Trong những ngày qua, nhiều người đọc được trên mạng Internet bài viết phân tích về quyết định đó do tác giả Vũ Quang Việt trình bày. Ông Việt từng là chuyên viên Cục Thống Kê Liên Hiệp Quốc và có nhiều đóng góp về vấn đề chính sách Việt Nam. Sau đây mời quí vị nghe chính ông Vũ Quang Việt nói về nhận định của ông đối với Quyết Định 97. Cuộc phỏng vấn do Gia Minh thực hiện. Trước hết ông Vũ Quang Việt cho biết:
Kiểm duyệt nghiên cứu
Ông Vũ Quang Việt: Tôi nghĩ nó có hai vấn đề, cái vấn đề thứ nhất đó là cái quyết định đó ra đời có nghĩa là cấm tư nhân, cấm mọi cá nhân đứng ra tổ chức những nghiên cứu về khoa học, và nếu mà có tổ chức nghiên cứu về khoa học và có ý kiến liên quan đến vấn đề gì của nhà nước thì phải đem đến đưa cho cái cơ quan liên quan (để mà) góp ý chớ không được công bố cái nghiên cứu của mình.
Đó là một, cái điểm thứ hai tức là họ đưa ra một cái danh sách những đề tài, những lãnh vực có thể được nghiên cứu, thì như vậy có nghĩa là tất cả những gì không nằm trong danh sách đó là không được nghiên cứu.
…thế có nghĩa rằng là đây nó mở màn cho một cuộc trở lại về mặt luật pháp của quá khứ, có nghĩa là nhà nước muốn dùng luật kiểu gì cũng được hết.
Ô. Vũ Quang Việt
Tôi có coi qua cái danh sách rồi. Họ nói cái danh sách đó họ dựa trên cái phân chia những khu vực nghiên cứu để mà làm thống kê của Tổ Chức OECD.
Tôi thấy rằng đặc biệt là về vấn đề xã hội thì có một số vấn đề không được phép nghiên cứu, thí dụ như về luật, quản lý công nhà nước, nghiên cứu về kinh tế vĩ mô tức là nghiên cứu về chính sách kinh tế của nhà nước, và nhiều vấn đề khác nữa.
Có nghĩa rằng những vấn đề mà có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân thì không nằm trong khu vực được phép nghiên cứu. Họ cũng nói rằng nếu anh, cá nhân anh thì anh có thể đăng báo, thế nhưng nghiên cứu là một tập thể càng ngày nó càng đến mức không thể một người làm nghiên cứu sâu về một vấn đề gì được.
Điều thứ hai, viết bài chỉ để đăng báo thì không phải là nghiên cứu, mà nếu là nghiên cứu thì phải có người coi lại bài đó, tức là một tập thể các nhà khoa học đánh giá bài đó trước khi bài đó được ra đời.
Thường thường như vậy đó, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu là họ có người chuyên môn để mà có thể đánh giá bài đó, coi xem thực chất bài đó có khoa học không, thì lúc bấy giờ họ mới phổ biến bài đó, mà khi phổ biến rồi, được lên các tạp chí khoa học hay được lên báo chí thì nói chung cũng phải được giới chuyên gia đánh giá.
Thế thì bây giờ một hệ thống mà cấm những cái đó là một cái chuyện mà tôi nghĩ là lại trở lại cái thời xa xưa, tức là người trí thức như vậy chỉ có thể là dâng kiến nghị cho lãnh đạo thôi, và lãnh đạo muốn nghe thì nghe, không nghe thì thôi, chứ bản thân người trí thức không có quyền nghiên cứu nữa, trừ khi làm việc cho nhà nước, mà nếu làm việc cho trung tâm nghiên cứu của nhà nước thì có nghĩa là cũng bị thông qua vấn đề bị cấm này.
[ xem video: Bản tin ngày 17.9.2009Opens in new window ]
Đóng cửa phản biện
Gia Minh: Thưa ông, điều này nó cản trở hoạt động phản biện đến mức nào, thưa ông?
Ông Vũ Quang Việt: Theo tôi nghĩ, bây giờ có vấn đề này đặt ra là quyết định của thủ tướng thôi, nhưng mà khi nó ra như vậy thì mọi người khác phải chấp hành. Mục đích của quyết định này, tôi nghĩ là để đóng cửa IDS, tức là một trung tâm nghiên cứu của một số chuyên gia đầu tiên vô vị lợi, không do nhà nước tài trợ, cũng không do cơ sở tư nhân nào tài trợ, mà tự họ đứng ra họ thành lập.
Mục đích nữa là để giải tán tất cả hoặc là để ngăn chận tất cả những nghiên cứu trong tương lai, như vậy thì làm sao mà nền khoa học của Việt Nam phát triển, đặc biệt là khoa học mang tính xã hội. Quyết định ấy thực chất nếu mà nhà nước Việt Nam này muốn áp dụng đúng quyết định này thì tất cả mọi sự phản biện sẽ bị đóng cửa hết.
Tôi nghĩ rằng phải chăng họ muốn thực hiện cái này mà không thực hiện được vì nhiều vấn đề do đó quyết định này chỉ được sử dụng khi nào họ muốn cấm cản một vấn đề gì, hay cấm cản một người nào, hay cấm cản một nhóm nào thôi, thế có nghĩa rằng là đây nó mở màn cho một cuộc trở lại về mặt luật pháp của quá khứ, có nghĩa là nhà nước muốn dùng luật kiểu gì cũng được hết.
Gia Minh: Phía Việt Nam thì có nêu ra lý do là người ta muốn để có một cái tập trung dân chủ cao độ, để rồi không bị phân tán trong tất cả các chính sách lớn của nhà nước, thưa ông?
Ông Vũ Quang Việt: Tôi chả thấy thuyết phục được ai cả, thí dụ như từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên cầm quyền thì lập tức nó xảy ra lạm phát phi mã như năm ngoái, cái đó là do chính sách của chính phủ vừa rồi tạo ra chứ không phải do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nó tạo ra. Sau đó cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho vấn đề trở nên khó can thiệp khó thêm.Thế nhưng mà vấn đề nằm ở chỗ là đúng, trong thời gian mà ông có chính sách bằng mọi cách phát triển kinh tế bất chấp vấn đề lạm phát cao.
Dĩ nhiên có rất là nhiều, kể cả bản thân tôi cũng thấy là chính sách đó sai lầm, vì như vậy đó mà họ rất là cảm thấy bất an vì những phê phán vậy. Nếu mà họ đã biết trước, họ chấp nhận nhờ chuyên gia nói về những chính sách đó thì họ sửa đổi ngay thì làm gì có những chuyện gây ra khó khăn cho nền kinh tế như vậy. Thí dụ như là cả năm 2008 lạm phát tới 25%, có lúc tới 60%, công nhân Việt Nam có ai mà có lương tăng được 25% hay 65% không, do đó đời sống của người dân chắc chắn rất cơ cực.
Thế thì trong cái trường hợp nó xảy ra như vậy, nhà nước muốn bóp miệng trí thức thì tôi nghĩ rằng lợi ích gì trong chuyện làm ấy, chỉ trừ vấn đề họ là họ tiếp tục họ muốn làm cái gì thì họ làm. Nó không có lợi ích gì, thí dụ như bên Mỹ qua những chính sách vừa rồi người nói A người nói B, chưa chắc ai đã đúng, nhưng mà những chuyên gia người ta nghiên cứu và nhưvậy nó giúp cho nhà nước Mỹ có cái nhìn rõ hơn về vấn đề tình hình kinh tế của Mỹ, và như vậy chính quyền Mỹ đã thấy được con đường mà đi. Đâu có phải vì vấn đề đó mà chính quyền Mỹ sụp đổ!
Đó là chuyện mà tôi nghĩ là lại trở lại cái thời xa xưa, tức là người trí thức như vậy chỉ có thể là dâng kiến nghị cho lãnh đạo thôi, và lãnh đạo muốn nghe thì nghe, không nghe thì thôi.
Ô. Vũ Quang Việt
Gia Minh: Việc mà ông vừa mới đề cập đến là vấn đề kinh tế, các chính sách về vấn đề kinh tế, nhưng vừa rồi báo chí Việt Nam họ cũng trích dẫn rất nhiều lời của các chuyên gia kinh tế từ các nước khác đến và họ nói rằng Việt Nam nhờ các biện pháp vừa qua mà có thể vượt được cái thời gian khó khăn vừa rồi, thưa ông?
Ông Vũ Quang Việt: Vì những phản biện đó mà chính quyền vừa rồi phải thay đổi một số chính sách và do đó nó đỡ hẳn đi. Nếu không có những phản biện đó và không chấp nhận cái đó thì tình hình nó đã khác rồi, nó còn tệ hơn nhiều nữa.
Nhưng vấn đề chính nằm ở chỗ là vậy thì cái phản biện đó nó có lợi ích hay là phản biện đó nó có hại mà bây giờ phải đóng cửa nó lại, phải cấm nó, phải ra quyết định cấm nó? Cái vấn đề chính nó nằm ở chỗ dù là những i phản biện đó nó giúp, nhưng mà người ta rất là bất an, người ta cảm thấy như vậy, theo cảm tính của người ta, người ta cảm thấy quyền hành của người ta nó bị va chạm, nó bị cái này cái kia, thì quyết định là cấm cả những phản biện đó.
Gia Minh: Cảm ơn ông về những ý kiến, những thông tin mà ông vừa mới trình bày.