Sau cơn dịch cúm gia cầm, nông dân vẫn phải vật lộn với cuộc sống

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Sau khi dịch cúm gia cầm xảy ra, nhiều hộ nông dân tại các huyện ngọai thành thành phố Hồ Chí Minh lâm vào cảnh trắng tay. Các cấp chính quyền địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với tình thế mới. Tuy nhiên do thiếu vốn, bà con nông dân chưa vượt qua nổi những khó khăn khi bước chân vào lãnh vực nuôi trồng mới.

birdflu_Duck200.jpg
Sau cơn dịch cúm gia cầm, nông dân vẫn phải vật lộn với cuộc sống. AFP PHOTO

Tại huyện Củ Chi, bà con nông dân được khuyến khích chuyển sang nuôi bò sửa và đào ao nuôi cá như cá sặc lò tho, cá rô phi các lọai…

Tuy nhiên theo như phản ánh của người dân thì muốn nuôi bò sửa có lời thì phải nuôi từ 10 con trở lên. Còn nuôi khoảng hai ba con thì làm quần quật cả ngày từ cắt cỏ cho bò ăn đến việc vắt sữa và mang sửa đem bán cũng chỉ lời mỗi ngày vài ba chục ngàn đồng.

Tuy nhiên tình hình nuôi bò sửa hiện nay không khả quan cho lắm. Một người dân cho biết: "hiện nay bò sữa xuống giá nên người dân chán nãn lắm."

Một người chuyên môn trồng hoa lan tại huyện Bình Chánh cho biết hiện nay hoa lan đang có giá và trồng lan lại không chiếm đất đai gì nhiều có thể giúp nông dân qua cơn họan nạn. Tuy nhiên cơ cấu cho vay vốn của Ngân hàng chưa tạo cơ hội cho người dân phát triển thế mạnh của cây lan tại huỵên Bình Chánh.

Ông đề nghị: "Ngân Hàng nên cho vay nhiều hơn nữa, nợ đáo hạn thay vì một năm phải trả, đề nghị tăng lên 3 năm để nông dân có đủ vốn phát triển."

Một nông dân từng công tác trong hiệp hội nông dân cũng có ý kiến là chính sách cho vay để xóa đói giảm ngèo không làm người dân có đủ điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa. Ông giải thích: "Phần lớn người dân trong diện xóa đói giảm nghèo thường không cố gắng để vượt lên. Hơn nữa ngân hàng không dám cho vay nhiều vì những người này làm sao trả nợ nếu thất bại."

Ngòai chuyện vốn, vấn đề đi lại, chuyển dịch tại các vùng này cũng gây nhiều trở ngại cho việc vận chuyển sản phẩm: "Các kênh mương bị ô nhiễm, bị cạn nghẹt vì chất thải công nghệ."

Thành thử hai trở ngại lớn làm cản trở việc chuyển mình của người dân nông thôn thưộc các huyện ngọai thành thành phố Hồ Chí Minh sau đợt dịch cúm gia cầm vừa qua là vốn và hạ tầng cơ sở như đường xá, kênh mương để phát triển vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.