Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Tham nhũng cản trở bước tiến tự do, dân chủ, tham nhũng cản trở bước tiến của quốc gia, tham nhũng là đầu mối của mọi chuyện xấu xa. Ðó những gì mà Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi ghi nhận được trong những lần tiếp xúc với quý thính giả, hoặc qua những thư quý vị gửi về cho chúng tôi.
Mới đây, phúc trình mang nhan đề “Những Quốc Gia Ðang Ði Bước Quyết Ðịnh” do tổ chức vận động và truyền bá tự do Freedom House phổ biến cũng nói rõ tham nhũng là trở ngại đang làn tràn khắp mọi nơi, và là cản trở lớn nhất mà các quốc gia đang phát triển phải vượt qua khi muốn dựng xây nền móng dân chủ.
Phúc trình của Freedom House cũng nói rằng những người ủng hộ dân chủ phải tiếp tục nỗ lực tìm những giải pháp buộc các chính phủ phải minh bạch, phải nhận lãnh trách nhiệm.
Nhưng bài trừ tham nhũng có khả thi hay không? Ðó là câu hỏi đầu tiên mà Ban Việt Ngữ chúng tôi đặt ra với vị khách mời tuần này. Khách mời là ông Christopher Walker, Giám Ðốc Nghiên Cứu của Freedom House. Ông Walker cũng là người đồng chủ biên bản phúc trình mà chúng tôi đã nói đến.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và Ban Việt Ngữ xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Nguyễn Khanh: Có người cho rằng bài trừ tham nhũng là chuyện không ai có thể làm nổi, đó chỉ là một ước mơ được nói đến và nói đến mỗi ngày mà chẳng bao giờ trở thành sự thật cả. Có đúng như vậy không ông?
Chống tham nhũng đương nhiên là điều rất khó vì đòi hỏi ý chí, đòi hỏi cương quyết, và đương nhiên, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị rất cao. Nói bài trừ tham nhũng là chuyện không tưởng thì hoàn toàn không đúng.
Ông Christopher Walker: Không, tôi không nghĩ đó là ước mơ không thực hiện được đâu. Có rất nhiều bằng chứng cho chúng ta thấy đã có những quốc gia, những chính quyền thành công khi họ quyết định phải bài trừ cho bằng được tệ trạng tham nhũng. Chống tham nhũng đương nhiên là điều rất khó vì đòi hỏi ý chí, đòi hỏi cương quyết, và đương nhiên, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị rất cao. Nói bài trừ tham nhũng là chuyện không tưởng thì hoàn toàn không đúng.
Thói quen tham nhũng
Nguyễn Khanh: Nhưng ông cũng thấy là ở nhiều nước, như Việt Nam chẳng hạn, có thể nói là người dân sống chung với tham nhũng từ lúc mới chào đời cho đến khi chết.
Tôi không hề có ý nói là họ thích chuyện đó, nhưng đôi khi tôi có cảm tưởng họ coi đó là một phần của cuộc sống. Tôi nghĩ như vậy có đúng không?
Ông Christopher Walker: Ông vừa đưa ra một điểm rất quan trọng, đó là khi một xã hội quá quen thuộc với tham nhũng, khi tham nhũng từ trên xuống dưới đã trở thành nền, thành nếp rồi, thì chống tham nhũng trở thành điều rất khó khăn. Ngoài ra khi nói đến tham nhũng, chúng ta thấy quyền lợi cá nhân, quyền lợi của một nhóm người nào đó bao giờ cũng được đặt trên quyền lợi của tập thể, quyền lợi của cả một xã hội.
Nhưng ông đừng quên là dân chúng nước nào cũng vậy, họ nhận thức ra ngay là chính tham nhũng làm băng hoại xã hội, và sau cùng chính người dân sẽ tự đặt câu hỏi là nếu không có tham nhũng thì đất nước của họ sẽ tiến bộ như thế nào, đời sống của họ sẽ khá hơn ra sao. Và lúc đó, người dân sẽ cất tiếng nói, đòi hỏi công bằng, dân chủ. Và khi có dân chủ, có công bằng, thì sẽ không chỗ đứng cho tham nhũng.
Nguyễn Khanh: Nhưng làm sao để người dân nói lên được được tiếng nói của họ?
Ông Christopher Walker: Một trong những lãnh vực mà tất cả mọi người phải chú trọng đến là truyền thông. Qua truyền thông, vấn đề sẽ được phơi bày trước ánh sáng, được đưa ra thảo luận, mổ xẻ. Ở những quốc gia tham nhũng lộng hành, truyền thông thường bị kiểm soát hay điều khiển bởi nhà nước.
Niềm tin vào báo chí
Thí dụ như ở Việt Nam chẳng hạn, trong một vài ngày gần đây, chính quyền Việt Nam gia tăng kiểm soát, gây phiền nhiễu cho những người sử dụng internet. Ai cũng hiểu internet là phương tiện truyền thông hiện đại nhất, giúp mọi người có có hội bày tỏ, trao đổi ý kiến của mình với người khác.
Nguyễn Khanh: Ông vừa nói ở những nước tham nhũng, truyền thông hoặc bị kiểm soát, hoặc bị điều khiển bởi chính quyền. Giả sử tôi là một người dân sống trong một quốc gia như thế, thì thử hỏi ông làm sao tôi có thể đặt niềm tin vào báo chí?
Ông Christopher Walker: Ðó quả là một vấn đề nan giải, nhưng đồng thời chính ở những nước chính quyền tham ô, người dân luôn luôn coi trọng báo chí, xem đó là phương tiện giúp họ bày tỏ quan điểm, nguyện vọng, và cũng nhờ đó mà đòi hỏi có một nền truyền thông độc lập trở nên mạnh hơn. Áp lực của chúng người dân buộc giới truyền thông phải nhận lãnh trách nhiệm mà họ được trao phó.
Nguyễn Khanh: Nhưng liệu nhà nước có cho phép truyền thông nhận lãnh trách nhiệm như ông vừa nói không?
Ông Christopher Walker: Điều đó đúng. Thí dụ như ở Việt Nam chẳng hạn, trong một vài ngày gần đây, chính quyền Việt Nam gia tăng kiểm soát, gây phiền nhiễu cho những người sử dụng internet. Ai cũng hiểu internet là phương tiện truyền thông hiện đại nhất, giúp mọi người có có hội bày tỏ, trao đổi ý kiến của mình với người khác.
Có thể nói internet tiện lợi hơn các phương tiện truyền thông cũ, như báo chí, phát thanh hay truyền hình, là những phương tiện mà chính quyền có thể kiểm soát rất dễ dàng, trong khi qua internet, người ta có thể trao đổi ý kiến với nhau ngay tức khắc.
Chắc ông cũng rõ mới đây, nhà nước Việt Nam ngăn chặn không cho tờ báo mạng “Tự Do Dân Chủ” ra đời, vì đây là tờ báo chủ trương tạo một diễn đàn cho những người yêu chuộng tự do, dân chủ.
Tiện đây, tôi cũng muốn trình bày là trong cuộc nghiên cứu mới nhất của Freedom House, chúng tôi xếp Việt Nam trong danh sách những nước kém nhất vì tiếng nói người dân không được tôn trọng, uy tín, trách nhiệm của chính quyền cũng không có.
Ðây là điều mà thế giới bên ngoài cũng như giới lãnh đạo của Việt Nam phải quan tâm đến, để làm sao người dân Việt Nam có thể trực tiếp tham gia vào việc hoạch định chính sách cho quốc gia.
Phương cách bài trừ tham nhũng
Christopher Walker is Director of Studies at Freedom House. Founded in 1941, Freedom House is America’s oldest non-profit organization dedicated to promoting and defending democracy and freedom worldwide. www.freedomhouse.org
Nguyễn Khanh: Làm sao để những điều ông vừa nói có thể thành hình, cũng như làm sao để bài trừ được tham nhũng?
Ông Christopher Walker: Một trong những phương cách, giải pháp mà mọi người có thể làm là luôn luôn tập trung tất cả mọi nỗ lực vào những điểm chúng ta thấy phải thay đổi. Chẳng ai có chiếc đũa thần, giơ tay hóa phép một cái là mọi chuyện sẽ êm xuôi cả đâu.
Ngay chính các cơ quan truyền thông ở bên ngoài và các tổ chức ngoài chính phủ cũng phải tiếp tay để thay đổi bên trong. Ðây là công tác đòi hỏi kiên nhẫn, mất nhiều thời gian mới có được kết quả.
Chúng ta cũng phải thường xuyên thảo luận với những người thuộc thành phần cấp tiến, những người yêu chuộng đổi mới đang sống trong những nước bị khép kín, cho họ thấy những hoạt động của họ được ủng hộ, tiếng nói của họ không chìm trong quên lãng.
Có thể ngay trước mắt những người tranh đấu này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chúng ta phải cho họ biết là khát vọng của họ cũng chính là khát vọng của mọi người, mục tiêu dân chủ của họ cũng là mục tiêu của mọi người, và cùng với họ, chúng ta cùng gióng lên tiếng nói là chính quyền có trách nhiệm phải lắng nghe nguyện vọng của người dân.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Walker.
Thông tin trên mạng:
- Freedomhouse.org: Publications