Thực trạng trong chủ trương “cải cách hành chánh”

Trên mạng Google Việt Nam vừa có bài viết “Công chức ngại học nhưng thích có bằng” và nói thêm rằng, sau 10 năm thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chánh, giai đoạn 2001-2010, các địa phương đánh giá là có nhiều công chức không cập nhật kiến thức, một số khác thích chạy theo bằng cấp, mà chất lượng cùng khả năng chưa tương xứng với trách vụ được phân bổ.

0:00 / 0:00

Trình độ, trách nhiệm và chức vụ

Báo chí trong nước gần đây có phổ biến nhiều thông tin về việc các địa phương cho thực hiện vô số đề án nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, khả năng chuyên môn cho hàng ngũ cán bộ, công chức, bằng cách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thi tuyển cấp lãnh đạo, khuyến khích họ trao dồi, học thêm, đỗ cao, vì đây cũng là một trong những mục tiêu của nhà nước trong chủ trương “cải cách hành chánh”.

Qua thống kê từ các tỉnh thành khắp nước tập trung báo cáo về bộ Nội vụ thì xét về thành quả cải cách thủ tục, nâng cao chất lượng tập thể cán bộ, công chức, nhiều hịên tượng tiêu cực vẫn chưa được khắc phục.<br/>

Qua thống kê từ các tỉnh thành khắp nước tập trung báo cáo về bộ Nội vụ thì xét về thành quả cải cách thủ tục, nâng cao chất lượng tập thể cán bộ, công chức, nhiều hịên tượng tiêu cực vẫn chưa được khắc phục. Những điểm yếu được nói tới một cách tổng quát là vẫn còn không ít công chức làm việc thiếu trách nhiệm, thụ động. Một số viên chức khác còn bị phê bình là có đạo đức kém , lối sống sa sút, dẫn đến né tránh, nể nang, thiếu khách quan trong việc phê bình và tự phê bình, thiếu dân chủ, thiếu công khai.

Tại một số địa phương, công chức còn ngại đổi mới, không cập nhật kiến thức, hoặc ngược lại chạy theo bằng cấp, để đáp ứng tiêu chuẩn tuyển chọn, hầu được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu tại các phần sở, mà không

Ông Lê Văn Cuông, đại biểu quốc hội, đơn vị Thanh Hóa
Ông Lê Văn Cuông, đại biểu quốc hội, đơn vị Thanh Hóa. Courtesy dantri-online (Courtesy dantri-online)

thường xuyên đến trường lớp. Vietnam net nói, nhìn chung về mặt hình thức, thì trong những năm gần đây, bằng cấp, chứng chỉ trao cho công chức tăng lên rất nhiều, nhưng chưa thật sự tương xứng với khả năng và kiến thức cần có.

Tại một số địa phương, công chức còn ngại đổi mới, không cập nhật kiến thức, hoặc ngược lại chạy theo bằng cấp, để đáp ứng tiêu chuẩn tuyển chọn, hầu được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu tại các phần sở, mà không thường xuyên đến trường lớp.<br/>

Theo ông Đinh Duy Hòa, Vụ trưởng Vụ Cải cách Hành chánh thuộc bộ Nội vụ thì, công chức muốn từ cấp chuyên viên lên chuyên viên chính, rồi cao cấp đều phải thi nâng ngạch. Muốn được thi, phải có đủ tiêu chuẩn, trong đó có các chứng chỉ, bằng cấp. Điều này rất đáng quý, nhưng chất lượng các bằng cấp, chứng chỉ ấy như thế nào, là cả một câu chuyện… dài.
Chuyện dài về bằng cấp của mấy ông bà công chức được dư luận bàn bạc ra sao? Chị Kim, mới đọc báo nghe đài nói về những viên chức với mãnh bằng cao, kể lại:
"Ở Việt Nam có những cán bộ hay giáo chức, theo chủ trương của nhà nước, nếu có bằng cấp cao hơn nữa, thì mới tồn tại ở chức vụ đó, có thể thăng tiến lên, cho nên họ phải đi học, mặc dù lớn tuổi rồi, đi học khó khăn. Nếu không đi học, sẽ bị giảm biên chế, vừa rồi, nghe trên đài có ông cán bộ, có bằng tiến sĩ ở Mỹ, mà không biết tiếng Anh."

Nhờ mua bằng, họ có chỗ đứng, và tồn tại mãi, trong khi đó nhiều người có bằng thật sự, nhưng lại không có chân trong, giúp đỡ, thì cũng khó lên được đúng vị trí của mình

Chị Kim

Chị mong ước người công chức phải thật sự xứng đáng với cấp bằng, mình có, đồng thời tránh chuyện người có bằng cấp, mà không được trọng dụng:
"Ai có bằng cấp gì, thì bằng đó phải thật sự, thì người ta mới làm được công việc đó, vì có nhiều người có bằng, nhưng không làm được gì cho xã hội, mình chỉ là người dân thấp cổ bé họng, nên làm sao góp ý được. Nhờ mua bằng, họ có chỗ đứng, và tồn tại mãi, trong khi đó nhiều người có bằng thật sự, nhưng lại không có chân trong, giúp đỡ, thì cũng khó lên được đúng vị trí của mình."

Bằng cấp và năng lực

Một số địa phương khác trong báo cáo gởi về bộ Nội vụ cũng cho biết, tuy số lượng cán bộ, công chức được cử đi học tập, đào tạo thêm khá lớn nhưng trình độ của hàng ngũ này vẫn còn nhiều giới hạn, bất cập cả về kiến thức, lẫn khả năng, chưa chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật hành chánh, tệ quan liêu, cửa quyền chưa được xóa bỏ.

Chạy bằng cấp, không học mà muốn có bằng để được thăng quan tiến chức, ngày càng có tính phổ biến tại Việt Nam, cử tri hết sức bất bình, vì làm cho sự đánh giá về chất lượng cán bộ không đúng thực tế.

Ô.Lê Văn Cuông, ĐB. quốc hội

Phát biểu với RFA về chuyện công chức thích chạy theo văn bằng, ông Lê Văn Cuông, đại biểu quốc hội, đơn vị Thanh Hóa nhấn mạnh:
"Chạy bằng cấp, không học mà muốn có bằng để được thăng quan tiến chức, ngày càng có tính phổ biến tại Việt Nam, cử tri hết sức bất bình, vì làm cho sự đánh giá về chất lượng cán bộ không đúng thực tế. Chạy

Bằng cấp và chứng chi giả bị tịch thu làm tang vât
Bằng cấp và chứng chi giả bị tịch thu làm tang vât. ảnh minh họa, courtesy lương tâm công giáo` (ảnh minh họa, courtesy lương tâm công giáo`)

theo bằng cấp để được xếp vào những vị trí lãnh đạo, hiện nay ở Việt Nam, cán bộ đang còn nặng về bằng cấp, nên phải bằng mọi cách, mọi giá, kiếm được mãnh bằng, để báo cáo với tổ chức, rồi tổ chức sẽ đưa vào nguồn cán bộ để bố trí công việc.

Nhiều người háo danh, tranh thủ sơ hở của quy chế , của pháp luật để mua bằng cấp trong nước, hoặc ở nước ngoài, làm cơ sở đánh bóng thương hiệu của mình, hoặc dùng bằng cấp để hợp thức hóa địa vị của mình."
Là một trong những tiếng nói mạnh mẽ phơi bày và quyết tâm sớm chấm dứt hiện tượng này, trước cơ quan lập pháp, ông Cuông bày tỏ quan điểm dứt khoát của mình:
"Chúng tôi rất bất bình và cũng đã nhiều lần phản ảnh gay gắt việc này trên diễn đàn quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường công tác kiểm tra và xử lý đến nơi đến chốn, những trường hợp gian lận này. Chúng tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng cán bộ, phải kiểm tra, xác định thật chặt chẽ, những cán bộ có khả năng đúng với bằng cấp, mà cơ quan nhà nước thẩm quyền trao cho không? Hay là bằng cách này, hay cách kia có cái bằng giả, để lừa dối nhà nước, lừa đối tổ chức.

Người dân mong rằng chánh phủ sớm có cách giải quyết, trong đó có việc đào tạo nguồn cán bộ phải được công khai, minh bạch, có học, có thi, có kiểm tra, khảo hạch nghiêm ngặt, mới được cấp bằng hay chứng chỉ tốt nghiệp

Chúng tôi cũng yêu cầu, đối với những trường hợp phát hiện ra, thì phải xử lý thật nghiêm minh, để làm gương cho người khác."
Theo báo giới cũng như dư luận trong nước thì trong kế hoạch cải cách hành chính mà nhà nước cho tiến hành từ hàng chục năm nay, nhiều rào cản vẫn tồn tại, trong đó có một số điểm được nêu lên và người dân mong rằng chánh phủ sớm có cách giải quyết, trong đó có việc đào tạo nguồn cán bộ phải được công khai, minh bạch, có học, có thi, có kiểm tra, khảo hạch nghiêm ngặt, mới được cấp bằng hay chứng chỉ tốt nghiệp.
Ngoài ra, theo báo chí thì người dân cũng mong được quyền tham gia vào mọi chủ trương, quyết định, chính sách của địa phương, được giám sát công chức, cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu dân chúng, để chủ trương của trung ương được thực thi một cách triệt để và thống nhất.

Theo dòng thời sự: