Nhân thân tốt có thể thay công lý? (phần 1)

Vài ngày qua, sau khi xét xử phúc thẩm vụ án “lập quỹ trái phép”, xảy ra tại Nông trường sông Hậu, Tòa án thành phố Cần Thơ đã tuyên y án sơ thẩm, giữ nguyên hình phạt 8 năm tù đối với bà Trần Ngọc Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, dư luận trong nước lại tiếp tục bàn về yếu tố “nhân thân tốt”.

0:00 / 0:00

Thời thế, “anh hùng” và bi kịch

Bà Trần Ngọc Sương, Kỹ sư nông nghiệp, Giám đốc Nông trường Sông Hậu là một phụ nữ nổi tiếng tại Việt Nam. Bà từng được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1989 – 1999)”, được tặng các “Huân chương Lao động”, từ hạng nhất đến hạng 3, thậm chí năm 2002 còn được bầu chọn là “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Bà Sương cũng đã từng là Đại biểu Quốc hội.

Nông trường Sông Hậu, do cha bà Sương là ông Trần Ngọc Hoằng thành lập năm 1979 và trực tiếp lãnh đạo cho đến khi bà Sương trở thành giám đốc kế nhiệm.

Báo chí Việt Nam kể rằng, ông Trần Ngọc Hoằng là người chỉ huy việc biến 7.000 héc ta đất hoang, nhiễm phèn trở thành ruộng lúa, ... giúp nông dân là nông trường viên Nông trường Sông Hậu có nhà, có thu nhập đủ sống, con cái được đến trường, học hành thành tài, ...

Báo chí Việt Nam kể rằng, ông Trần Ngọc Hoằng là người chỉ huy việc biến 7.000 héc ta đất hoang, nhiễm phèn trở thành ruộng lúa, cùng với các nhà máy chế biến nông sản, khu dân cư, có hệ thống đường, hệ thống điện, bệnh viện, trường học,... giúp nông dân là nông trường viên Nông trường Sông Hậu có nhà, có thu nhập đủ sống, con cái được đến trường, học hành thành tài,...

Đáng chú ý là từ giữa thập niên 1980, trong khi hệ thống nông trường, hợp tác xã, vốn được xem là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu tan rã thì Nông trường Sông Hậu vẫn tồn tại như một trung tâm sản xuất nông nghiệp nổi tiếng. Cũng vì vậy, nó được xem như mô hình, chứng minh tính đúng đắn của chủ trương quốc hữu hóa, tập thể hóa đang bị chính thực tế phủ nhận.

Trong bối cảnh như thế, ông Trần Ngọc Hoằng, rồi bà Trần Ngọc Sương lần lượt được tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”. Riêng Nông trường Sông Hậu có đến hai lần được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”...

Đầu năm ngoái, Nông trường Sông Hậu bị thanh tra và theo kết luận thanh tra, tại nơi hai lần được tôn vinh “Anh hùng Lao động” này, đã xảy ra vô số sai phạm trong đủ mọi lĩnh vực: quản lý, sử dụng đất và giao đất, nợ phải thu, nợ phải trả, cách tạo nguồn thu và sử dụng nguồn thu, thực hiện quy chế dân chủ.

Phía Thanh tra cho biết, nợ phải thu ở Nông trường Sông Hậu lên tới cả trăm tỉ. So số liệu do nông trường báo cáo với số liệu kiểm tra thực tế, thanh tra phát giác có sự chênh lệch hơn 26 tỉ và chênh lệch về nợ phải trả là hơn 33 tỉ. Nông trường còn nợ ngân hàng hàng trăm tỉ...

Ngày 9 tháng 9 năm 2008, bà Sương bị khởi tố về tội “lập quỹ trái phép”. Theo Công an Cần Thơ, quỹ trái phép hình thành từ năm 1994, thời cha bà Sương còn tại vị và kéo dài cho đến năm 2007. Trong 13 năm, có 29 tỷ được bỏ vào quỹ trái phép và khoản tiền đó được chi vô tội vạ vào việc tiếp khách, biếu xén, tặng cho...

Hoặc là dù lãnh đạo một doanh nghiệp lớn, doanh thu xuất khẩu đạt hàng trăm triệu đô la nhưng đến cuối đời, bà Sương vẫn không có nhà, không có tài sản riêng, bệnh tật ngặt nghèo, rồi phải ra tòa, lãnh án tù.

Tháng 8 năm nay, bà Sương cùng bốn thuộc cấp bị đưa ra xử sơ thẩm tại Tòa án huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Tại phiên xử sơ thẩm, bà Sương bị phạt 8 năm tù và bị buộc phải bồi thường 4,3 tỉ. Do bà Sương và một số thuộc cấp kháng cáo, hôm 19 tháng 11, Tòa án Cần Thơ đưa bà Sương ra xử phúc thẩm nhưng tuyên bố giữ nguyên mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bà Sương.

“Nhân thân tốt” vẫn chi phối tính nghiêm minh?

Tuy đã từng hết lời ca ngợi Nông trường Sông Hậu cũng như cha con bà Sương trong một thời gian dài, song từ khi kết luận thanh tra Nông trường Sông Hậu được công bố, cho đến sau khi bản án sơ thẩm vụ “lập quỹ trái phép” tại nông trường này được tuyên, hệ thống truyền thông tại Việt Nam chỉ thông tin về diễn biến, không có ý kiến riêng.

Dựa trên các thông tin này, người ta được biết, cuối năm ngoái, tuy bệnh nặng, được cho nghỉ hưu nhưng bà Sương vẫn “xin được tiếp tục phục vụ ít nhất một năm nữa”. Cũng theo báo chí Việt Nam, Thành ủy Cần Thơ đã từng khuyên bà Sương nghỉ hưu và nếu chấp nhận như vậy, bà sẽ được “hạ cánh an toàn” nhưng bà không nghe.

Hệ thống truyền thông tại Việt Nam chỉ trở thành ồn ào trước khi phiên xử phúc thẩm diễn ra hồi cuối tháng 10, rồi được hoãn cho đến ngày 19 tháng 11 vừa qua.

Năm nay, hệ thống truyền thông Việt Nam cho biết có 110 nông dân xin đi tù thay bà Sương nhưng đến nay, chưa thấy tờ báo nào loan báo thêm về các chi tiết liên quan đến 110 nông dân đáng chú ý ấy.

Đa số các bài viết và những ý kiến độc giả được chọn đăng trên một số cơ quan truyền thông đều xoay quanh công lao của cha con bà Sương, biến hàng ngàn héc ta đất hoang thành ruộng lúa, giúp hàng ngàn người nghèo an cư, lạc nghiệp, thay đổi số phận. Cũng như sự hy sinh của cá nhân bà Sương, không lập gia đình, dành toàn bộ thời gian, công sức cho Nông trường Sông Hậu. Hoặc là dù lãnh đạo một doanh nghiệp lớn, doanh thu xuất khẩu đạt hàng trăm triệu đô la nhưng đến cuối đời, bà Sương vẫn không có nhà, không có tài sản riêng, bệnh tật ngặt nghèo, rồi phải ra tòa, lãnh án tù.

Trước sự xôn xao của dư luận, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã lên tiếng, yêu cầu xem xét lại toàn bộ vụ án, Bộ trưởng Công an Việt Nam tiết lộ đã chỉ đạo Công an Cần Thơ báo cáo về quá trình điều tra vụ án xảy ra tại Nông trường Sông Hậu. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam tuyên bố sẽ giám sát...

Một số tờ báo cũng như ý kiến của nhiều cá nhân bắt đầu so sánh bản án với yếu tố “nhân thân tốt”, yếu tố có công. Hai yếu tố vừa kể phủ kín nhiều tình tiết khác mà chính hệ thống truyền thông Việt Nam từng đề cập trước đó, khi thông tin về sai phạm ở Nông trường Sông Hậu - vốn có khá nhiều điểm tương đồng với những sai phạm mà người ta thường thấy tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty quốc doanh, như: Cho vay và xóa nợ tùy tiện, thua lỗ trầm trọng, dùng công quỹ mua sắm nhiều bất động sản nhưng để cá nhân đứng tên,...

Nhiều người đã thử so sánh trường hợp bà Sương, với trường hợp ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Trưởng Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây, trong vụ PCI, trường hợp ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam để chứng minh rằng, bản án dành cho bà Sương rõ ràng là không thỏa đáng.

Suốt quá trình điều hành Nông trường Sông Hậu, bà Sương có sai sót nào đến mức cần truy cứu trách nhiệm hình sự hay hoàn toàn vô tội như một số tờ báo vừa nêu? Chưa ai biết.

Theo dõi thông tin trên hệ thống truyền thông Việt Nam, người ta chỉ thấy khá nhiều thông tin mà trước và sau, mâu thuẫn với nhau. Năm ngoái, theo Kết luận Thanh tra, Nông trường Sông Hậu là “điểm nóng” về khiếu kiện kéo dài. Năm nay, hệ thống truyền thông Việt Nam cho biết có 110 nông dân xin đi tù thay bà Sương nhưng đến nay, chưa thấy tờ báo nào loan báo thêm về các chi tiết liên quan đến 110 nông dân đáng chú ý ấy.

Khi bào chữa cho bà Sương, ngoài việc chỉ trích các cơ quan bảo vệ pháp luật có sai sót nghiêm trọng về thủ tục, luật sư Nguyễn Đăng Trừng ví von, việc kết án bà Sương giống như nã đại bác vào quá khứ đã được tôn vinh. Bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì nhận định, nếu so vụ án liên quan đến bà Sương với một số vụ án tham nhũng đã được xét xử gần đây thì bản án đã tuyên là không công bằng, quá bất công với bà Trần Ngọc Sương.

Cho đến nay, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam vẫn chưa xác định bà Trần Ngọc Sương có tham nhũng hay không. Nhiều người đã thử so sánh trường hợp bà Sương, với trường hợp ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Trưởng Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây, trong vụ PCI, trường hợp ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam để chứng minh rằng, bản án dành cho bà Sương rõ ràng là không thỏa đáng.

Tuy nhiên, khi xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vẫn là mơ ước của nhiều người thì có thể đề cao hai yếu tố “nhân thân tốt”, cũng như “có công”, lúc xem xét trách nhiệm hình sự để loại trừ các vi phạm pháp luật? Đó sẽ là nội dung bài kế tiếp, mời quý vị đón nghe.