Sau vụ chạm súng Campuchia kiện Thái Lan lên Liên Hiệp Quốc

Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương lần thứ 7 giữa Campuchia và Thái Lan vừa kết thúc được khoảng 5 tiếng đồng hồ vào chiều hôm thứ Sáu, ngày 4 tháng 2, thì cuộc chiến giữa quân đội hai nước đã xảy ra trên đất Campuchia cách biên giới khoảng 500 mét.

0:00 / 0:00

Chưa có thông tin chính xác báo cáo về thiệt hại ngôi đền Preah Vihear xây dựng từ thế kỷ thứ 11, tuy nhiên phía Campuchia khẳng rằng họ sẽ kiện Thái Lan lên Liên Hiệp Quốc.

Thái Lan xâm nhập - Campuchia tự vệ?

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết, quân đội Thái Lan đã xâm chiếm Campuchia 6 điểm gần đền Preah Vihear vào lúc 3 giờ chiều, hôm thứ Sáu ngày 4 tháng 2 năm 2011. Binh sĩ Campuchia buộc phải phòng thủ tích cực để đẩy lùi khoảng 2000 binh sĩ Thái xâm nhập cùng 6 điểm bên trong lãnh thổ Campuchia cách biên giới khoảng 500 mét.

Mặc dù binh sĩ Campuchia đã cố gắng thương lượng để ngăn chặn các binh lính Thái Lan, nhưng quân đội Thái Lan tiếp tục di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Campuchia và nổ súng. Phía Campuchia có quyền tự vệ chống lại các cuộc xâm lược để bảo vệ chủ quyền, và sử dụng tất cả phương tiện để đẩy lùi binh sĩ Thái.

Mặc dù binh sĩ Campuchia đã cố gắng thương lượng để ngăn chặn các binh lính Thái Lan, nhưng quân đội Thái Lan tiếp tục di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Campuchia và nổ súng. Phía Campuchia có quyền tự vệ chống lại các cuộc xâm lược để bảo vệ chủ quyền, và sử dụng tất cả phương tiện để đẩy lùi binh sĩ Thái.<br/>

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong cũng cho biết, phía Campuchia sẽ gửi thư kiện Thái Lan lên Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng 2, “quân đội Thái Lan đã xâm lược Campuchia một cách bất hợp pháp. Họ bắn vào sâu trong lãnh thổ Campuchia. Campuchia sẽ gửi đơn khởi kiện Thái Lan tại Liên Hiệp Quốc.”

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (T) thăm ngôi đền Preah Vihear, thuộc tỉnh Preah Vihear
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (T) thăm ngôi đền Preah Vihear, thuộc tỉnh Preah Vihear, cách Phnom Penh 500km về phía bắc, gần biên giới tranh chấp với Thái Lan, hôm 06/2/2010. (AFP)

Một binh sĩ Campuchia cho biết, có 2 binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong cuộc va chạm hơn 1 tiếng đồng hồ trong khi phía Thái Lan có 3 binh sĩ bị thương, 7 binh sĩ khác bị bắt và 2 xe bọc thép bị cháy. Ông còn cho biết, ban đầu cuộc đụng độ chỉ xảy ra tại điểm Sambouk Khmum và Veal Entry, nhưng sau đó lan rộng đến Phnom Trab, Chak Chreng, Ta Tho, và điểm Ta Sem là những khu vực gần ngôi đền cổ Preah Vihear.

Cuộc đụng độ đã xảy ra sau khi cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia với Thái Lan tại tỉnh Siem Reap vào hôm thứ Sáu, ngày 4 tháng 2 kết thúc. Tại cuộc họp, hai nước đã khẳng định họ đạt được thỏa thuận tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, văn hóa, kỹ thuật, y tế, thương mại, nông nghiệp và du lịch…Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước còn thỏa thuận thúc giục cho xiết chặt an ninh theo dọc biên giới.

Cuộc đụng độ đã xảy ra sau khi cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương giữa Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia với Thái Lan tại tỉnh Siem Reap vào hôm thứ Sáu, ngày 4 tháng 2 kết thúc.<br/>

Phát biểu sau cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong và Thái Kasit Piromya đối tác của mình, ông Hor Namhong cho biết phía Campuchia yêu cầu Thái Lan ngừng bắn những công dân Campuchia vượt biên sang Thái Lan khai thác gỗ trái phép. Ông Hor Namhong cũng phát biểu trong cuộc hội đàm rằng, Campuchia sẽ không hạ lá cờ theo yêu cầu của Thái Lan.

Còn ông Kasit Piromya cũng cho biết, hai bên đã đồng ý tiếp tục nỗ lực để giảm bớt căng thẳng bởi các cuộc đàm phán phân giới cắm mốc biên giới tiếp tục thông qua Ủy ban biên giới chung. Hai nước sẽ cố gắng kiềm chế tránh trường hợp nổ súng.

Thái Lan không công nhận Hiệp Ước Pháp Xiêm 1904-1907

Cũng liên quan vấn đề yêu cầu của Thái Lan, vào ngày 3 tháng 2 vừa qua đã có 149 Hiệp Hội và tổ chức phi chính phủ Campuchia cùng ra một thông cáo chung tố cáo lời yêu cầu của Thái Lan vô căn cứ và bất hợp pháp. Hành động của Thái Lan cho thấy một lần nữa Thái Lan có hoài bão xâm lược Campuchia dưới thời dẫn dắt của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Căn cứ vào phán quyết của Tòa án Quốc tế Hà Lan ngày 15 tháng 6 năm 1962, Hiệp ước Pháp-Xiêm năm 1904-1907 nêu rõ, ngôi đền Preah Vihear và khu vực xung quanh đền này thuộc chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Việc phía Thái Lan khẳng định hai nước đã có khu

Quân đội Thái Lan đóng quân tại vùng biên giới nơi tranh chấp. AFP
Quân đội Thái Lan đóng quân tại vùng biên giới nơi tranh chấp. AFP (AFP)

vực trùng hợp vì Thái Lan đã tự mình thảo bản đồ và không chấp thuận bản đồ Quốc tế.

Thông cáo còn cho biết, chùa Keo Sikha Kiri Swarak được xây dựng trong năm 1998 bởi nhân dân Campuchia, còn quốc kỳ Campuchia cũng được kéo lên vào lúc đó và phía Thái Lan cũng không có phản ứng. Việc xây dựng chùa vừa nêu cũng không làm ảnh hưởng đến biên bản ghi nhớ năm 2000 về việc phân định biên giới giữa hai nước.

Căn cứ vào phán quyết của Tòa án Quốc tế Hà Lan ngày 15 tháng 6 năm 1962, Hiệp ước Pháp-Xiêm năm 1904-1907 nêu rõ, ngôi đền Preah Vihear và khu vực xung quanh đền này thuộc chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Việc phía Thái Lan khẳng định hai nước đã có khu vực trùng hợp vì Thái Lan đã tự mình thảo bản đồ và không chấp thuận bản đồ Quốc tế.<br/>

Ông Som Oun, Giám đốc Liên Minh Liên đoàn Lao động Campuchia và kiêm Giám đốc Hiệp Hội, tổ chức phi chính phủ Campuchia ASEAN cho Đài Á Châu Tự Do biết rằng, những lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thái Lan vừa qua mang tính chất gây chiến tranh với Campuchia. Trong lúc tình hình Thái Lan đang leo thang, thì chính phủ nước này lại lợi dụng vấn đề biên giới với Campuchia. Ông nhận định thêm:

“Chúng tôi là Hiệp Hội và tổ chức phi chính phủ, chúng tôi đề nghị chính phủ Thái Lan phải giải quyết vấn đề hỗn loạn nội bộ, và ngừng các hoạt động xâm lược Campuchia, bởi vì bản đồ phía Thái Lan tự xây dựng là bản đồ bất hợp pháp, chính vì bản đồ đó mới có khu vực tranh chấp 4,6 km vuông. Và vì có bản đồ này, mới có quân đội Thái xâm lược Campuchia.”

Hiện nay Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Kasit Piromya đang ở Thủ đô Phnom Penh để thăm Veera Somkwamkid, và Ratree Pipatanapaiboon đang bị giam giữ tại nhà nhà tù Prey Sar. Veera Somkwamkid bị Tòa án Phnom Penh kết án 8 năm tù, bị phạt tiền 445 USD tương đương 10 triệu đồng, về tội gián điệp và nhập cư bất hợp pháp. Còn bà Ratree Pipatana Paiboon, bị kết án 6 năm tù và bị phạt tiền 300 USD, tương đương 6 triệu đồng.

Theo dòng thời sự: