Kiếm tiền rừng bạc bể một cách khoa học
Lên tiếng với báo chí, tiến sĩ, bác sĩ Trần Tuấn, giám đốc trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng, thuộc liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống quản lý y tế cho rằng, tham nhũng trong ngành y khá đa dạng.
Đối với dịch vụ y tế thì người bệnh không biết trước loại hình thức dịch vụ nào mình cần, mọi việc chẩn đóan , xét nghiệm, chụp chiếu quang tuyến, soi rọi, cần lưu lại y viện hay được ra về, hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người thầy thuốc.<br/>
Theo ông thì tình trạng tham nhũng bắt nguồn từ viên chức, cán bộ y tế lợi dụng vào chức vụ, trách nhiệm của mình để gây khó khăn cho đối tác, tức là những đối tượng tham gia dịch vụ, nói một cách đơn giản là bệnh nhân, với mục đích làm lợi, làm giàu cho cá nhân của người làm công tác chăm sóc y tế. Hậu quả tất nhiên là bên sử dụng dịch vụ y tế, buộc phải chi trả nhiều hơn giá trị của dịch vụ và sản phẩm y dược liệu.
Bác sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh, tham nhũng trong mạng lưới y tế khác với những ngành nghề khác, ví dụ trong giáo dục khi xuất tiền đóng học phí, người theo học biết ngay là thầy cô giảng dạy giỏi hay không, và ai cũng thấy rõ điều đó. Đối với dịch vụ y tế thì người bệnh không biết trước loại hình thức dịch vụ nào mình cần, mọi việc chẩn đóan , xét nghiệm, chụp chiếu quang tuyến, soi rọi, cần lưu lại y viện hay được ra về, hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người thầy thuốc.
Vì là một lãnh vực bao la, sâu rộng như thế, cho nên viên chức hay cán bộ y tế rất dễ lạm dụng kiến thức chuyên môn của mình “để làm tiền” bệnh nhân, một cách “khoa học” và nếu đặt “siêu lợi nhuận” lên hàng đầu thì không mấy chốc mấy ông bà thầy thuốc “kiếm ra tiền rừng, bạc bể”.
Cô Khiết, nữ điều dưỡng tại một bệnh viện vùng Chợ Lớn biết rõ chuyện “làm tiền” trong các nhà thương là “chính xác”:
“ Chuyện đó có, mà làm sao ngăn chặn được, có vậy họ mới vui, mấy bác sĩ đó”.
Vì là một lãnh vực bao la, sâu rộng như thế, cho nên viên chức hay cán bộ y tế rất dễ lạm dụng kiến thức chuyên môn của mình "để làm tiền" bệnh nhân, một cách "khoa học" và nếu đặt "siêu lợi nhuận" lên hàng đầu thì không mấy chốc mấy ông bà thầy thuốc "kiếm ra tiền rừng, bạc bể".<br/>
Khi ngành y tham nhũng
Vẫn theo Tiền Phong Online thì tham nhũng trong ngành y thể hiện dưới nhiều khía cạnh, từ việc ông, bà bác sĩ ký toa cấp thuốc, đến ký đơn gởi đi xét nghiệm, chụp quang tuyến, đến việc cho bệnh nhân một lời khuyên, vì đôi khi kết quả thử nghiệm không ảnh hưởng gì cả , nhưng giúp người bệnh an tâm, sẵn sàng chi tiền mà không thắc mắc, lại biết ơn thầy thuốc.
Mặt khác, chuyện các bệnh nhân “lót tay” tức là đưa tiền cho y tá, bác sĩ là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Không phải tự nhiên mà người bệnh đưa tiền, mà do áp lực, để họ tìm được sự hài lòng, chăm sóc tận tình của cán bộ y tế, nếu không chìa tiền ra thì lợi ích, sức khỏe hay tính mạng có thể bị đe dọa. Một ý kiến gởi đến báo Tiền Phong nói rằng, ở bệnh viện nào cũng thế, cứ có tiền là được hỏi han tận tình, chu đáo, còn không thì cứ nằm dài đó mà chờ đợi.
Chuyện các bệnh nhân "lót tay" tức là đưa tiền cho y tá, bác sĩ là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Không phải tự nhiên mà người bệnh đưa tiền, mà do áp lực, để họ tìm được sự hài lòng, chăm sóc tận tình của cán bộ y tế, nếu không chìa tiền ra thì lợi ích, sức khỏe hay tính mạng có thể bị đe dọa. <br/>
Qua trao đổi với bác sĩ Hòa thuộc bệnh viện Chợ Rẫy thì tham nhũng trong ngành y là chuyện có thật, tuy nhiên thực trạng này không quá trầm trọng như báo chí mô tả:
"Cái phần còn lại không nhiều so với bác sĩ tận tâm trong nghề, nếu mà muốn giảm thành phần coi đồng tiền trên hết, quảng cáo một chuyện mà điều trị một chuyện, cái đó phải cải tiến từ từ, vì người ta có muốn làm tốt ít ra lương cũng phải khá khá một tí, bên này lương đang cải tiến dần, mỗi năm có cải tạo khá khá, nhưng cũng phải 5, 7 năm nữa mới được chuyện đó. Nhìn chung thì đa phần đều tốt chỉ có một số ít b ác sĩ không yêu nghề thôi. Trong bệnh viện thì trong 100 bác sĩ chỉ có 3 hay 4 bác sĩ không có lương tâm thôi, mặc dầu cuộc sống rất khó khăn, chẳn hạn lương cơ bản của em chỉ 3 triệu đồng."
Ngành dễ kiếm tiền nhất
Bên cạnh chuyện “làm tiền” bệnh nhân , Công An Nhân Dân Online cũng đặt vấn đề “quản lý thật chặt quảng cáo phương pháp chữa bệnh” và nhắc lại rằng, luật pháp nghiêm cấm quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn, quảng cáo gian dối về phương pháp và thuốc chữa bệnh, hoặc chữa trị bệnh không đúng với quy định của pháp luật.
Cái phần còn lại không nhiều so với bác sĩ tận tâm trong nghề, nếu mà muốn giảm thành phần coi đồng tiền trên hết, quảng cáo một chuyện mà điều trị một chuyện, cái đó phải cải tiến từ từ, vì người ta có muốn làm tốt ít ra lương cũng phải khá khá một tí,
BS.Hòa, BV Chợ Rẫy
Từ Hà Nội, bác Sĩ Sơn trình bày suy nghỉ của mình đối với thực trạng ngành y tại Việt Nam:
“Ở Việt Nam, ngành y coi như kiếm tiền dễ nhất, vì đi ngược lại tôn chỉ những người làm trong ngành y tức là phục vụ sức khỏe người dân, tuy nhiên cũng vẫn có những người bác sĩ rất tốt, giữ được lời thề theo ngành y là cứu giúp người. Ở Việt Nam có thể nói là ngành y kiếm tiền theo phương cách thiếu đạo đức, vì số lượng người bệnh gia tăng nhưng số lượng bệnh viện công ít có giới hạn, nên không đáp ứng với nhu cầu, cộng với hệ thống quản lý yếu kém, do đó chuyện làm tiền bệnh nhân là dễ hiểu thôi. Mục đích của thầy thuốc là kiếm tiền cao nhất, chứ không phải chữa trị tận tình cho người bệnh, mang lại sức khỏe một cách hiệu quả nhất.”
Qua phân tích của báo chí cũng như góp ý của 3 người thầy thuốc trong nước về dịch vụ y tế, chúng tôi hỏi chuyện một người Việt sinh sống lâu năm tại Thái Lan và được điều trị trong nhiều y viện ở Bangkok, chị Yên kể lại:
Ở bệnh viện Thái Lan việc phục vụ của bác sĩ , y tá rất tốt. Mọi người đều bình đẵng, dù là người Thái hay nước ngoài, có tiền hay không cũng đều được phục vu giống như nhau
Chị Yên, người Việt ở Thái Lan
“Ở bệnh viện Thái Lan việc phục vụ của bác sĩ , y tá rất tốt. Mọi người đều bình đẵng, dù là người Thái hay nước ngoài, có tiền hay không cũng đều được phục vu giống như nhau. Ở Việt Nam thì khác ở Thái, có tiền thì được phục vụ tận tình, còn ở Thái không tiền cũng được (bệnh viện) phục vụ.”
Dư luận cho rằng, nếu nhà nước không đặt ra một cơ quan giám sát, đánh giá độc lập, hầu bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng dịch vụ y tế thì người dân Việt Nam không thể biết được đồng tiền mình bỏ ra có tương xứng với dịch vụ hay không, vì họ không thể tự đánh giá được chất lượng và lương tâm của các thầy thuốc.
Tờ Tiền Phong kết luận, cần phải có một cơ quan chuyên trách độc lập, không trực thuộc bộ y tế, mới có thể đưa ra những báo cáo, phúc trình khách quan, vô tư được.
Đỗ Hiếu RFA, BKK, Thailand.