Các chính trị gia Mỹ yêu cầu Hà Nội trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân

0:00 / 0:00

Ỷ Lan, đặc phái viên đài RFA

Ba nhân vật chính trị nổi tiếng của Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà vừa ký thư chung gửi chủ tịch nước Việt Nam, để bênh vực cho Luật sư Lê Quốc Quân. Ông Lê quốc Quân xong khoá học từ Hoa Kỳ về nước hôm nùng 4 tháng 3 vừa qua, thì 4 hôm sau bị bắt giữ.

LeQuocQuan150.jpg
Luật sư Lê Quốc Quân. Photo courtesy NED.org

Để tìm hiểu và trình bày cùng quý vị về vấn đề này, Ỷ Lan của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn một trong ba nhân vật ấy, ông Carl Gershman, chủ tịch Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ, có trụ sở tại Washington.

Sự hậu thuẫn thống nhất

Ỷ Lan: Thưa Ông Carl Gershman, xin ông cho biết lý do vì sao lần đầu tiên Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ lên tiếng bênh vực cho một người Việt Nam bị bắt là Luật sư Lê Quốc Quân thông qua bức thư chung gửi Chủ tịch Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nguyễn Minh Triết, hôm 12- 4 vừa qua và được công bố hôm nay, thứ ba 17- 4 này ?

Carl Gershman: Chúng tôi rất quan tâm đến nơi giam giữ và sự an toàn của ông Lê Quốc Quân. Ông là nghiên cứu sinh trong vòng 5 tháng tại Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ và gây ấn tượng cực kỳ lớn cho mọi người.

Ông là một người tuyệt vời, xứng đáng cho Việt Nam trên mọi mặt. Ông đã có những buổi thuyết trình xuất sắc và gây tình thân cho nhiều bạn hữu. Sau đó ông hồi hương với nhiều kỳ vọng cho Việt Nam, nhưng ông đã bị bắt ngay, bị kết tội nghiêm trọng, khiến chúng tôi vô cùng lo lắng.

Tôi nghĩ điều quan trọng cần chú ý là những người ký tên vào bức thư chung đại biểu cho đại bộ phận dư luận thuộc hai chính đảng tại Hoa Kỳ.

Tôi nghĩ điều quan trọng cần chú ý là những người ký tên vào bức thư chung đại biểu cho đại bộ phận dư luận thuộc hai chính đảng tại Hoa Kỳ. Không có sự khác biệt nào giữa chính quyền Bush và phe đối lập dân chủ tại Hạ viện thuộc phe dân chủ trên vấn đề này. Hiện đang có sự hậu thuẫn thống nhất không riêng cho trường hợp ông Quân mà là cho tất cả những ai đang đòi hỏi những nhân quyền cơ bản tại Việt Nam.

Không có sự khác biệt nào giữa chính quyền Bush và phe đối lập dân chủ tại Hạ viện thuộc phe dân chủ trên vấn đề này. Hiện đang có sự hậu thuẫn thống nhất không riêng cho trường hợp ông Quân mà là cho tất cả những ai đang đòi hỏi những nhân quyền cơ bản tại Việt Nam.

Ỷ Lan: Trong bức thư chung này không riêng Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ ký tên, mà còn chữ ký của hai tổ chức dân chủ quan trọng khác đều có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn là Viện Dân chủ Quốc gia và Viện Cộng hòa Quốc tế. Xin ông vui lòng giải thích rõ hơn ?

Carl Gershman: Trước hết bức thư chung được hai vị Chủ tịch của hai tổ chức đồng ký. Một trong hai vị chủ tịch là Thượng Nghị sĩ John McCain, có quá trình dài lâu và đặc biệt với Việt Nam. Dù bị tù trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, nhưng khi trở thành Thượng nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ ông liền công khai ủng hộ cho việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tôi nghĩ rằng ông là người mà chính quyền Việt Nam cần quan hệ ở Hoa Kỳ này.

Ông cũng là ứng cử viên quan trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008, vì là một trong 3 ứng cử viên hàng đầu thuộc Đảng Cộng hòa. Chữ ký thứ hai trong bức thư chung là bà Madeleine Albright, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ hai dưới thời Tổng thống Bill Clinton cuối thập niên 90, một khuôn mặt đáng kính của Đảng Dân chủ. Bà là Chủ tịch Viện Dân chủ Quốc gia.

Riêng hai vị thôi đã là biểu tượng cho Lưỡng đảng Hoa Kỳ trong bức thư yêu sách gửi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Chữ ký thứ ba là của Chủ tịch Hội đồng Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ, một tổ chức bao gồm những đại biểu thuộc hai chính đảng tại Hoa Kỳ.

Do vậy, tôi tin rằng ba chữ ký như thế biểu trưng cho sự hậu thuẫn rộng lớn, nếu không nói là sự đồng thuận ở Hoa Kỳ, để bảo vệ không riêng cho trường hợp Lê Quốc Quân mà cho tất cả những ai đang bị đàn áp vì lý do nhân quyền tại Việt Na

Hạ Viện Hoa Kỳ, nguồn tài trợ cho học trình

Ỷ Lan: Nếu yêu sách trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân đề ra qua bức thư chung không được Nhà cầm quyền Việt Nam đáp ứng, thì ba tổ chức sẽ có biện pháp gì khác ?

Carl Gershman: Không đâu, không chỉ có ba tổ chức thôi đâu, mà là Hạ viện Hoa Kỳ, mà là Chính phủ Hoa Kỳ. Sự kiện ông Lê Quốc Quân là nghiên cứu sinh tại Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ làm cho ông ta có một hình ảnh nổi bật.

Vì Hạ viện Hoa Kỳ là nguồn tài trợ cho học trình, cho Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ. Hành động bắt bớ này cũng là một xúc phạm đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ cho Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ tổ chức học trình. Đúng là một xúc phạm, một sự lăng mạ trắng trợn đối với nhân dân Hoa Kỳ.

Ông bị bắt giữ sau khi hoàn tất học trình tại Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ, ông có sai phạm điều gì xấu đâu. Ông ta chỉ đến đây nghiên cứu đề tài xã hội dân sự. Quả thực hành động bắt bớ này là một xúc phạm đối với Hạ viện Hoa Kỳ.

Vì Hạ viện Hoa Kỳ là nguồn tài trợ cho học trình, cho Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ. Hành động bắt bớ này cũng là một xúc phạm đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ cho Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ tổ chức học trình. Đúng là một xúc phạm, một sự lăng mạ trắng trợn đối với nhân dân Hoa Kỳ.

Mối quan ngại trầm trọng

Ỷ Lan: Lên tiếng đòi trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân là một biệt lệ, hay là lập trường mới và thống nhất của ba tổ chức nhằm hậu thuẫn cho các nhà dân chủ đang bị đàn áp tại Việt Nam, hay ít nhất cũng là lập trường của Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ ?

Carl Gershman: Bức thư chung nói trên bênh vực cho riêng ông Lê Quốc Quân, với ước vọng bảo vệ ông, đòi trả tự do cho ông. Qua bức thư này, tôi nghĩ rằng đồng thời cũng là tình cảm rộng lớn và hiển nhiên cho nhân quyền tại Việt Nam, là điều mà chúng tôi và nhiều người khác có cùng cảm nhận một cách mạnh mẽ.

Không chỉ riêng Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ, Viện Dân chủ Quốc gia và Viện Cộng hòa Quốc tế với hai chính đảng Hoa Kỳ, mà tôi nghĩ còn là mối quan hệ đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam xuất phát từ thời đang còn chiến tranh. Rất đông đảo người muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam.

Chúng tôi đã có nhiều kỳ vọng, với nhiều thử nghiệm cởi mở trong các năm qua, để cải thiện mối quan hệ này. Thật đáng quan tâm cho sự kiện ngày nay Việt Nam đang bước thụt lùi, sau khi đạt mục tiêu gia nhập Tổ chức Thượng mại Thế giới.

Đây là nguồn gốc cho mối quan ngại trầm trọng dẫn đến sự vỡ mộng cho rất nhiều người thiện chí ở Hoa Kỳ đang muốn cải tiến quan hệ với Việt Nam.

Ỷ Lan: Riêng tổ chức của ông, Qũy Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ, Việt Nam có là quốc gia được quan tâm, và phong trào dân chủ tại Việt Nam đã được hậu thuẫn như thế nào ?3

Carl Gershman: Hiển nhiên chúng tôi quan tâm. Năm ngoái, chúng tôi đã vinh danh "Giải Dân chủ Dũng cảm" cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Giáo sư Hoàng Minh Chính.

Chúng tôi hy vọng rằng thông qua hai vị, chúng tôi hướng đến tất cả các nhà dân chủ Việt Nam để khuyến khích họ hoàn thành sứ mênh tự do, nhân quyền. Đây chính là sự quan tâm đặc biệt của chúng tôi.

Ỷ Lan: Cảm ơn ông Carl Gershman.

Thông tin trên mạng:

- Albright, McCain and Weber Call for Release of Le Quoc Quan