Thuyết trình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Hoa Kỳ

0:00 / 0:00

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Một buổi thuyết trình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã diễn ra chiều thứ Năm vừa qua tại Hạ viện Hoa Kỳ, dưới sự chủ tọa của nữ dân biểu Loretta Sanchez từng đi thăm Việt Nam tháng trước. Thanh Trúc tường thuật chi tiết.

LorrettaSanchez200.jpg
Nữ dân biểu Loretta Sanchez chủ toạ buổi thuyết trình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hôm 10-5-2007. PHOTO RFA/ Thanh Truc

Việt Nam được cấp PNTR, được nhận vào WTO rồi thì trở mặt và tiếp tục chà đạp quyền con người, tiếp tục truy lùng bắt giữ những người đối lập, những nhà bất đồng chính kiến ôn hoà, sách nhiễu giam cầm và xét xử những tu sĩ tranh đấu bất bạo động cho tự do tôn giáo, ngược đãi người sắc tộc, buộc họ chối bỏ đức tin. Mới nhất là kết án tù những người trí thức không cùng chính kiến với nhà nước.

Do đó cùng với chính sách mở rộng thương mại song phương, Hoa Kỳ phải tạo áp lực để buộc Việt Nam tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Hoa Kỳ cũng phải xem xét để đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC là những nước cần được lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo.

Đó là nội dung và đề nghị được các thuyết trình viên người ngoại quốc trong các tổ chức gồm Freedom House, Amnesty International, Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, và các thuyết trình viên Việt Nam nêu ra với các dân biểu Loretta Sanchez, Edgar Royce, Dana Rohrabacher.

Câu chuyện phức tạp

Ngồi ghế chủ tọa và cũng là người triệu tập buổi thuyết trình, nữ dân biểu Loreatta Sanchez, phát biểu: "Chính phủ Việt Nam tiếp tục coi thường áp lực của cộng đồng thế giới, tiếp tục đàn áp đối lập, vì thế nhiệm vụ của lập pháp Hoa Kỳ là đưa tất cả những sự vi phạm đó ra ánh sáng.

Buổi thuyết trình này không những vô cùng quan trọng vì liên quan đến chính sách bang giao của hành pháp Mỹ đối với Việt Nam, mà còn rất cần thiết để giúp cho các dân biểu khác trong Hạ viện Hoa Kỳ hiểu rõ về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam hiện nay. ”

Chúng tôi tin là tên Việt Nam phải được nêu trở lại trên danh sách CPC cho tới khi nào có sự cải thiện. Chúng tôi tin là trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, điều hệ trọng có ảnh hưởng đến tương lai của người dân Việt Nam chính là sự liên kết giữa thương mại và nhân quyền. Không thể tách rời vấn đề nhân quyền ra khỏi những vòng thảo luận về thương mại và mậu dịch.

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do sau phần thuyết trình của ông, giáo sư Richard Land, uỷ viên của Uỷ Ban Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, nói:

“Nhân quyền ở Việt Nam vẫn là câu chuyện phức tạp, thật đáng tiếc là mọi chuyện gần như diễn biến một cách sai trái từ khi Việt Nam đạt tới những thỏa thuận thương mại toàn diện với Hoa Kỳ.

Chúng tôi tin là tên Việt Nam phải được nêu trở lại trên danh sách CPC cho tới khi nào có sự cải thiện. Chúng tôi tin là trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, điều hệ trọng có ảnh hưởng đến tương lai của người dân Việt Nam chính là sự liên kết giữa thương mại và nhân quyền. Không thể tách rời vấn đề nhân quyền ra khỏi những vòng thảo luận về thương mại và mậu dịch.”

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế

Thuyết trình viên của Amnesty International, tức Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, tiến sĩ T Kumar:

“Đối với Ân Xá Quốc Tế, Việt Nam vẫn là một thí dụ điển hình của sự thiếu vắng nhân quyền và những vấn đề vi phạm trong lãnh vực này. Ân Xá Quốc Tế cảm thấy vô cùng bi quan trước hiện tình như vậy..”

Ông đề cập tới những vụ bắt bớ cũng như đàn áp đối lập được tiến hành mới đây ở Việt Nam, điển hình như phiên toà xét xử bác sĩ Lê Quang Sang, ông Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyển thuộc đảng Dân Chủ Nhân Dân vừa rồi, phiên toà xử hai hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân ngày thứ năm, và nhiều người bất đồng chính kiến khác nữa trong những ngày tới.

Bên cạnh những biện pháp mà Amnesty International mong muốn lập pháp và hành pháp Mỹ áp dụng cho những hành động vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, thuyết trình viên T Kumar của Ấn Xá Quốc Tế nói đến một vấn đề khác:

“Là nên gởi một tín hiệu cụ thể đến người dân Việt Nam, chứ không phải đến chính quyền Việt Nam. Amnesty International yêu cầu Uỷ Ban Quan hệ Quốc Tế của Hạ viện vận động kế hoạch tài trợ hai triệu đô la để dọn sạch những khu vực ở Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chất khai quang màu da cam trong thời chiến, cũng như giúp những nạn nhân của hoá chất da cam ở Việt Nam có phương tiện chạy chữa.”

NguyenQuocQuanVn200.jpg
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một trong những thuyết trình viên về tình trạng thiếu nhân quyền ở Việt Nam. PHOTO RFA/ Thanh Truc.

Tiến sĩ T Kumar nhấn mạnh rằng yêu cầu này không có mục đích chính trị mà chỉ mang tính cách nhân bản, vì đã ba thập niên qua rồi, và có nhiều trẻ Việt Nam được sinh ra với những chứng bệnh do thuốc khai quang gây nên. Vấn đề hoá chất da cam nên được nhìn bằng khía cạnh nhân bản và công bình cho nhân dân Việt Nam chứ không phải cho chính phủ xứ này.

Thực hiện được điều ấy chính là gởi một thông điệp tích cực tới người dân Việt Nam, khiến cho họ nhận ra là người Mỹ luôn hướng tới điều tốt lành khi lên tiếng tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ cùng với nhân dân Việt Nam.

Danh sách CPC

Tiếp đó là phần trình bày của anh Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân. Anh nói chính phủ Việt Nam phát động một chiến dịch triệt hạ phong trào dân chủ ngày 17 tháng Hai vừa qua, rồi từ đó đến giờ không biết bao nhiều người đã bị bắt hoặc bị tống giam, trong đó có nhiều nhà bất đồng chính kiến được mọi người biết đến mà cũng có những nhà hoạt động dân chủ ít ai biết tới. Vì thể phải đắt ra nhiều câu hỏi đối với hành động đàn áp này.

Sau khi trình bày chi tiết về những phong trào dân chủ tự do trong nước từ năm 2001 đến nay, những nghich cảnh mà các phong trào này phải chịu đựng, chủ tịch đảng Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm đưa ra đề nghị với các dân biểu Hoa Kỳ.

Anh nói Mỹ phải tạo sức ép buộc nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do tức khắc cho những người bất đồng chính kiến trong nước như bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, ông Huỳnh Nguyên Đạo, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, ông Trần Quốc Hiền…

Hoa Kỳ hãy đưa tên Hà Nội trở lại danh sách CPC, tiến hành vận động cho tự do thông tin ở Việt Nam, yêu cầu Hà Nội ngưng phá sóng đài Á Châu Tự Do, gởi một thông điệp rõ ràng đến chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết sắp công du Hoa Kỳ tháng Sáu tới đây. Hoa Kỳ hãy ủng hộ những tổ chức ngoài chính phủ đang hoạt động với tính cách độc lập để xây dựng một xã hội dân sự cho Việt Nam.

Buổi thuyết trình về nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Mỹ hôm thứ Năm có sự tham dự của nhiều đoàn thể Mỹ gốc Việt đến từ các tiểu bang khác của Hoa Kỳ, trong đó có Sáng Hội Người Miền Núi đến từ North Carolina, Liên Đoàn Khmer Kampuchia Krom đến từ California và Canada.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, một trong những thuyết trình viên về tình trạng thiếu nhân quyền ở Việt Nam, bày tỏ cảm tưởng:

“Buổi thuyết trình hôm nay rất quan trọng và càng quan trọng hơn nữa khi được tổ chức một ngày trước Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam được lưỡng viện quốc hội Mỹ chấp nhận. Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam rơi vào ngày 11 tháng Năm mỗi năm.”

Thanh Trúc tường trình từ Washington.