Tuy nhiên, đối với ý kiến phải tiến hành khai thác bôxít ở tỉnh Đắc Nông thì dự án giúp mang lại nguồn thu cần thiết để cải thiện đời sống nhân dân.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyên Ngọc, một nhà dân tộc học am hiểu vấn đề Tây Nguyên để tìm hiểu thêm vấn đề này.
-<i>Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.<br/> </i> <i> ông Nguyên Ngọc</i> <br/>
Khai thác Bô-Xít trên Tây Nguyên : dự án đòi hỏi nhiều nghiên cứu
Thưa ông, trong khi tham dự hội thảo bàn về việc khai thác Bô-xít tại tỉnh Đắc Nông, theo ông thì ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường ra thì việc gì khiến ông quan tâm nhất?
-Đó là vấn đề đất đai vì khi khai thác quặng bô-xit thì phải phân bổ gần 2 phần 3 diện tích của tỉnh vì muốn khai thác thì phải phá hết rừng đi, sau đó thì đào khoảng 1 mét đến 1 mét rưỡi đất. Cái mà người ta gọi là kế hoạch sẽ hoàn thổ trở lại cho dân thì tôi cho là không khả thi.
-Là một người nghiên cứu Tây Nguyên trong nhiều năm, ông nhận thấy thế nào khi một số lớn người dân thiểu số phải thay đổi chỗ ở hiện nay vì yêu cầu di dân của dự án. Liệu những ảnh hưởng này có lớn lắm không?
-Về mặt dân tộc và văn hóa như vậy tất nhiên nó sẽ xáo trộn hoàn toàn đời sống của người dân thiểu số. Theo tôi thì suốt mấy chục năm qua chưa có nơi nào giải quyết tốt cho người dân tộc khi có bất cứ một dự án nào.
-Như vậy theo ông thì giải pháp nào tốt nhất cần đưa ra cho yêu cầu di dân khi có một dự án quan trọng và cần thiết phải thực hiện?
-<i>Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào.</i> <br/> <i> ông Nguyên Ngọc</i>
-Đối với Tây nguyên thì cần phải cân nhắc giữa bảo tồn và khai phá vì nó là mái nhà chung của Nam Đông Dương.
-Riêng trong trường hợp của tỉnh Đắc Nông thì nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh không đủ để cung ứng cho ngân sách tỉnh. Đất đai thì kém màu mỡ và phát triển cây công nghiệp thì không thành công. Vậy nhà nước cần có giải pháp nào cho bài toán này?
-Đối với Đắc Nông thì họ có khó khăn thật. Đất đai thì không phì nhiêu bằng Đắc Lắc, Gia Lai nhưng không thể để một mình họ giải quyết mà chính phủ trung ương phải tham dự vào. Trước mắt là không thu ngân sách của tỉnh này và kế đó phải lấy ngân sách các tỉnh khác bù vào cho tỉnh này.