Trong khi đó, đồ chơi nhập ngoại, mà chủ yếu là Trung Quốc đang chiếm một thị phần lớn. Việt Hà tìm hiểu và tường trình
Trung Quốc chiếm 80% thị phần đồ chơi
Theo thống kê gần đây được đăng tải trên báo Kinh tế Sài gòn, các nhà phân phối đồ chơi Việt Nam nhận định thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam hiện nay chủ yếu tiêu thụ hàng nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Singapore, Đài loan và Trung Quốc. Trong đó, đồ chơi Trung Quốc chiếm đến 80% thị phần đồ chơi. Như vậy, đồ chơi do Việt Nam sản xuất chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Các nhà phân phối đồ chơi Việt Nam nhận định thị trường đồ chơi trẻ em Việt Nam hiện nay chủ yếu tiêu thụ hàng nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Singapore, Đài loan và Trung Quốc. Trong đó, đồ chơi Trung Quốc chiếm đến 80% thị phần đồ chơi. <br/>
Phải nói rằng, việc tìm mua đồ chơi cho trẻ ở Việt Nam giờ đây không có gì là khó khăn. Ở những thành phố lớn, có những tuyến phố chỉ chuyên bán những đồ chơi cho trẻ, ví dụ như phố Lương Văn Can ở Hà nội. Tại các siêu thị, cũng tràn ngập những đồ chơi cho trẻ với màu sắc, hình thù phong phú cho mọi độ tuổi, sở thích. Các mặt hàng này bán rất chạy. Chị Nguyễn Thị Phương, phụ trách một siêu thị ở Hà nội cho biết hầu hết toàn bộ các đồ chơi được bày bán trong siêu thị là hàng nhập, phần nhiều là của Trung Quốc.
Trung quốc là nước xuất khẩu đồ chơi lớn nhất thế giới. Tuy nhiên các quốc gia nhập khẩu nhiều đồ chơi của nước này là Mỹ và EU đã phàn nàn về chất lượng những sản phẩm có xuất xứ từ quốc gia này. Những phàn nàn này chủ yếu liên quan đến những hoá chất mà nhà sản xuất sử dụng trong sản phẩm gây độc hại cho trẻ.
Tại các siêu thị, cũng tràn ngập những đồ chơi cho trẻ với màu sắc, hình thù phong phú cho mọi độ tuổi, sở thích. Các mặt hàng này bán rất chạy.<br/>
Trước những thông tin liên tục về những chất độc có trong các sản phẩm của Trung quốc nói chung, và đồ chơi nói riêng. Rất nhiều phụ huynh Việt Nam đã cố gắng tránh mua các mặt hàng này. Thay vào đó, họ lựa chọn các hàng sản xuất trong nước, hoặc hàng nhập từ các quốc gia khác. Chị Nguyễn Thị Huyền, một phụ huynh ở Hà nội cho biết:
Nguyễn Thị Huyền: đồ chơi thì nói chung thì em hơi mua ít đồ chơi cho nó bởi vì em lựa chọn là đồ chơi phải chơi được, an toàn. An toàn ở đây là kể cả về mặt kích cỡ sợ nó nhét vào miệng, thứ hai là an toàn về mặt chất lượng của những hàng đồ chơi đó, cố gắng không dùng hàng Tàu, thường thi mua lego nhưng đồ này hơi đắt nên ít mua. Nhưng nói chung là không dùng đồ Tàu mấy.
Đồ Tàu bán của nó thì em rất là sợ nhưng nhiều khi mình bắt buộc phải mua không có cách nào khác, ô tô là phải mua rồi còn gì nữa.
Chị Huyền
Tất nhiên, chị Huyền cũng không tránh khỏi phải mua các hàng đồ chơi Trung Quốc vì đó là những mặt hàng chính trên thị trường, chị nói:
Nguyễn Thị Huyền: đồ Tàu bán của nó thì em rất là sợ nhưng nhiều khi mình bắt buộc phải mua không có cách nào khác, ô tô là phải mua rồi còn gì nữa.
Đồ chơi thị trường không kiểm soát được
Trong khi đó, không có những quy định cụ thể trong việc kiểm soát chất lượng đồ chơi trẻ em được bán tại các chợ và siêu thị. Và người tiêu dùng, vẫn tiếp tục mua những mặt hàng này, bất chấp những lo ngại về độ an toàn của sản phẩm hoặc do không biết những thông tin này. Chị Nguyễn Thị Phương, phụ trách một siêu thị ở Hà nội cho biết như sau:
Nguyễn Thị Phương: hàng đồ chơi bán chạy như tôm tươi, nhập hàng vào chỉ cần có hoá đơn tài chính đảm bảo về mặt thuế má để không có gian lận về thuế má còn nhập khẩu thì không biết nhập khẩu có đảm bảo chất lượng, vì không có quy định nào về hàng đồ chơi. Hàng bên thực phẩm thì rất rõ, riêng hàng quần áo, đồ chơi thị trường không kiểm soát được.
Trong số những hàng nhập ngoại, thì những mặt hàng nhập nổi tiếng như đồ chơi Lego hoặc đồ chơi của hàng Fisherman cũng được bán tương đối rộng rãi ở Việt Nam. Nhưng giá của những mặt hàng này khá là cao, và không phải phụ huynh nào cũng đủ tiền để mua.
<i> Hàng đồ chơi bán chạy như tôm tươi, nhập hàng vào chỉ cần có hoá đơn tài chính đảm bảo về mặt thuế má để không có gian lận về thuế má còn nhập khẩu thì không biết nhập khẩu có đảm bảo chất lượng, vì không có quy định nào về hàng đồ chơi.</i>
<i>Chị </i> <i>Nguyễn Thị Phương</i>
Ví dụ một bộ đồ chơi Le go trung bình cũng phải có giá đến khoảng 1,000,000 đồng tức khoảng 60 đô la. Trong khi đó thu nhập của đa số người dân chỉ ở mức khoảng 200 đô la một tháng.
Việt Nam cũng có những doanh nghiệp sản xuất đồ chơi cho trẻ em nhưng số lượng không nhiều. Phần lớn là sản xuất thú nhồi bông hoặc đồ chơi gỗ theo thiết kế của nước ngoài. Những doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ thì lại chủ yếu dành cho xuất khẩu. Chị Điệp, phụ trách kinh doanh công ty đồ chơi trẻ em SD ở Mỹ Tho cho biết:
Chị Điệp: Em vừa phân phối trong nước, vừa xuất đi nước ngoài, em xuất đi Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Mỹ. Trong nước khoảng 20%, xuất khẩu khoảng 80%. bên em sản xuất thì rất là nhiều nhưng không đáp ứng được đủ yêu cầu của khách tại vì năng lực sản xuất bên em không đáp ứng nhiều cho bên trong nước. Họ đặt hàng thì rất là nhiều nhưng mình phân phối ra từ từ, ở trong nước đó.
Không cạnh tranh nổi với hàng ngoại
Theo các chuyên gia, đối với đồ chơi do Việt Nam sản xuất, việc cạnh tranh được với hàng Trung Quốc vốn có giá rẻ, đẹp và đa dạng, rất khó. Bởi vì Trung Quốc có cả một ngành công nghiệp đồ chơi, sản xuất mang tính liên hoàn, nhà máy này chuyên sản xuất khuôn nhựa, linh kiện, nhà máy khác chuyên lắp ráp, đóng gói, thành một mặt hàng hoàn chỉnh.
Thị trường đồ chơi trẻ em được đánh giá là mảnh đất màu mỡ, thế nhưng thị trường này lại đang là sân chơi cho các hàng nhập ngoại, mà chủ yếu là hàng Trung Quốc.
Còn tại Việt Nam, việc đầu tư nhà máy sản xuất đồ chơi là bài toán khó. Thứ nhất, ở Việt nam chưa có được một hệ thống sản xuất liên hoàn như kiểu Trung Quốc.
Thứ hai, đội ngũ chuyên gia thiết kế đồ chơi cho trẻ chưa nhiều. Tiếp đến là tỷ suất lợi nhuận không cao, thời gian lưu giữ trên quầy kệ lâu, tỷ lệ chiết khấu cho hệ thống siêu thị, nhà sách chiếm từ 20 đến 30% giá bán lẻ nên không thu hút được nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Thị trường đồ chơi trẻ em được đánh giá là mảnh đất màu mỡ, thế nhưng thị trường này lại đang là sân chơi cho các hàng nhập ngoại, mà chủ yếu là hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên đồ chơi Trung Quốc hiện cũng đang bị nhiều khách hàng Việt Nam cố gắng lánh xa do lo ngại về độ an toàn. Đây có thể coi là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em Việt Nam tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa thay vì xuất khẩu như hiện nay.