Gia hạn thêm ba tháng
Tuy nhiên, việc hoãn này chỉ dành cho những người được cấp quy chế định cư nước thứ 3, còn người mới sang tị nạn hay chờ phỏng vấn thì sẽ bị trục xuất về Việt Nam.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết, Chính phủ hoàng gia nước này có thể gia hạn thêm 3 tháng cho văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ (UNHCR) để chuẩn bị thủ tục cho 62 người Thượng chạy thoát từ Viêt Nạm được cấp quy chế định cư tại nước thứ 3 sau khi có đề nghị từ văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ.
Trong một bức thư của Bộ Ngoại giao nước này gửi cho văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ hôm 29 tháng 11 năm 2010 vừa qua, Chính phủ hoàng gia yêu cầu đóng cửa trại 3 ở giữa Thủ đô Phnom Penh, nơi mà có hơn 70 người Thượng Tây nguyên đang tạm trú và trong đó có 62 người nhận được quy chế định cư nước ngoài.
Chính phủ hoàng gia nước này có thể gia hạn thêm 3 tháng cho văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ (UNHCR) để chuẩn bị thủ tục cho 62 người Thượng chạy thoát từ Viêt Nạm được cấp quy chế định cư tại nước thứ 3 sau khi có đề nghị từ văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ.<br/>
Chính phủ hoàng gia Campuchia buộc sẽ hồi hương về Việt Nam những người Thượng còn lại bao gồm những người mới sang tị nạn và đang chờ phỏng vấn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao sứ Chùa Tháp ông Koy Kuong cho Đài Á Châu tự do biết vào ngày 15/12 rằng, văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ đã kéo dài vấn đề người Thượng Tây nguyên sang tị nạn tại Campuchia. Chính phủ đề nghị văn phòng này thúc giục giải quyết nhanh để Chính phủ đóng cửa trại 3. Tuy nhiên, sau khi có đề nghị xin gia hạn thêm 3 tháng từ văn phòng tị nạn LHQ ở Thủ đô Phnom Penh, Chính phủ đang xem xét. Ông

Koy Kuong cho biết:
“Khi nào chúng ta giữ trại này thì vấn đề vẫn kéo dài, sẽ có người Thượng sang tị nạn liên miên. Hơn nữa chúng ta đã thành lập trại này cũng khá lâu. Cho nên chúng tôi không muốn kéo dài vấn đề và muốn chấm dứt. Nhưng khi có đề nghị xin hoãn thêm 3 tháng từ UNHCR, hiện Chính phủ hoàng gia đang xem xét lại.”
Nguyên nhân phải rời Việt Nam
Theo người Thượng Tây nguyên đang tị nạn tại Campuchia cho biết, hiện nay có hơn 70 người Thượng đang tạm trú trong trại 3 thuộc quận Sen Sok, Thủ đô Phnom Penh. Nhiều người đã chạy thoát khỏi Việt Nam từ năm 2001, tuy nhiên cũng có một số người mới sang tị nạn trong năm 2009 chưa được cấp quy chế. Đa số họ là những người Dân tộc thiểu số từ tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông, Lâm Đồng và Đắc Lắk của Việt Nam.
người Dân tộc thiểu số ở Tây nguyên bị kỳ thị sắc tộc bởi Chính phủ Cộng sản Việt Nam. Chính phủ từng đàn áp, áp bức bởi vì Chính phủ không muốn người Thượng theo đạo Tinh lành, đạo Thiên chúa, cấm họ đi lại, tự do ngôn luận và mọi quyền hạn đều bị tước đoạt.
Bà Va Siu Glaih
Bà Va Siu Glaih có quê ở tỉnh Gia Lai sang Campuchia tị nạn từ năm 2004 và mới được cấp quy chế tị nạn từ Cao ủy tị nạn LHQ cho biết, người Dân tộc thiểu số ở Tây nguyên bị kỳ thị sắc tộc bởi Chính phủ Cộng sản Việt Nam. Chính phủ từng đàn áp, áp bức bởi vì Chính phủ không muốn người Thượng theo đạo Tinh lành, đạo Thiên chúa, cấm họ đi lại, tự do ngôn luận và mọi quyền hạn đều bị tước đoạt.
Bà Va Siu Glaih còn nói rằng, sau cuộc biểu tình năm 2001, Công an Việt Nam theo bắt những người cầm đầu hay những người có liên quan đến cuộc biểu tình. Nhiều người bị bắt đánh đập, có người bị vào tù. Sau khi bị tù 1 hay 2 năm, khi họ được trả tự do thì tình trạng sức khỏe giống như người điên. Bà cho biết nguyên nhân sang tị nạn tại Campuchia:

“Nói chung trong Tây nguyên là người Dân tộc. Bởi vì biểu tình cho nên họ (chính quyền) làm khó cho tụi em…đàn áp, cứ ngày nào cũng bị theo dõi, bắt bớ và mời lên mời xuống. Như vậy không thể chịu đựng được, phải chạy sang Campuchia để xin tị nạn.”
Theo em được biết và em cũng nghe từ rất nhiều người sau khi Chính phủ hoàng gia Campuchia trục xuất họ về thì lúc đầu Chính quyền Việt Nam đối xử rất tốt, nhưng sau khoảng 1 tháng, 2 tháng hoặc 1 năm thì tất cả mọi hành động của họ đều nằm dưới quyền kiểm soát từ Công an Việt Nam.
Ô.Ksor Luân
Còn ông Ksor Luân quê ở tỉnh Đắc Lắk, ông sang tị nạn tại Campuchia vào năm 2005 mới được văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại Phnom Penh cấp quy chế tị nạn và đang chờ định cư tại nước thứ 3 cho biết, có khoảng 10 người khác mới sang tị nạn vào năm 2009 nhưng không được cấp quy chế. Ông nói rằng, nếu những người này bị trúc xuất về Việt Nam thì sẽ bị Chính quyền Việt Nam hành hung:
“Theo em được biết và em cũng nghe từ rất nhiều người sau khi Chính phủ hoàng gia Campuchia trục xuất họ về thì lúc đầu Chính quyền Việt Nam đối xử rất tốt, nhưng sau khoảng 1 tháng, 2 tháng hoặc 1 năm thì tất cả mọi hành động của họ đều nằm dưới quyền kiểm soát từ Công an Việt Nam. Sau đó, nếu mình có làm gì sai soát thì đương nhiên sẽ bị họ bắt, có lẽ bị đánh đập hay đi tù.”
Nếu như trại người tị nạn vẫn tồn tại, thì 10 hay 20 năm sau cũng chưa giải quyết xong bởi vì người Thượng sẽ tiếp tục sang Campuchia để xin tị nạn.
Ô.Khiev Sopheak
Phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia ông Khiev Sopheak nói với Đài Á Châu tự do rằng, trại tị nạn người Thượng Tây nguyên ở Thủ đô Phnom Penh bắt đầu hoạt động gần 10 năm nay. Có rất nhiều người Thượng được cấp quy chế định cư nước ngoài, nhưng cũng có nhiều người bị trục xuất về Việt Nam vì Chính phủ áp dụng Luật xuất nhập cảnh.
Ông Khiev Sopheak nói rằng, Việt Nam không còn chiến tranh, và lại là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, và nước đang phát triển. Nếu như trại người tị nạn vẫn tồn tại, thì 10 hay 20 năm sau cũng chưa giải quyết xong bởi vì người Thượng sẽ tiếp tục sang Campuchia để xin tị nạn. Còn việc văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ đề xuất hoãn thêm 3 tháng thì Chính phủ đang xem xét và bản thân ông cũng nghĩ rằng đó là điều chính đáng để văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ có đủ thời gian chuẩn bị thủ tục.
Theo dòng thời sự
- Việt Nam tiếp tục đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành
- Nhà truyền đạoY-Djik: "...bị ép buộc phải ký vào văn bản bỏ đạo..."
- Tiếng kêu cứu của đồng bào Thượng ở Cao nguyên Trung phần
- Mục sư Daniel: "Dân làng ủng hộ các Mục sư và nhà truyền đạo"
- Mục sư Y-Kor: "Chúng tôi bị buộc ký văn bản không thông công với hội Menonites"
- Việt Nam gia tăng đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành
- RFA phỏng vấn nhân chứng vụ đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành
- Tại sao người Thượng Tây Nguyên tiếp tục chạy trốn sang Campuchia?
- Gặp gỡ 54 người Thượng từ Tây Nguyên mới trốn sang Cambodia