Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Tham nhũng tại Việt Nam, một vấn đề đang được nói đến nhiều từ cửa miệng của các nhà lãnh đạo tại Việt Nam. Sau Hội nghị Trung ương III, vấn đề chống tham nhũng trở nên thời sự hơn vào thời điểm cứu xét Qui chế bình thường quan hệ thương mại vĩnh viễn (PNTR) với Hoa Kỳ nhất là trước ngưỡng cửa WTO mà Việt Nam đang hướng đến.
Trong cuộc trao đổi mới đây với Ðài Á Châu Tự Do, Giáo sư Hoàng Tụy, người có nhiều uy tín trong giới trí thức và khoa học tại Việt Nam đưa ra nhận định " ý thức chống tham nhũng hiện nay rất rõ ràng trong mọi người. Nếu không chống được tham nhũng thì uy tín của giới lãnh đạo sẽ không còn gì nữa đâu....".
Cũng phải xin nói thêm, Giáo sư Hoàng Tụy là cháu nội cụ Phó bảng Hoàng Diệu, người có nhiều uy tín trong ngành Toán học Thế giới. Riêng tại Việt Nam, cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, Giáo sư Hoàng Tụy được đánh giá là một trong hai người khai sinh ra ngành Toán học ở Việt Nam.
Với những ý kiến đóng góp cho đảng và nhà nước đã không mấy được lãnh đạo quan tâm trong khi dư luận lại ủng hộ những phát biểu của ông. Trong câu chuyện với Việt Hùng, Giáo sư Hoàng Tụy đưa ra nhận định
Giáo sư Hoàng Tụy: Qua các buổi giải trình trong Quốc Hội, ý kiến của nhiều người cho rằng, còn nương nhẹ đối với tham nhũng..., tôi cũng đã phát biểu ý kiến đó trong một số cuộc họp. Cũng có điều đáng mừng là gần đây Thủ tướng Chính phủ đã có những động thái tích cực tại Hội nghị Trung ương... rồi các quan chức khác....
Bây giờ nói chung việc chống tham nhũng được đẩy mạnh, thấy có vẻ là cương quyết hơn, người dân cũng đương mừng vì cái chuyện đấy, nhưng mà người ta cũng còn xem và theo dõi về mức quyết liệt chống tham nhũng đến đâu?
Hiện nay, ý thức rõ ràng trong mọi người, tham nhũng này mà không chống được thì lãnh đạo không còn uy tín gì nữa đâu...
Vấn đề phải sửa, phải sửa để làm sao cho người ta đủ sống thì mới được chứ... thế cho nên cấp trên phải "thông cảm". Khi mà đã "thông cảm" rồi đó, thì đến lúc bản thân cấp trên cũng là không đủ sống? mà khả năng "xoay sở" thì lại nhiều hơn, thế cho nên lại "xoay sở" có thể nói xoay sở không chỉ ở mức không đủ sống mà nhiều khi lại thừa mức sống....
Việt Hùng: Sau Hội nghị Trung ương III, với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo "quyết tâm đẩy lùi tham nhũng...", với cái nhìn của Giáo sư từ lời tuyên bố đến thực tế sẽ phải hiểu như thế nào?
Giáo sư Hoàng Tụy: Trong quá khứ, vấn đề nói và làm có đi đôi hay không? luôn luôn cũng vẫn là vấn đề nhức nhối đấy!!!
Vì vậy, người dân người ta rất là mừng thấy chúng ta tích cực chống tham nhũng, nhưng mà người ta cũng còn phải theo dõi và tôi nghĩ rằng, lần này chắc cũng phải làm mạnh. Nhưng mà cũng phải nói rõ thêm điều tức là, cái bệnh tham nhũng đấy đã mấy chục năm nay, nói chống mãi mà chưa chống được và càng ngày có vẻ càng nghiêm trọng hơn...
Thì như tôi đã nói, một nguyên nhân cơ bản mà chống tham nhũng khó đó là, cái tham nhũng ở Việt Nam khác với tham nhũng ở các nước khác. Tham nhũng ở Việt Nam nó đi từ dưới lên trên. Là do đồng lương của công chức không đủ sống, cho nên bắt đầu từ cấp dưới họ phải "xoay sở...".
Khi "xoay sở" đấy, dĩ nhiên là người ta phải phạm luật. Ðể rồi cấp trên phải "thông cảm" là vì đạo lý anh để người ta không sống được, rồi anh lại cấm người khác làm việc khác ... để sống, dù là những việc ấy là phạm pháp đi nữa, nhưng mà như vậy... thì không đúng.
Vấn đề phải sửa, phải sửa để làm sao cho người ta đủ sống thì mới được chứ... thế cho nên cấp trên phải "thông cảm". Khi mà đã "thông cảm" rồi đó, thì đến lúc bản thân cấp trên cũng là không đủ sống? mà khả năng "xoay sở" thì lại nhiều hơn, thế cho nên lại "xoay sở" có thể nói xoay sở không chỉ ở mức không đủ sống mà nhiều khi lại thừa mức sống....
Nhưng mà cấp dưới thì đã bị "há miệng mắc quai" vì bản thân mình cũng đâu phải là trong sạch nên không dám chống. Rồi lại cấp trên của cấp trên cũng lại như thế nữa... và cứ như thế tham nhũng leo dần lên... thì tôi nói rằng, cơ chế sinh ra tham nhũng. Từ dưới lên trên như vây thì làm sao sống?
Hầu như tôi đã nói rất nhiều lần, trong giới công chức hiện nay 99 % là làm những việc phạm pháp để mà sống. Nhưng mà có lẽ chỉ một phần vạn, một phần triệu những người ấy thực sự là phạm tội, còn bao nhiêu những người khác bị đẩy đến chỗ "Không phạm pháp thì không sống được..." mà đấy chính là cái kho khăn, cho nên chừng nào đồng lương còn thiếu thì tham nhũng khó tránh được.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Theo Giáo sư Hoàng Tụy, tham nhũng ở Việt Nam là do lỗi của hệ thống, lỗi của hệ thống tức là lỗi do cơ chế...
Trong một buổi phát thanh tới, Giáo sư Hoàng Tụy sẽ trở lại để trình bày về cái "mạnh" trong lời tuyên bố chống tham nhũng tại Hội nghị Trung ương III của Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh cũng như làm thế nào để chống tham nhũng nếu trong công cuộc chống tham nhũng theo như Tân Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng thì chỉ có "đảng Cộng sản Việt Nam được nắm ngọn cờ chống tham nhũng mà tiến lên...". Tham nhũng sẽ đi về đâu, mời quí thính giả nhớ đón nghe.
Theo dòng câu chuyện:
- Tham nhũng tại Việt Nam sẽ đi về đâu? (phần 2)