Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 1)

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Gần đây Viện Những Vấn đề Phát triển tại Hà Nội đã đưa ra báo cáo đánh giá ban đầu về nghiên cứu xã hội dân sự tại Việt Nam. Báo cáo này thực hiện với sự giúp đỡ của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Liên Minh Toàn cầu về sự tham gia của Công dân, và Tổ chức Phát triển của Hà Lan. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu như thế được thực hiện tại Việt Nam.

NewspaperLife200.jpg
Một sạp bán báo ven đường ở Sài Gòn hôm 2-7-2006. AFP PHOTO

Vậy ở Việt Nam người dân hiểu gì về khái niệm xã hội dân sự? Và hiện nay đã tồn tại một xã hội dân sự đúng nghĩa ở Việt Nam hay không? Gia Minh trình bày vấn đề trong phần sau.

Chế độ gia trưởng

Ở Việt Nam có một câu chuyện tếu khi nói về cơ cấu tổ chức xã hội. Đó là có đứa con nêu thắc mắc với người cha về ba khái niệm 'Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, và nhân dân làm chủ'. Người cha liền nêu ra một so sánh để giải thích cho đứa con về những khái niệm thật phức tạp đó. Ông nói 'Đảng lãnh đạo là cha, nhà nước quản lý là mẹ, còn nhân dân làm chủ là mấy đứa con.

Giải thích này cho thấy một quan niệm tồn tại bấy lâu nay ở Việt Nam đó là chế độ gia trưởng, phong kiến. Và trong thực tế suốt những năm tháng chỉ có một đảng nắm quyền cai trị đất nước thì tiếng nói của người dân chỉ là tiếng nói yếu ớt của những đứa con trong một gia đình có một ông cha độc đoán.

Mọi quyền quyết định đều do ông đưa ra, người mẹ đôi khi dù là người phải lo kinh tế cho gia đình cũng phải phục tùng quyền uy của đức ông chồng đó. Và khỏi phải nói, tất cả những đứa con đều phải tuân thủ mọi mệnh lệnh của ông cha.

Ông Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những Vấn đề phát triển, tại Hà Nội trong trả lời phỏng vấn nhà báo Khiết Hưng của tờ Tuổi trẻ, đưa ra định nghĩa Xã hội dân sự nói nôm na là các tổ chức xã hội nằm ngoài nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp, nằm ngoài gia đình để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì mục đích chung.

Nhất nhất mọi cử chỉ, lời nói và quan hệ bạn bè đều phải qua quyết định và theo dõi của người cha đó. Nếu người cha giỏi và tốt thì may ra có những quyết định sáng suốt, vì vợ-con; nhưng ngược lại nếu đó là một người cha không ra gì thì cả gia đình phải chịu mọi sự bất công do ông gây nên.

Qua câu chuyện đó có thể hình dung ra một xã hội mà người dân lâu nay không thể tự mình có những tiếng nói, có những hoạt động riêng nhằm giúp góp phần cho sự phát triển của đất nước và nhất là đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho chính bản thân và những người khác.

Ngạc nhiên, chưa bao giờ nghe

Câu hỏi xã hội dân sự là gì được nêu ra với một số bạn trẻ trong nước, và một công dân tại Huế, đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho một liên doanh nước ngoài, cho biết như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Một công dân khác tại Tp Hồ Chí Minh tỏ ra ngạc nhiên: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Ông Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những Vấn đề phát triển, tại Hà Nội trong trả lời phỏng vấn nhà báo Khiết Hưng của tờ Tuổi trẻ, đưa ra định nghĩa Xã hội dân sự nói nôm na là các tổ chức xã hội nằm ngoài nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp, nằm ngoài gia đình để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì mục đích chung.

Từ đó ông cho rằng ở Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc là tổ chức Xã hội dân sự lớn nhất, bao gồm các đoàn thể ( công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân…), rồi hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ…

Tiến sĩ Irene Norlund, điều phối viên quốc tế cho cuộc nghiên cứu về vấn đề xã hội dân sự tại Việt Nam, và có trách nhiệm biên soạn tổng hợp bản báo cáo, thì trong trả lời phỏng vấn của Biên tập Viên Nguyễn Khanh, Đài Á Châu Tự do, thì cho rằng trong cuộc nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam và 50 quốc gia khác, từ đó giúp cho ban nghiên cứu có cái nhìn rộng hơn thì có thể định nghĩa xã hội dân sự là những hoạt động ngoài gia đình qua những tổ chức xã hội dân sự để giúp xã hội phát triển.

Ông Đặng Ngọc Dinh khẳng định ở Việt Nam đã tồn tại Xã hội dân sự như tồn tại những khẩu hiệu như 'dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.'

Nữ công dân tại Tp Hồ Chí Minh có ý kiến về khẩu hiệu đó: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Khái niệm nhạy cảm

Một điểm đáng chú ý nhất là ông Dinh cho rằng khái niệm xã hội dân sự là một trong những khái niệm nhạy cảm, ít được khuyến khích bàn luận cởi mở tại Việt Nam.

Và ông Đặng Ngọc Dinh lại thừa nhận là người dân Việt Nam hiểu biết rất ít về xã hội dân sự. Ông nói rằng hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam còn rất hạn chế và không có ảnh hưởng nào rõ rệt. Các tổ chức của người dân rất ít được tham gia vào các quá trình ra quyết định như lập ngân sách, vay tiền viện trợ ODA…

Ông nêu ra kết quả của nghiên cứu nói là Xã hội dân sự tại Việt Nam có cấu trúc rộng nhưng không sâu, tức là người dân thường là một thành viên của một tổ chức nào đó như phụ nữ, thanh niên… nhưng tính tự nguyện còn thấp.

Một điểm đáng chú ý nhất là ông Dinh cho rằng khái niệm xã hội dân sự là một trong những khái niệm nhạy cảm, ít được khuyến khích bàn luận cởi mở tại Việt Nam.

Ông kể lại hồi năm 2002, khi Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân, vào Việt Nam phối hợp cùng UNDP tìm đối tác nghiên cứu về xã hội dân sự; thế nhưng đến gần hai năm sau vẫn không có đơn vị nào nhận hợp tác. Sau đó thì Viện Những Vấn đề phát triển được thành lập và tham gia nghiên cứu về vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam.

Sự nhạy cảm của vấn đề được bà Irene Norlund phát biểu. Theo bà Xã hội dân sự là một khái niệm không được nhiều người biết đến ở Việt Nam, đồng thời lại còn bị hiểu lầm có nghĩa là phải có những thay đổi sâu rộng như tại Đông Âu, khiến nhà cầm quyền không hài lòng.

Ông Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những Vấn đề phát triển, tại Hà Nội, cũng có ý kiến tương tự cho rằng vẫn có ý kiến cho rằng hoạt động Xã hội dân sự là 'rách việc', là chống đối.

Những người suy nghĩ như thế sợ rằng khi có Xã hội dân sự thì chính quyền sẽ bị phản đối lúc muốn quyết định một vấn đề nào đó. Ông Dinh cho rằng tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng khi số đông lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh.

Theo dòng câu chuyện:

- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 3)

- Xã hội dân sự tại Việt Nam (phần 2)

- RFA: Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam

Thông tin trên mạng:

- Cần cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho xã hội dân sự ở Việt Nam

- Wikipedia - Civil society

- Welcome - Civil Society & the UN