Campuchia kêu gọi LHQ can thiệp – Thái Lan bác bỏ cáo buộc xâm lược

Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố tại phát biểu trong buổi lễ trao bằng Tốt Nghiệp cho sinh viên Trường Đại Học Norton tại Thủ đô Phnom Penh hôm thứ hai, ngày 7 tháng 2 rằng, cuộc nổ súng gần đây nhất là do binh sĩ Thái Lan xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia.

0:00 / 0:00

Thái Lan đã sử dụng vũ khi hạng nặng và những loại bị cấm. Ngược lại bên Thái Lan nói họ không xâm lấn nước nào, chỉ điều động quân đội để bảo vệ lãnh thổ.

Thủ tướng Hun Sen cáo buộc Thái Lan Xâm Lăng

Thủ tướng Campuchia Hun Sen kêu gọi bà Mari Luiza Ribeiro Viotti, Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để có biện pháp ngăn chặn hành động Thái Lam xâm lăng ở khu vực đền Preah Vihear vì Chính phủ Thái khẳng định khu vực diện tích 4,6 km vuông gần ngôi đền là khu vực đang tranh chấp.

Thủ tướng Hun Sen cho biết, một lần nữa, mặc dù có cuộc đàm phán giữa chỉ huy quân sự cả hai bên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng vào lúc 18:20 phút ngày 06 tháng 2 năm 2011, lực lượng binh sĩ Thái Lan đã phát động một cuộc xâm lược quy mô đầy đủ vũ trang chống lại Campuchia. Thái Lan sử dụng vũ khí hạng nặng tinh vi bao gồm nhiều súng máy, súng cối, pháo binh và đạn pháo 105, 120, 130, và 155 mm bắn vào đền Preah Vihear, một di sản thế giới, và các điểm Ta Sem, Veal Entry, đồi Phnom Trap và nhiều điểm khác lân cận khu vực đền Preah Vihear. Tất cả các khu vực này đều nằm bên trong lãnh thổ Campuchia. Và đạn pháo Thái Lan được bắn sâu khoảng 20 km bên trong lãnh thổ Campuchia.

Một lần nữa, mặc dù có cuộc đàm phán giữa chỉ huy quân sự cả hai bên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng vào lúc 18:20 phút ngày 06 tháng 2 năm 2011, lực lượng binh sĩ Thái Lan đã phát động một cuộc xâm lược quy mô đầy đủ vũ trang chống lại Campuchia.

Thủ tướng Hun Sen

Ông Hun Sen cho rằng, việc tấn công mới của lực lượng vũ trang Thái Lan đã khiến nhiều người thương vong

Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. AFP (AFP)

và thiệt hại cho đền Preah Vihear cũng như các tài sản khác. Các hành vi lập đi lập lại xâm lược chống Campuchia cho thấy Thái Lan vi phạm các văn bản pháp luật của Liên Hiệp Quốc như điều 2.3, 2.4, 94.1; Bản án của Tòa án Quốc tế ngày 15 tháng 6 năm 1962; Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á; Thỏa thuận liên quan đến chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm, tính trung lập và thống nhất đất nước Campuchia; Điều 2.2.c, 2.2.d, của Hiệp ước hòa bình Paris năm 1991.

Thủ tướng Hun Sen còn cho biết, phía Campuchia hoan nghênh và thúc giục có sự can thiệp từ các thành viên của khối ASEAN trong khi Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva từng phê bình và từ chối không cần đối tác thứ ba can thiệp vào vấn đề này.

Ông Hun Sen nhấn mạnh, nếu như Thái Lan không xâm lược Campuchia, thì Thái Lan đừng sợ sự can thiệp từ bên thứ ba. Ông đề nghị Chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và các thành viên của LHQ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để đưa ra biện pháp ngăn chặn xung đột vì nó đe dọa đến an ninh khu vực ASEAN. Ông cho biết thêm:

“Nhằm giảm bớt căng thẳng này, chỉ có biện pháp duy nhất là cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc can thiệp khẩn cấp. Campuchia sẽ cử Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong đến họp tại Liên Hiệp Quốc để tìm nguyên nhân, hay đặt vùng đang chiến đấu là vùng đệm…Bởi vì ban ngày đã thỏa thuận ngừng bắn, nhưng ban đêm lại bắn vào.

Campuchia hoan nghênh và thúc giục có sự can thiệp từ các thành viên của khối ASEAN trong khi Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva từng phê bình và từ chối không cần đối tác thứ ba can thiệp vào vấn đề này.

Thủ tướng Hun Sen

Để giải quyết vấn đề đang leo thang hiện nay, thì buộc phải có sự quản lý và giải quyết từ bên Quốc tế, cộng thêm sự kiên trì nhẫn nại và quan hệ của hai bên. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, một biện pháp cần thiết là phải có Quốc tế quản lý và giải quyết, đặc biệt là khu vực đền Preah Vihear.”

Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc đụng độ vào lúc 18 giờ 20 phút hôm Chủ Nhật là vì Thái Lan động binh và xâm lăng lãnh thổ Campuchia. Cuộc đụng độ lần ba, Thái đã sử dụng vũ khí hạng nặng hơn các cuộc đụng độ trước đó. Ngoài ra, hai bên cũng va chạm lần nữa vào lúc 8 giờ sáng ngày 7 tháng 2 trong lúc Thái Lan xâm nhập vào bên đất Campuchia để lấy xác binh sĩ thiệt mạng trong cuộc giao tranh đêm Chủ Nhật.

Campuchia không tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn?

Tuy nhiên báo bưu điện Bangkok loan tin vào hôm thư hai, ngày 7 tháng 2 rằng, Thư ký Ngoại trưởng Thái

Tướng Chea Morn của Campuchia đang nghe Tướng Vibonsak Niphan Thái Lan thuyết trình về cuộc chạm súng giữa binh sĩ hai bên ở gần Đền Preah Vihear hồi năm 2008
Tướng Chea Morn của Campuchia đang nghe Tướng Vibonsak Niphan Thái Lan thuyết trình về cuộc chạm súng giữa binh sĩ hai bên ở gần Đền Preah Vihear hồi năm 2008 (AFP)

Kasit Piromya Intarakomalsut Chavanond cho biết Bộ Ngoại giao Thái đã khuyến cáo Liên Hiệp Quốc rằng, Campuchia xâm lấn vào lãnh thổ Thái Lan. Thái Lan báo cáo với Ủy ban di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá (UNESCO) rằng Thái Lan phản đối việc Campuchia có quyền quản lý duy nhất đền Preah Vihear và vùng lân cận. Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng phàn nàn với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng Campuchia không tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn.

Báo bưu điện Bangkok còn dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thái Prawit Wongsuwon rằng, trong cuộc hội đàm trước đó giữa hai nhà lãnh đạo quân sự, Campuchia đồng ý ngừng bắn, tuy nhiên, cuối cùng hai bên tiếp tục nổ súng.

Thái Lan phản đối việc Campuchia có quyền quản lý duy nhất đền Preah Vihear và vùng lân cận. Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng phàn nàn với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc rằng Campuchia không tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn.<br/>

Tướng Prawit đã ra lệnh cho Trung tướng Tawatchai tổ chức một vòng đàm phán mới với Campuchia để kêu gọi tôn trọng bản ghi nhớ năm 2000, để ngăn chặn bất kỳ mất mát lãnh thổ và thiệt hại thêm. Ông còn cho biết, Thái Lan không xâm lược nước nào, nhưng cũng không cho phép quốc gia khác xâm lấn lãnh thổ của mình. Thái động binh là nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Cũng trong hôm thứ hai, ngày 7 tháng 2, Phó Thủ tướng Campuchia, kiêm Bộ Trưởng Ngoại giao Hor Namhong có cuộc gặp khẩn cấp với các Đại sứ thành viên của Hội Đồng Bảo An LHQ gồm Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đại sứ Anh tại Campuchia. Cuộc họp khẩn cấp này được Bộ trưởng Ngoại giao xứ chùa Tháp Hor Namhong báo cáo về hành động xâm lược của quân đội Thái Lan và nội dung bức thư của Thủ tướng Hun Sen gửi lên Chủ tịch HĐ Bảo An LHQ. Ông biết thêm:

Chúng tôi đang chờ LHQ có quyết định thế nào, nhưng tôi muốn nói rằng tôi gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia là Chủ tịch khối ASEAN. Chúng tôi cũng hoan nghênh sự can thiệp từ các nước ASEAN cũng như thành viên của LHQ để giúp giải quyết căng thẳng

Thủ tướng Hun Sen

“Chúng tôi đang chờ LHQ có quyết định thế nào, nhưng tôi muốn nói rằng tôi gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia là Chủ tịch khối ASEAN. Chúng tôi cũng hoan nghênh sự can thiệp từ các nước ASEAN cũng như thành viên của LHQ để giúp giải quyết căng thẳng. Và đây là ý chí của Campuchia, chính vì Campuchia muốn giải quyết vấn đề bằng cách ôn hòa.”

Sau cuộc họp đó vài tiếng đồng hồ, ông Hor Namhong tiếp tục làm việc cùng với Đại sứ các nước có trụ sở tại Campuchia tại cơ quan Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế. Ông báo cáo Đại sứ các nước về hoài bão xâm lược của Thái vào lãnh thổ Campuchia. Ông đưa ra bản đồ cá nhân Thái tự gọi là khu vực 4,6 km vuông là khu vực tranh chấp.

Ông Hor Namhong gọi Thủ tướng Thái Lan Abhisit vejjajiva là Thủ tướng hiếu chiến, vì việc di chuyển binh sĩ, xe bọc thép và các cuộc tập trận gần khu vực biên giới trước đây thể hiện cho thấy rằng, Thái Lan đã sẵn sàng xâm lược Campuchia.

Cũng trong cuộc chạm súng hồi đêm Chủ Nhật, Thái Lan đã sử dụng Bom Chùm trong lúc thế giới đã cấm bởi vì Bom chùm hay nói chính xác là tất cả các thiết bị gây nổ chùm, bên trong chứa đựng hàng trăm bom bi hay đầu nổ nhỏ. Nhiều đầu nổ này có thể nằm bất động hàng thập kỷ cho tới khi bị va chạm. Ông còn cho biết thêm, hiện Campuchia đang xem xét tình hình xung đột biên gới, nếu như tình hình càng xấu đi thì Campuchia sẽ gọi Đại sứ tại Thủ thô Bangkok trở về nước.

Theo dòng thời sự: