Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật kỳ này do Nguyễn An thực hiện và cùng trình bày với Thanh Trúc, điểm cuốn sách "Sau bức màn đỏ", tác giả Hoàng Dung, tủ sách Tiếng Quê Hương (Virginia) ấn hành cuối năm 2007.

"Sau Bức Màn Đỏ, hậu trường chính trị Việt Nam sau 1975" là tác phẩm thứ ba của Hoàng Dung, sau các cuốn 'Chiến Tranh Đông Dương III' và 'Đi Vào Cõi Vô Cùng'. Đối với tủ sách Tiếng Quê Hương mà người chủ trương là nhà báo Uyên Thao, thì đó là ấn phẩm thứ 33, kể từ khi nhà xuất bản bắt đầu họat động bẩy năm trước đây.
Sách dày 456 trang khổ 15cmX21cm, bìa cứng bọc ngoài bằng giấy láng, vẽ phông là một tấm màn đỏ đầy kịch tính, mặt trứơc đề tên sách, tác giả và nhà xuất bản, còn mặt sau là vài hình ảnh thê lương của Việt Nam ngày nay.
Nội dung chính
Sau phần mở đầu của nhà xuất bản, tác giả trình bày đại cương về tổ chức Chính Quyền Cộng Sản Việt Nam. Tương tự như cách tổ chức tại các quốc gia cộng sản khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là độc tôn và duy nhất, nắm thực quyền lãnh đạo tất cả các cơ quan, các ngành, kể cả quân đội. Những diễn biến quan trọng nhất của đảng là các kỳ đại hội đảng.
Do đó, phần chính của sách là 7 chương nói về những gì xẩy ra sau 7 đại hội, từ đại hội đảng lần thứ tư năm 1976 đến đại hội mười năm 2006. Cuối sách là phần phụ lục với các bài nói về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và hai nứơc láng giềng Campuchia ở phía Tây-Nam và Trung Quốc ở phía Bắc, với hai trận chiến biên giới năm 1979. Sau cùng là một số hình ảnh, phụ chú và Bạt của tác giả Hoàng Dung.
Suốt bề dầy của sách là những sự kiện tiếp nối nhau, đan vào nhau thành một bức tranh toàn cảnh của hậu trường chính trị Việt Nam, là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của những đổi thay trong diện mạo chính trị Việt Nam trong mấy chục năm qua, với những thăng trầm và sóng gió có khi tưởng như bồng bềnh trong vô định.
Một cái đất nước như đất nước mình, tôi nghĩ rằng mình có rất nhiều điều kiện để có thể không tụt lại ở sau những đất nước khác, mình có rất nhiều ưu điểm từ tài nguyên cho đến vật lực, cho đến tất cả tinh thần của con người, nhưng mà cuối cùng mình vẫn lẹt đẹt đi sau người ta. Cuộc sống của mình không còn là cuộc sống nữa.
Từ 1975 đến nay, đảng cộng sản đã đi từ hãnh tiến, cả tin vào thế chủ động tiến công của ba dòng thác cách mạng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, đến tình trạng tuyệt vọng về mọi mặt chỉ vài năm sau đó, đến quyết tâm đổi mới trong do dự để cứu vãn tình hình, và đến giai đọan đựơc gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa" ngày nay.
Hàng hàng lớp lớp sự kịên đựơc trình bày theo thứ tự thời gian trong từng lãnh vực nghiên cứu, với những chú thích đặt ở cuối mỗi chương cho biết xuất xứ của thông tin hay nguồn trích dẫn cho thấy chúng đã đựơc tác giả thu thập và sàng lọc cẩn trọng trứơc khi trình bày, nhưng điều đó cũng cho thấy tính chủ quan không thể tránh khỏi khi lựa chọn các sự kiện, và mặc nhiên thiết lập mối tương quan giữa chúng khi sắp xếp chúng theo thứ tự.
Người tham khảo có thể tìm hiểu bất cứ một diễn biến quan trọng nào tại Việt Nam từ 1975 đến nay qua đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào thời điểm tương ứng, và coi những chỉ dấu trong sách như những khởi điểm tốt và đáng tin. Một thí dụ là nếu muốn tìm hiểu về sự thành hình những thỏa ước về biên giới trên đất liền Việt - Trung ký kết cuối năm 2000, thì phải tra cứu chương 5, 'Sau đại hội đảng lần thứ tám, từ 1996 đến 2001.' Trong phần này, người đọc sẽ thấy là vào cuối năm 1997, do quyết định của đại hội đảng hơn một năm trứơc đó, Đỗ Mười phải từ chức và Lê Khả Phiêu được đề cử làm tổng bí thư.
Vì không có một hậu thuẫn chính trị cững mạnh, cho nên Lê Khả Phiêu phải dựa vào phe bảo thủ, và đề cao khẩu hiệu chống đế quốc, đồng thời tìm cách lấy lòng Trung Quốc. Đầu năm 1999, Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc và cuối năm kế đó thì hiệp định biên giới trên bộ Việt - Trung đựơc ký kết, với những thỏa thuận ngầm thế nào đó giữa hai đảng.
Đó có thể là những định hướng tốt cho người nghiên cứu, nhưng tất nhiên, nếu muốn đi sâu thì con đường vẫn còn dài. Dẫu sao, là công trình sưu tập dài hơi và công phu, 'Sau Bức Màn Đỏ' là một tập tài liệu không thể thiếu cho những ai quan tâm đến tình hình đất nước với những thay da đổi thịt diễn ra từng ngày cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Trong phần giới thiệu Tác giả và Tác Phẩm ở đầu sách, tủ sách Tiếng Quê Hương nêu lên câu hỏi:
"Cuộc chiến chấm dứt đã hơn 30 năm, mà một đất nứơc không thiếu tiềm năng, không thiếu nhân lực, không thiếu tinh thần chịu đựng, không thiếu ý chí vươn lên, vậy mà vẫn phải tiếp tục quật quã giữa vũng lầy nghèo khó, tụt hậu nhất thế giới." Tại sao?
Ngoài những giải đáp đã đựơc nêu lên từ những góc độ khác nhau, bởi đây là một câu hỏi đã khiến không ít người trong ngoài nứơc thao thức, thì " 'Sau Bức Màn Đỏ' góp thêm lời giải đáp qua cái nhìn từ mối tương quan nhân quả giữa những chủ trương, chính sách của guồng máy lãnh đạo quốc gia với thực tế xã hội." Guồng máy lãnh đạo quốc gia thực sự chính là đảng Cộng Sản Việt Nam, và câu trả lời cho vấn nạn đặt ra được nhà báo Uyên Thao, người chủ trương tủ sách Tiếng Quê Hương phân tích rõ như sau:
"Một cái đất nước như đất nước mình, tôi nghĩ rằng mình có rất nhiều điều kiện để có thể không tụt lại ở sau những đất nước khác, mình có rất nhiều ưu điểm từ tài nguyên cho đến vật lực, cho đến tất cả tinh thần của con người, nhưng mà cuối cùng mình vẫn lẹt đẹt đi sau người ta. Cuộc sống của mình không còn là cuộc sống nữa.

Câu trả lời thì tôi nghĩ rằng mọi người có thể nhìn thấy ngay là tất cả những người lãnh đạo, những người có trách nhiệm đối với đất nước thực sự họ không thật tâm đối với đất nước, họ không phục vụ quyền lợi của dân tộc, mà họ nghĩ nhiều đến cái nhu cầu riêng của phe đảng của họ. Nói rõ ràng ra là họ dồn tất cả những khả năng có thể có đựơc để quay về chỉ có một điểm thôi, đó là bảo vệ cho quyền lực của riêng đảng cộng sản"
Và đây là câu trả lời của chính tác giả Hoàng Dung: "Dạ thưa tôi chỉ là người viết sách trình bày lại những sự kiện đã xảy ra; tôi cũng không phải là một kinh tế gia, không phải là một chính trị gia, nhưng mà câu trả lời thì rất là hiển nhiên, là tại vì chính quyền cộng sản áp đặt chính sách kinh tế mác xít lên đất nước chúng ta.
So năm 1954 ở Miền Bắc cho đến năm 1975 thì họ bắt đầu xây dựng chính sách kinh tế tập trung của họ ở Miền Nam, cho đến năm 1986-1987 thì họ mới bắt đầu trở lại cái gọi là kinh tế thị trường, tức là trong 30 năm đó họ (đảng cộng sản) dẫn dân tộc đi lùi lại để cuối cùng lại trở về khởi điểm".
Tác giả Hoàng Dung
Tác giả Hoàng Dung tên thật là Hoàng Xuân Trường, là một bác sĩ y khoa hiện đang sống và làm việc trong vùng Washington D.C. Sinh trửơng ở Miền Bắc Việt Nam, ông theo gia đình di cư vào Nam sau hiệp định Geneve năm 1954, học trung học tại Trường Chu Văn An, rồi Đại Học Y khoa Sài Gòn và trở thành một bác sĩ quân y.
Ông đã sát cánh với các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại chiến trường trong những năm khốc liệt nhất của trận chiến kéo dài đến năm 1975, và sau đó lại đi học tập cải tạo và đã có mặt tại nhiều trại tù trước khi được thả và vượt biển tìm tự do. Như thế tác giả Hoàng Dung đã trải nghịêm đầy đủ đọan đường khổ đau của một người Việt Nam tiêu biểu nổi trôi theo vận nước, vui buồn theo dòng lịch sử mà định mệnh đã an bài cho lứa tuổi của ông.
Trong phần Bạt in ở cuối sách, ông cho biết sau khi viết cuốn sách "Chiến Tranh Đông Dương III" mười năm trứơc, nói về cuộc chiến tương tàn của những người cộng sản Trung quốc, Việt Nam và Campuchia, ông quay về "nghiền ngẫm về thiên văn, về trời trăng mây nước, về thuyết tương đối, về lượng tử… và viết cuốn 'Đi vào cõi vô cùng'…Ông tâm sự:
"Nói thực với anh, tôi cũng đã ở lứa tuổi trên 60 thành ra cũng có thể nói là qua khỏi cái tuổi "tri thiên mệnh". Tôi nghĩ rằng mình lớn lên, mình đi học, rồi đi lính, mình nghĩ rằng đó là cách phục vụ đất nước, và mình đã làm những điều mình cảm thấy mình làm phải trong cuộc đời.
Cho đến quá tuổi 60 thì tôi nghĩ con người thường thưòng phần lớn ít nhiều thiên về tôn giáo, thì trong sách "Đi vào cõi vô cùng" dù là tôi viết về thiên văn, về vũ trụ, nhưng nó cũng có một ít yếu tố tôn giáo ở trong đó, thành ra tôi đã mơ tưởng là như vậy cuộc đời của mình cũng đang qua. Nhưng khi đọc lại thì tôi thấy ở trong nước có những người trẻ như là Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, họ vẫn bền tâm tranh đấu và họ không sợ nguy hiểm, thành ra tôi cảm thấy xúc động và tôi đã viết ra cuốn "Sau bức màn đỏ" này."
Cho đến quá tuổi 60 thì tôi nghĩ con người thường thưòng phần lớn ít nhiều thiên về tôn giáo, thì trong sách "Đi vào cõi vô cùng" dù là tôi viết về thiên văn, về vũ trụ, nhưng nó cũng có một ít yếu tố tôn giáo ở trong đó, thành ra tôi đã mơ tưởng là như vậy cuộc đời của mình cũng đang qua. Nhưng khi đọc lại thì tôi thấy ở trong nước có những người trẻ như là Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, họ vẫn bền tâm tranh đấu và họ không sợ nguy hiểm, thành ra tôi cảm thấy xúc động và tôi đã viết ra cuốn "Sau bức màn đỏ" này."
Đó chính là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự xuất hiện của sách Sau Bức Màn Đỏ. Nguyên nhân ấy nói thẳng ra là, cái mà tác giả coi là cố hương thật ra không phải là cố hương, nhưng vẫn là quê hương đang nằm đâu đó trong trái tim, mà mỗi diễn biến nơi ấy không thể không khiến đứa con lưu vong phải thao thức cho dù đã trên 60, và cho dù đang sống phong lưu ở nơi cách xa đến nửa vòng trái đất tính theo không gian và một nửa ngày cách biệt theo thời gian.
Khi trả lời câu hỏi, cơ duyên nào đã đưa ông, vốn là một bác sĩ y khoa đến chỗ bỏ thì giờ và công sức ra mà nghiên cứu và viết sách này, tác giả Hoàng Dung nói:
"Bác sĩ y khoa cũng chỉ là một nghê như mọi nghề khác; căn bản thì tôi là một người Việt Nam nên dù đang sống xa quê hương nhưng vẫn luôn luôn chú tâm đến những gì xảy ra trên đất nước mình, vì thế tôi đã luôn luôn tìm đọc những gì đã xảy ra trên đất nước. Và cơ duyên đã đưa đến chỗ viết cuốn sách này, bây giờ nghĩ lại thì tôi thấy có hai nguyên nhân chính.
Nguyên nhân thứ nhất có thể nói là nguyên nhân chủ quan, là thường thường tôi muốn viết về những gì xảy ra trên đất nước thì tôi đọc những bản tin từ quốc nội và những tin tức từ quốc nội thì thường thường bị chính quyền kiểm soát thành ra thông tin chỉ có một chiều, cái gì đệp thì phô trương, cái gì xấu thì giấu kín. Những lãnh tụ thì nhiều khi được tôn thờ như những thần thánh hya là những "dỉnh cao trí tuệ" Nhữnh hành động của họ nhiều khi nhân danh quốc gia dân tộc, nhưng mà thực ra đôi khi cũng chỉ là để củng cố địa vị mà thôi.
Vì thế tôi đã viết cuốn sách với hy vọng đóng góp phần nào cho người đọc về sau có thể có cái nhìn trung thực hơn về tình hình đất nước. Nguyên nhân thứ hai có thể nói là nguyên nhân khách quan. Thật ra tôi không thấy một tá giả nào đã viết về những diễn biến xảy ra trên đất nước trong 30 năm qua, thành ra tôi đã viết ra cuốn sách này để hy vọng người đọc có cái nhìn tổng quát và có thứ tự về những gì của lịch sử trong thời gian vừa qua."
Nặng lòng tha thiết với quê nhà, âu lo vì những diễn biến đang xẩy ra, nhưng tác giả Hoàng Dung vẫn luôn lạc quan:
"Tôi vẫn tin tưởng vào tương lai của nước Việt Nam. Tôi tin tưởng vào con người Việt Nam. Và tôi tin là trong thời đại tin học này, tất cả các nước đều phải hội nhập vào cộng đồng chung của thế giới, và nhân dân Việt Nam khi đựơc tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, dân trí sẽ cao lên và từ từ Việt Nam sẽ phải thay đổi, thay đổi theo cái hướng tốt hơn. Nhưng mà lịch sử là một tiến trình kéo dài, chúng ta không thể lấy đơn vị hàng chục năm."
Niềm tin ấy chẳng phải của riêng ông, mà của tất cả những người Việt Nam dù đang sống ở đâu đối với đất nứơc và dân tộc mình.
Tạp chí VHNT kỳ này ngừng lại tại đây, và xin hẹn tái ngộ cùng quý thính giả vào giờ này Chủ Nhật tùân sau. Nguyễn An trân trọng kính chào.