Thay đổi của Mỹ
Buổi hội thảo cho thấy những năm 2007 và 2008, Hoa Kỳ đã thông qua một loạt các đạo luật và quy định liên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng, trong đó có những mặt hàng mà Việt Nam chiếm thị phần lớn.
Theo bà Cathy Sauceda, Giám đốc phụ trách An toàn nhập khẩu và các yêu cầu liên ngành của Hải quan Hoa Kỳ, những quy định mới trong đạo luật Nông trại, đạo luật Lacey sửa đổi, và đạo luật Cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hàng nông sản, hải sản, đồ gỗ và hàng tiêu dùng của Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn đài chúng tôi, bà Cathy Sauceda giải thích cụ thể những thay đổi chính này như sau:
Bà Cathy Sauceda: Phần lớn các thay đổi gần đây liên quan đến đạo luật Lacey là về giai đoạn 2 của việc thực hiện đạo luật này. Từ những gì tôi nắm được khi nói chuyện với các nhà xuất khẩu Việt Nam thì phần nhiều các sản phẩm của Việt Nam chịu ảnh hưởng của đạo luật này là đồ nội thất, mà các thay đổi này liên quan đến các quy định trong khai báo hải quan sẽ không có hiệu lực ít nhất trong vòng một năm nữa.
Phần nhiều các sản phẩm của Việt Nam chịu ảnh hưởng của đạo luật này là đồ nội thất.
Bà Cathy Sauceda
Điều này sẽ cho các nhà xuất khẩu và sản xuất nhiều cơ hội chuẩn bị để biết được loài và giống của những mặt hàng mà họ sản xuất chế biến, và xuất khẩu. Để xuất khẩu sang Hoa Kỳ, theo đạo luật này, thì các nhà xuất khẩu, sản xuất và nhập khẩu phải hoàn tất mẫu PPQ 505, bao gồm giống, loài, số lượng và giá trị của những mặt hàng gỗ có trong chuyến hàng.
Điều này cũng áp dụng cho trường hợp đồ gỗ nội thất của Việt Nam. Nó cũng áp dụng với những mặt hàng khác như khung ảnh gỗ và các sản phẩm gỗ hoàn thiện khác. Những thông tin khai báo này phải được cung cấp đầy đủ trước khi lô hàng được phép vào các thành phố của Hoa Kỳ.
Liên quan đến đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng thì có rất nhiều điểm bổ xung, và Uỷ Ban an toàn người tiêu dùng được trao thêm quyền hạn. Đạo luật mới chủ yếu liên quan đến các sản phẩm dành cho trẻ em như đồ ngủ, đồ chơi, nôi, vân vân và một số mặt hàng nhất định khác.
Đạo luật này yêu cầu có những chứng nhật phù hợp đối với tất cả các mặt hàng thuộc phạm vi do Uỷ ban này quản lý, và việc kiểm tra của bên thứ ba đối với một số mặt hàng dùng bền cho trẻ em.
Vi ệ t Hà: Xin bà cho bi ế t là bao gi ờ thì đ ạ o lu ậ t này có hi ệ u l ự c?
Bà Cathy Sauceda: Một vài điều đã có hiệu lực, như quy định về thành phần chì trong sản phẩm, chì trong đồ chơi trẻ em. Chi tiết về lịch trình thực hiện của đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được liệt kê trên trang web của Uỷ Ban. Tôi khuyên những doanh nghiệp có sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo luật này lên website đó để tham khảo.
Vi ệ t Hà: T ạ i sao phía Hoa Kỳ l ạ i có nh ữ ng thay đ ổ i này trong các đ ạ o lu ậ t v ừ a nêu?
Bà Cathy Sauceda: Đối với đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng, thì do đã có nhiều vấn đề xảy ra gần đây với việc hàng loạt các sản phẩm bị thu hồi trong những năm gần đây. Điều này đã dẫn đến việc tăng thêm quyền hạn cho Uỷ Ban an toàn người tiêu dùng, và đó là lý do mà chúng tôi có Đạo luật này.
Tôi không thông thuộc lắm với đạo luật Lacey nhưng tôi có thể nói là các nhóm môi trường đã cố gắng trong nhiều năm qua để ngăn cản việc phá rừng bất hợp pháp trên thế giới, vì thế tôi nghĩ đây là cơ hộ để đạo luật này được thông qua và Đạo luật Nông Trại đã trở thành phương tiện cho nó.
Cả 3 cái đều toát lên cái ý là đều rơi vào tình trạng dựng nên trade barrier, nó đi ngược lại xu thế toàn cầu, đó là unfair lớn nhất.
Ô. Ngô Văn Thoan, Tham tán Thương Mại VNtại Hoa kỳ
Ảnh hưởng đối với VN?
Khi được hỏi về những thay đổi trong Đạo luật Nông trại đối với xuất khẩu cá tra và basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Bà Cathy nói: "Đ ạ o lu ậ t lacey có th ẻ có ph ầ n liên quan đ ế n catfish nh ư ng tôi không ch ắ c ch ắ n l ắ m và tôi cũng không ph ả i là chuyên gia v ề catfish nên tôi không th ấ y d ễ dàng khi tr ả l ờ i v ấ n đ ề này."
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ Tịch Hiệp hội xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết thì Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đang nghiên cứu để chuyển mặt hàng cá tra của Việt Nam sang danh mục do Bộ này phụ trách thay vì do Cơ quan quản lý dược và Thực phẩm như trước kia.
Theo Đạo luật Nông Trại sửa đổi thì tên catfish sẽ bao gồm cả cá ba tra của Việt Nam. Một khi được áp dụng, cá tra của Việt Nam sẽ bị quản lý chặt chẽ giống như mặt hàng thịt vào thị trường Hoa Kỳ. Hiện tại chỉ có 34 quốc gia phát triển đáp ứng được những yêu cầu này của Mỹ.
Trong khi đó, ông Ngô Văn Thoan, Tham tán Thương Mại Việt Nam tại Hoa kỳ cho rằng những thay đổi này đã tạo nên các rào cản về kỹ thuật đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam:
"C ả 3 cái đ ề u toát lên cái ý là đ ề u r ơ i vào tình tr ạ ng d ự ng nên trade barrier, nó đi ng ượ c l ạ i xu th ế toàn c ầ u, đó là unfair l ớ n nh ấ t."
Tuy vậy, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng hào hứng với thị trường Mỹ, ông Doãn Tới, giám đốc công ty Nam Việt, chuyên xuất khẩu cá basa nói:
"Tôi không làm bên th ị tr ườ ng M ỹ và th ự c ra mà nói tôi cũng không quan tâm gì v ớ i th ị tr ườ ng M ỹ , tr ướ c kia th ị tr ườ ng M ỹ là th ị tr ườ ng s ố 1 c ủ a tôi, năm 2002 tôi d ẫ n đ ầ u xu ấ t hàng qua M ỹ , sang năm 2003 là b ắ t đ ầ u áp thu ế , cho nên tôi ng ư ng t ừ 2003 đ ế n gi ờ ."
--------------------------
Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị thế nào trước những thay đổi này? Xin mời quý thính giả đón nghe bài tiếp theo trong chương trình phát thanh lần tới.