện cuộc đời: Mang trẻ từ bóng tối và mặc cảm ra ánh sáng
- Việt Nam nâng mức chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015
- Phát động quỹ chống đói nghèo thế giới
- 29 quốc gia có số người đói ở mức báo động
- Cần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo
- Việt Nam lãng phí trong đầu tư giảm nghèo
- Việt Nam xóa đói giảm nghèo chưa hiệu quả
- VN vay 150 triệu đô la cho dự án giảm nghèo
- Cách biệt giàu nghèo gia tăng
- Việt Nam ngày nay: kẻ ăn không hết, người lần không ra