Giải bầy trực tiếp với nhân dân Trung Quốc

Các đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma đang tìm cách gặp gỡ trực tiếp với dân chúng Trung Quốc để có dịp nói lên nguyện vọng thiết tha của người dân Tây Tạng, sau trên nửa thế kỷ bị Bắc Kinh xâm chiếm và thống trị bằng võ lực.Đ

0:00 / 0:00

Người Tây tạng tố cáo là mọi truyền thống tôn giáo, văn hóa lâu đời tại xứ sở của họ bị Trung Quốc xóa bỏ và đồng hóa. Ông Kelsang Gyalsten, đặc phái viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh như vậy nhân cuộc họp báo tại Tokyo, hôm thứ tư vừa qua.

Mọi cuộc đối thoại với Trung Quốc đều bế tắc

Ông Kelsang Gyalsten, đặc phái viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma đang thăm Nhật Bản để tiếp xúc và trao đổi với những người ủng hộ cuộc vận động chính đáng của nhân dân Tây Tạng, chống lại sự cai trị bị coi là độc đoán của Bắc Kinh.

Vòng đàm phán cuối cùng giữa hai phía diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái bị hoàn toàn đổ vỡ, vì các quan chức Trung Quốc nhất mực từ chối cho Tây Tạng hưởng quyền tự trị.Điều đáng tiếc, cho đến giờ , Trung Quốc chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu nào báo trước họ sẽ tái tục các cuộc gặp gỡ

Ông Kelsang Gyalsten

Ông cho hay, đến nay mọi cuộc đối thoại với phía Bắc Kinh đều gặp bế tắc, vì Trung Quốc không chấp nhận yêu cầu cho phép Tây Tạng được quyền tự trị rộng rãi.

Vòng đàm phán cuối cùng giữa hai phía diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái bị hoàn toàn đổ vỡ, vì các quan chức Trung Quốc nhất mực từ chối cho Tây Tạng hưởng quyền tự trị.

Vẫn theo ông Kelsang Gyalsten thì, thật là điều đáng tiếc, cho đến giờ , Trung Quốc chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu nào báo trước họ sẽ tái tục các cuộc gặp gỡ với đại diện của Đức Đạt Lai lạt Ma.

Lâu nay, Trung Quốc vận dụng mọi phương cách ngoại giao để cô lập Tây Tạng, đồng thời còn cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma là thành phần phản động, gây chia rẽ với Hoa Lục.

Trong khi đó, vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng tuyên bố là ngài chỉ đấu tranh kiên cường cho quyền tự do tôn giáo và quyền làm người được bảo vệ nơi xứ sở của mình.

Nhân dịp đến nói chuyện trực tiếp với hàng trăm người Trung Quốc bao gồm nhiều học giả, sinh viên, nhân vật bất đồng chính kiến tại khách sạn Astoria ở New York, vào tuần lễ đầu tháng 5 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích rõ về lập trường đấu tranh của nhân dân Tây Tạng. <br/>

Nói lên nguyện vọng đích thực của nhân dân Tây Tạng

Nhân dịp đến nói chuyện trực tiếp với hàng trăm người Trung Quốc bao gồm nhiều học giả, sinh viên, nhân vật bất đồng chính kiến tại khách sạn Astoria ở New York, vào tuần lễ đầu tháng 5 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích rõ về lập trường đấu tranh của nhân dân Tây Tạng.

Dịp này ngài cũng khẳng định nhất định sẽ quay về xứ sở, chấm dứt cuộc sống lưu vong , một khi đất nước Tây Tạng được tự do và đó chính là mục tiêu tối thượng mà tòan dân Tây Tạng thường ấp ủ.

Mặt khác, trong câu chuyện với phóng viên đài chúng tôi, ông Loseng Nynduk, đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hoa Kỳ, từ văn phòng của ông ở New York trình bày thêm về chiến dịch “ nói chuyện trực tiếp với người dân Trung Quốc:

Chúng tôi sẽ nói rõ cho người dân Hoa Lục biết về nguyện vọng đích thực của nhân dân Tây Tạng

ÔLoseng Nynduk

“ Đây không phải là một phương cách mới, mà đã được thực hiện từ nhiều năm qua, tuy nhiên sở dĩ giới truyền thông quốc tế đề cập liên tục tới vấn đề này từ 2 ngày qua, vì như quý vị đã rõ, lâu nay Bắc Kinh tỏ ra kém thành thật không muốn giải quyết thỏa đáng tương lai của Tây Tạng, trái lại họ tuyên truyền, bưng bít, bóp méo chân lý, vu khống cuộc vận động vì chánh nghĩa của nhân dân, và cá nhân Đức Đạt Lai Lạt Ma, nên chuyện đó mới trở thành một tin tức nóng, gây chú ý đặc biệt đối với công luận quốc tế.

Chúng tôi sẽ nói rõ cho người dân Hoa Lục biết về nguyện vọng đích thực của nhân dân Tây Tạng.”

<i>Bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh luôn rêu rao rằng nhân dân Tây Tạng thề sẽ chống đối nhà nước cùng dân chúng Trung Quốc đến cùng. Hậu quả là người dân Hoa Lục gia tăng lòng thù hận, hiềm khích và nhìn về phía Tây Tạng như những kẻ thù nguy hiểm.</i>

Trung Quốc tạo cho người dân Hoa Lục hận thù Tây Tạng

Trả lời câu hỏi liệu Bắc Kinh có phản ứng gì sau khi chiến dịch nói chuyện trực tiếp với dân chúng Trung Quốc được quảng bá rộng rải, ông Loseng Nynduk, đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hoa Kỳ đáp:

“ Nhà nước Trung Quốc lại đưa ra những luận điệu tuyên truyền, đả phá, bôi nhọ cố hữu của họ, mỗi khi nhắc đến cuộc đấu tranh chính đáng của dân tộc Tây Tạng , Bắc Kinh gán ghép cho Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng người dân Tây Tạng cái tội gọi là phản động, gây chia rẽ, phá hoại tình đoàn kết.

Bộ máy tuyên truyền Bắc Kinh luôn rêu rao rằng nhân dân Tây Tạng thề sẽ chống đối nhà nước cùng dân chúng Trung Quốc đến cùng. Hậu quả là người dân Hoa Lục gia tăng lòng thù hận, hiềm khích và nhìn về phía Tây Tạng như những kẻ thù nguy hiểm.

Cụ thể là qua lời kể của nhiều du khách người Tây Tạng, khi họ đặt chân tới Bắc Kinh thì bị các khách sạn từ chối không cho thuê phòng trọ.

Chỉ riêng vấn đề đó cũng đủ nói lên lòng thù hận của Bắc Kinh đối với Tây Tạng, mặc dù ngoài mặt, họ vẫn luôn cổ võ cho chính sách hòa hợp dân tộc, xóa bỏ mọi khác biệt giữa hai dân tộc. Tôi cho rằng rồi đây Trung Quốc sẽ có phản ứng quyết liệt hơn đối với Tây Tạng”

Cũng qua cuộc trao đổi với phóng viên Ban Việt Ngữ, ông Loseng Nynduk không tin rồi đây các cuộc đối thoại giữa Bắc Kinh với đại diện của của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ được tiếp nối.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc quản lý thường quảng bá chủ trương quen thuộc của Bắc Kinh, hứa sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại với đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nếu ngài chịu từ bỏ đường lối mà Trung Quốc cho là “ gây chia rẻ” và “muốn ly khai với Hoa Lục”.