Công ty Metfone bị thưa kiện tại Cambodia

Sẽ có nhiều chủ cửa hàng mua bán sỉ-lẻ thẻ điện thoại đặt đơn kiện Công ty Metfone hay Viettel của Quân đội Việt Nam, sau khi Công ty này bán ra những thẻ điện thoại di động không có tài khoản tại tỉnh Ratanakiri.

0:00 / 0:00

Phó công tố viên Tòa án sở thẩm tỉnh đã thừa nhận có thư kiện Công ty Metfone về việc gian luận hôm 18/10, và Tòa án đang xem xét vụ việc này.

Bán thẻ điện thoại không có tài khoản

Nhiều chủ cửa hàng Campuchia mua bán sỉ-lẻ thẻ điện thoại di động của Công ty Metfone hay Viettel của Quân đội Việt Nam để bán ở tỉnh Ratanakiri cho biết họ đã gửi đơn lên Tòa án sở thẩm tỉnh Ratanakiri kiện Công ty này cáo buộc về việc bán thẻ điện thoại giả không có tài khoản.

Quyết định khởi kiện Công ty Metfone lên Tòa sơ thẩm như vậy sau khi có hàng trăm khách hàng khiếu nại thẻ điện thoại của Metfone giả và không có tài khoản sử dụng.

Bà Heng Sambath, 50 tuổi, chủ hàng bán thẻ điện thoại di động Metfone ở huyện Banlung, tỉnh Ratanakiri cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, Bà là chủ cửa hàng mua bán sỉ-lẻ thẻ điện thoại di động Metfone (mạng 097 và 088), thế nhưng bà bị Công ty này gian lận hơn 5.000 đô la Mỹ vì có hơn 6.000 thẻ điện thoại di động Metfone không tài khoản sau khi cào thẻ nạp.

Bà Sambath cho biết, hôm ngày 4/10 vừa qua, Bà mua thẻ điện Metfone 097 và 088 khoảng 20.000 thẻ từ nhân viên Công ty Metfone có chi nhánh tại tỉnh Ratanakiri.

Mỗi lần mua đều có hóa đơn, tuy nhiên không biết nguyên nhân tại sao, thẻ Metfone không có tài khoản sử dụng.

Bà Heng Sambath cho biết rằng bà bị Công ty này gian lận hơn 5.000 đô la Mỹ vì có hơn 6.000 thẻ điện thoại di động Metfone không tài khoản sau khi cào thẻ nạp.

Bà Heng Sambath nói rằng, vừa qua bà có đến chi nhánh Công ty Metfone tỉnh để yêu cầu làm rõ vấn đề nhưng đại diện Công ty không có trách nhiệm và thúc giục bà đến Công ty chính tại Thủ đô Phnom Penh, thế nhưng đại diện văn phòng Công ty chính lại đẩy bà trực tiếp đến giải quyết với đại diện Công ty tỉnh.

Cuối cùng bà quyết định gởi đơn khởi kiện lên Tòa cáo buộc Công ty này gian lận, đòi bồi thường danh dự với số tiền 2.000 USD và phải cho hoạt động mã thẻ điện thoại được mua vừa qua. Bà Heng Sambath nói:

“Cái thẻ nào mà khách hàng cào xong, thì tôi không nhận về bởi vì tôi không biết nó có tài khoản hay không. Tôi nói khách hàng cào thẻ không tài khoản thì phải chờ đợi. Thẻ cào không tài khoản bắt đầu từ hôm 13/10, tôi phải lưu lại. Nói cho gọn là khoảng 100 người gặp trường hợp như vậy.”

Một cửa hàng tên Sok Heng chuyên bán điện thoại di động và thẻ Metfone cũng cho biết, khách hàng mua thẻ Metfone phản ứng mạnh mẽ xung quanh vấn đề thẻ không tài khoản. Chủ hàng này còn nói rằng, thẻ điện thoại Metfone giá từ 2$ đến 50$ đều không có tài khoản, rồi khách hàng đòi cửa hàng cô chịu trách nhiệm trước vấn đề này.

Cô nói: "Riêng thẻ mà tôi mua là có giá khoảng chục nghìn đô la Mỹ. Khách hàng khiếu nại nhiều lắm, họ muốn cho tôi đổi lại."

Từng bị mang tiếng

metfone-200.jpg
Công ty Metfone tại thủ đô Phnom Penh. Photo by Quốc Việt/RFA.

Vào cuối tháng 10 vừa qua, Công ty Metfone hay còn gọi Viettel của Quân đội Việt Nam gặp bế tắc trong hoạt động gọi ngoại mạng với Công ty Mfone của Thái Lan cũng đang hoạt động ở Campuchia. Nguyên nhân Công ty này không thể gọi vào mạng Mfone (011, 076, 085, 099) vì Công ty Metfone của Quân đội Việt Nam không đóng tiền nối mạng và Công ty Metfone còn nợ Công ty Mfone khoảng 500.000 USD.

Bà Maruemon Sviphan, trưởng văn phòng tài chánh Công ty Mfone tại Campuchia từng nói với báo giới, Công ty Metfone thiếu tiền nối mạng nhiều tháng chưa trả. Số tiền nối mạng được tính sau khi có cuộc gọi từ mạng Metfone vào Mfone. Bà Sviphan còn nói rằng, mặc dầu không hy vọng Công ty Metfone thanh toán, nhưng Bà mong Bộ bưu chính Viễn thông sẽ trả thay Công ty này.

Công ty Metfone của Quân đội Viêt Nam từng có danh tiếng không tôn trọng luật lao động Campuchia chính vì họ tuyển chọn nhân viên tùy tiện và một phần là nhân viên từ Việt Nam không biết nói tiếng Campuchia, đặc biệt là không tôn trọng giờ giấc làm việc.

Một cựu nhân viên của Công ty Metfone không tiết lộ danh tính đưa ra nhận định liên quan về Công ty này, "Đặc thù của ngành Bưu chính Viễn thông là làm việc không có giờ giấc. Công việc nào phải làm, mặc dù mất sóng vào ban đêm lúc 12 giờ khuya, chúng tôi cũng phải đến làm việc."

Còn vấn đề nối mạng Internet của Công ty Metfone, cuối tháng các Công ty khác có nhân viên dịch vụ gởi hóa đơn đến Công ty hay nhà riêng để thanh toán. Nhưng Công ty Metfone thì không làm như vậy, nếu cuối tháng khách hàng không đến đóng tiền tại chi nhánh Công ty, thì mạng Internet sẽ bị cắt không cần thông báo biết trước.

Liên quan vấn đề chủ cửa hàng mua bán sỉ-lẻ thẻ điện thoại di động Metfone kiện Công ty này lên Tòa, Đài Á Châu Tự Do không thể liên lạc ông Nguyễn Duy Thọ, tổng giám đốc Công ty Metfone tại Thủ đô Phnom Penh.

Anh cứ làm việc với Công ty, vì Công ty ở Phnom Penh sẽ làm việc trực tiếp. Chờ khi Tòa án trực thụ lý xong thì sẽ công khai. Còn bây giờ chỉ có Công ty chính của tôi ở Phnom Penh trả lời.

Ô. Phương, đại diện Metfone ở Ratanakiri<br/>

Còn ông Phương, đại diện chi nhánh Công ty Metfone tỉnh Ratanakiri từ chối trả lời phỏng vấn, ông Phương cho hỏi Công ty chính ở Thủ đô Phnom Penh. Ông Phương nói:

“Anh cứ làm việc với Công ty, vì Công ty ở Phnom Penh sẽ làm việc trực tiếp. Chờ khi Tòa án trực thụ lý xong thì sẽ công khai. Còn bây giờ chỉ có Công ty chính của tôi ở Phnom Penh trả lời.”

Công bố của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Việt Nam (Viettel hay Metfone) ra ngày 3/11, Tập đoàn này đã tạo ra việc làm cho 22.000 lao động nông thôn tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay, Viettel có từ 16.000-17.000 nhân viên được hưởng mức thu nhập trung bình hàng tháng từ 85-90 USD tương đương 1,7-1,8 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ở Campuchia có 4,000 lao động; Lào có 2,000 lao động đang làm cho Tập đoàn này với thu nhập trung bình hàng tháng từ 60-65 USD tương đương 1,2-1,3 triệu đồng.

Theo Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia, hiện nay có 9 Công ty điện thoại đang hoạt động tại nước này. Trong đó, đứng thứ nhất về lượng người sử dụng là Mobitel, thứ hai là Metfone hay Viettel của Quân đội Việt Nam, và thứ ba là Mfone của Thái Lan.

Theo dòng thời sự: