Người Việt dùng hàng Việt hãy còn là một giấc mơ

Mới đây, Bộ Chính trị mở cuộc vận động người dân Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Việc tuyên truyền người dân dùng hàng nội thực ra đã có từ lâu, thế nhưng cũng từ rất lâu nay việc người Việt dùng hàng ngoại vẫn cứ phổ biến hơn. Vậy cuộc vận động lần này có thực sự hiệu quả hay không hay cũng chỉ như đá ném ao bèo?

0:00 / 0:00

Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam vừa ban hành một thông báo, vận động người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thông báo này nêu rõ cuộc vận động trước tiên là nhằm đưa nền kinh tế Việt nam vượt qua những khó khăn, thách thức trước mắt, phát triển nhanh, bền vững và giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Thế nhưng liệu người dân có mặn mà với hàng Việt Nam hay không thì vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, đó là chưa kể khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước của các doanh nghiệp Việt Nam hiện đến đâu.

Thiếu kiểm soát hàng ngoại tràn vào thị trường VN

Dạo qua các siêu thị, chợ lớn, nhỏ ở Việt Nam, có thể thấy hàng hoá được bày bán thật là phong phú, đa dạng. Nhưng có một đặc điểm chung là phần lớn những mặt hàng này lại là hàng nhập khẩu, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ công thương, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt khoảng 58 tỷ đô la, trong đó Việt Nam nhập siêu khoảng 3 tỷ đô la.

Việc thiếu các quy định kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập ngoại một cách chặt chẽ, cũng tạo kẽ hở để khiến những hàng nhập ngoại chất lượng thấp có cơ hội được bán rộng rãi, cạnh tranh khốc liệt với hàng nội. Các hàng nhập ngoại được bày bán tại các chợ và siêu thị luôn chiếm một tỷ trọng cao so với hàng nội.<br/>

Hàng nhập khẩu được bán rất chạy ở Việt Nam. Mà cụ thể ở đây phần lớn là hàng Trung Quốc. Trước hết, theo ý kiến của rất nhiều người tiêu dùng và người bán thì những mặt hàng này đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân do mẫu mã đẹp, phong phú và giá cả thì phải chăng.

Không những thế, việc thiếu các quy định kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập ngoại một cách chặt chẽ, cũng tạo kẽ hở để khiến những hàng nhập ngoại chất lượng thấp có cơ hội được bán rộng rãi, cạnh tranh khốc liệt với hàng nội.

Các hàng nhập ngoại được bày bán tại các chợ và siêu thị luôn chiếm một tỷ trọng cao so với hàng nội. Chị Nguyễn Thị Phương, phụ trách một siêu thị ở Hà nội cho biết:

Nguyễn Thị Phương : quần áo, đồ chơi, cho đến quần áo hàng trung quốc rất nhiều, chỉ có thực phẩm là không có hàng trung quốc thôi. Hàng nhựa là hầu như không có hàng việt nam mấy. Nhập hàng vào chỉ cần có hoá đơn tài chính đảm bảo về mặt thuế má để không có gian lận về thuế má còn nhập khẩu thì không biết nhập khẩu có đảm bảo chất lượng.

Chỉ có hàng thực phẩm, hàng hoá mỹ phẩm, còn các hàng gia dụng thì hầu như không có, chỉ yêu cầu có hoá đơn tài chính của bộ tài chính, còn không yêu cầu phải có giấy tờ gì hết, không phải có công bố là đáp ứng tiêu chuẩn này kia gì hết.

Nhập hàng vào chỉ cần có hoá đơn tài chính đảm bảo về mặt thuế má để không có gian lận về thuế má còn nhập khẩu thì không biết nhập khẩu có đảm bảo chất lượng.

Chị Ng. Thị Phương, phụ trách siêu thị

Hàng nội có một quá khứ không mấy tốt

Ông Trương Đình Tuyển, cựu bộ trưởng thương mại của Việt Nam, trong một hội thảo gần đây về phát triển thị trường nội địa có nói rằng Việt Nam hiện chưa coi trọng đúng mức phát triển thị trường nội địa. Một trong những nguyên nhân chính mà ông đề cập đến tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng.

Thực chất thì rất nhiều mặt hàng do Việt Nam sản xuất thời gian gần đây đã khiến khách hàng thất vọng. Ví dụ như trường hợp sữa tươi bán trên thị trường lâu nay thực ra lại là dùng nguyên liệu sữa bột. Hay nước tương có chứa thành phần 3-MCPD độc hại, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Rồi bột nêm được quảng cáo không chứa mì chính, nhưng thực chất lại chứa bột ngọt.

Trong khi đó, sản xuất trong nước thì lại chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Khi có tin về hàng hoá Trung Quốc bị nhiễm độc, rất nhiều người dân Việt nam đã kiên quyết chuyển sang dùng hàng Việt Nam, nhưng họ lại gặp một vấn đề khó khăn là không thể tìm được các mặt hàng tương tự do nội địa sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Huyền, một người dân ở Hà nội kể:

Thực chất thì rất nhiều mặt hàng do Việt Nam sản xuất thời gian gần đây đã khiến khách hàng thất vọng. Ví dụ như trường hợp sữa tươi bán trên thị trường lâu nay thực ra lại là dùng nguyên liệu sữa bột. Hay nước tương có chứa thành phần 3-MCPD độc hại, có thể gây ung thư cho người sử dụng. Rồi bột nêm được quảng cáo không chứa mì chính, nhưng thực chất lại chứa bột ngọt.

Ô.Trương Đình Tuyển, cựu BT Thương Mại

Nguyễn Thị Huyền (sb): đồ thực phẩm thì cố gắng tuyệt nhiên không dùng đồ tàu, đồ mua cho con thì cố gắng không dùng đồ tàu. Tiêu chí của em là không dùng đồ tàu, những hàng made in việtnam, nhưng không thể chắc chắn là những nguyên liệu đó có phải là đồ tàu không. Vì hàng tàu quá phổ dụng, ví dụ em muốn ra ngoài mua đồ chơi cho con em thì chỉ có đồ tàu thôi không có cách nào khác cả. Hàng Việt Nam có đâu mà mua.

Doanh nghiệp non trẻ nên sức cạnh tranh yếu kém

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn cũng còn non trẻ, so với các doanh nghiệp nước ngoài, do Việt Nam mới thực hiện chính sách mở cửa từ những năm 90 của thế kỷ trước. Do đó, sức cạch trạnh của các doanh nghiệp này cũng còn hạn chế.

Mặc dù người Việt Nam có lòng yêu nước đến đâu đi chăng nữa, có ý chí tự lực, tự cường cao đến thế nào thì cũng không thể khiến họ dùng được hàng Việt khi mà các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của họ và nhà nước vẫn chưa có chính sách kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu hợp lý <br/>

Thêm vào đó, là tâm lý chú trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp do chủ trương của chính phủ là đẩy mạnh xuất khẩu để lấy ngoại tệ lâu nay để nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị và công nghệ mà trong nước chưa có. Đây cũng chính là tình trạng khá phổ biến ở rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu lâu nay, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may. Hàng phục vụ xuất khẩu do các công ty này sản xuất thường chiếm tỷ trọng rất cao.

Trong lời kêu gọi lần này, Bộ chính trị Đảng cộng sản việt Nam có nói đến mục tiêu chính của cuộc vận động là để phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy thế, mặc dù người Việt Nam có lòng yêu nước đến đâu đi chăng nữa, có ý chí tự lực, tự cường cao đến thế nào thì cũng không thể khiến họ dùng được hàng Việt khi mà các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của họ và nhà nước vẫn chưa có chính sách kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu hợp lý để đảm bảo cạnh tranh công bằng cho hàng nội địa.