![](https://www.rfa.org/resizer/v2/JYN4F34PCAEYN6RDZIXUSPD25U.gif?auth=6b9602085d3dc96ab0dad48b27340f5027d0ce8324c6dad18dc223cfc06da2e4&width=800&height=685)
![HuuLoanTrinhHung150.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/C5O5LVTXH2ZPJAFHL72ZSXZA2I.jpg?auth=16121d9ff29d4882368abe541f6d719284d8ad9f93670e3117f50acd4b3f86ad&width=400&height=426)
Trở lại quê hương lần đầu tiên, nhạc sĩ Trịnh Hưng về thăm miền Bắc, có ý tìm nhà thơ Hữu Loan nhưng khi đó không người nào dám chỉ đường cho ông vì họ còn e ngại tình trạng nhà thơ Hữu Loan bị cấm liên hệ.
Đến chuyến về năm 2002, nhạc sĩ Trịnh Hưng mới gặp được người chỉ đường tới chỗ nhà thơ Hữu Loan sinh sống ở thôn Vân Hườn, huyện Nga Sơn. Từ Thanh Hóa vào hai mươi cây số. Thế là sau hơn năm mươi năm trôi dạt theo giòng lịch sử, hai anh em nghệ sĩ mới gặp lại nhau, biết bao điều để nói.
Như những thanh niên khác, họ đem lý tưởng và tuổi trẻ ra nhiệt thành tham gia kháng chiến chống Thực dân Pháp, nhưng sau khi nước nhà được độc lập thì họ dần hiểu ra về đường lối Cộng sản, và đều thất vọng.
Từ khi Trịnh Hưng về Hà thành thì Hữu Loan ra sao? Nhà thơ thuật lại rằng chứng kiến tận mắt những vụ đấu tố, thấy sự đảo lộn của đạo lý luân thường, ông quá chán nản chủ nghĩa Cộng sản nên bỏ ngũ, về quê.
Bài thơ “Màu tím hoa sim” ông viết vào năm 1949 để khóc thương người vợ trẻ vắn số thì bị coi là mang tình cảm “tiểu tư sản” của thành phần trí thức.
![HuuLoanTrinhHung200.jpg](https://www.rfa.org/resizer/v2/CSRIDH5EL4EV3IMWCT45FZHG24.jpg?auth=9b20281d5c3ae1c7004ade5bef98eb0c5cd69493c2130c8bcfe34bf466702d5c&width=400&height=352)
Bài ấy đem lại tiếng tăm cho Hữu Loan nhưng đồng thời cũng kéo theo lắm hệ lụy. Tài làm thơ, học thức cùng với vóc dáng cường tráng đã khiến ông bị ghen ghét.
Năm 1956, phong trào Văn nghệ sĩ đòi tự do sáng tác, bị đẩy thành một vụ án văn học, rồi thành vụ án chính trị. Nhiều văn nghệ sĩ trong nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” bị treo bút, bắt đi lao động, cải tạo, tù đày. Hữu Loan thì tham gia các tạp chí “Nhân văn” và “Đất mới” thành ra bị quản thúc tại quê nhà, và cấm không được liên hệ với ai.
Từ một người trí thức (có Tú tài Tây vào năm 1941 nhưng khước từ làm việc với Tây) xuống thành một kẻ đi đánh giậm kiếm vài con tôm con tép; đục đá, thồ về đổi lấy ngô khoai để sống còn, mà vẫn bị gây cản trở, và luôn bị theo dõi.
Kế đến trong cuộc chuyện trò với Trịnh Hưng, ông kể lại về các vụ bị đầu độc và cả mưu sát nữa! về bài thơ "Màu tím hoa sim" một trong các nguyên do khiến Hữu Loan bị trù dập, thì nhạc sĩ Trịnh Hưng ghi lại và thuật với ban Việt ngữ đài chúng tôi như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) "Màu tím hoa sim" Hồng Vân diễn ngâm …
Chúng tôi cũng điện thoại về Nga Sơn hỏi thăm sức khỏe nhà thơ Hữu Loan, và yêu cầu ông đọc tác phẩm "Màu tím hoa sim" gửi đến quý thính giả: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) "Màu tím hoa sim" Hồng Vân ngâm …
Với những lời xuất phát tự con tim đớn đau, bài thơ ấy đã gây xúc động và chiếm ngay được lòng mến thương của mọi người. Các nhạc sĩ ở Saigon chọn để phổ, là Dzũng Chinh với bài “Những đồi hoa sim”, Phạm Duy soạn thành bài “Áo anh sứt chỉ đường tà”, Duy Khánh với “Màu tím hoa sim”, Anh Bằng với “Chuyện hoa sim”, đều được thâu băng đĩa, và hát đến giờ.
“Chuyện hoa sim” Như Quỳnh hát …
Ngoài ra, bài thơ ấy còn là nguồn cảm hứng cho các nhạc bản “Tím cả chiều hoang”, “Tím cả rừng chiều”, …
Được nhiều người coi là bài thơ tình hay nhất của Việt Nam, bài “Màu tím hoa sim” cũng đã được dịch sang Anh ngữ.
"Áo anh sứt chỉ đường tà" qua giọng hát Thái Thanh … Mối tình của Hữu Loan với cô Lê Đỗ thị Ninh ly kỳ thật đấy! Biết từ khi cô bé vừa chào đời, cưới thì chú rể 33 tuổi, còn cô dâu mới 17.
“Áo anh sứt chỉ đường tà” …
Theo dòng câu chuyện:
Nhà thơ Hữu Loan, tình sử “Màu tím hoa sim” và cuộc sống bất khuất (phần 2)