Mạn đàm với nhà văn Hà Sĩ Phu (phần 1)

Nhà văn Hoàng Khởi Phong

Chương trình Văn Học Nghệ Thuật lần này đến với quý vị qua cuộc mạn đàm với nhà văn hóa Hà Sĩ Phu. Ông tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, và là một nhân vật đa dạng trong đời sống. Về nghề nghiệp ông là một nhà giáo, đã tốt nghiệp phó tiến sĩ về Sinh Học tại Tiệp Khắc, và đã từng đảm nhiệm chức vụ Viện Phó Phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa Học Việt Nam.

0:00 / 0:00
HaSiPhu150.jpg
Hình chụp Tiến sĩ Hà Sĩ Phu năm 1998.

Những chức vụ và nghề nghiệp nêu trên chỉ là cái vỏ bề ngoài, để sống còn trong một nhà nước xã hội chủ nghĩa, của một người thiết tha yêu mến tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước mình.

Trong khi đó thì Chủ nghĩa xã hội của nhà nước độc đảng thật không thể nào dung chứa những ý niệm về tự do, dân chủ của bất cứ một người dân nào, do đó ông Nguyễn Xuân Tụ đã đến với người đọc ban đầu với bút hiệu Tú Xuân, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ông chọn cho mình bút hiệu Hà Sĩ Phu, để ký dưới các bài tham luận chính trị "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ - Đôi điều suy nghĩ của một công dân - Chia tay ý thức hệ".

Các bài tham luận này chỉ trong một sớm một chiều đã được đón nhận trên toàn quốc, và cũng chỉ trong một sớm một chiều ông trở thành một cái đích nhắm cho những người bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa.

Năm 1995, sau khi bài viết Chia Tay Ý Thức Hệ được phổ biến rộng rãi ở trong nước cũng như ở hải ngoại, ông bị bắt giữ trong một chuyến ra Bắc thăm viếng gia đình, đồng thời Công An ở Lâm Đồng bao vây lục soát tư gia ông và tịch thu hơn ba ngàn trang tài liệu, các đĩa vi tính, các cuốn video, cassette cùng một dàn máy vi tính...

Ông bị đưa ra tòa, buộc tội là bôi nhọ nhà nước xã hội chủ nghĩa, tiết lộ bí mật nhà nước... Phiên tòa là một màn kịch và ông bị lãnh án một năm, vừa vặn đúng thời hạn ông bị giam giữ để lấy lời khai ở các cơ quan điều tra. Sau phiên tòa ông được phóng thích, nhưng bị quản chế tại gia, bị giám sát nghiêm ngặt bởi Công An địa phương, và bị làm khó dễ trong đời sống hàng ngày.

Thành ra bút danh Hà Sĩ Phu của tôi khi ghép lại nó không có ý nghĩa một sĩ phu họ Hà, mà hàm ý là một câu hỏi: Sĩ Phu đâu rồi? Ai là sĩ phu? Sĩ phu là thế nào... Nói tóm lại tôi đã đặt bút danh cho mình trong sự dằn vặt về bối cảnh đất nước cùng với các bổn phận, ý thức của người sĩ phu trước hiện tình đất nước.

Ông hiện đang sống ở Đà Lạt, và là một hội viên của hội Văn Nghệ Lâm Đồng Đà Lạt và cùng các nhà văn khác trong nhóm, như Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự đang bị chính quyền nhòm ngó từ nhiều góc độ. Dưới đây là nguyên văn cuộc mạn đàm của chúng tôi với ông Hà Sĩ Phu

Hoàng Khởi Phong: Xin chào ông Nguyễn Xuân Tụ. Thưa ông không phải ngẫu nhiên mà ông đổi bút hiệu Tú Xuân thành Hà Sĩ Phu, xin ông cho thính giả của đài RFA biết ý nghĩa của bút hiệu Hà Sĩ Phu?

Hà Sĩ Phu: Khi mới gia nhập hội Văn Nghệ Lam Đồng Đà Lạt, bút danh của tôi là Tú Xuân, bởi vì tôi vốn không phải là họ Nguyễn, mà gia phả cho thấy gia đình chúng tôi họ Xuân. Bút hiệu Tú Xuân có nghĩa là một anh Tú Tài họ Xuân, và đồng thời có nghĩa là một mùa mùa xuân đẹp.

Ban đầu tôi đến với văn chương chỉ là một thư chơi tao nhã, nhưng dần dần tôi nghĩ về chữ nghĩa khác hơn, khi viết những bài lý luận xã hội, tôi nghĩ tới trách nhiệm của những người tự cho là mình có học, tài giỏi và đổi bút danh là Hà Sĩ Phu. Nhiều bạn văn cho là tôi hơi tự hào khi nhận mình là một sĩ phu.

Thật ra chữ Hà trong bút danh của tôi không viết với bộ thủy là con sông, cũng không ám thị một vùng đất như Hà Nội, Hà Bắc, mà trái lại chữ Hà đó viết với bộ khả, mang ý nghĩa của một nghi vấn như hà cớ, hà nhân, hà sự...

Thành ra bút danh Hà Sĩ Phu của tôi khi ghép lại nó không có ý nghĩa một sĩ phu họ Hà, mà hàm ý là một câu hỏi: Sĩ Phu đâu rồi? Ai là sĩ phu? Sĩ phu là thế nào... Nói tóm lại tôi đã đặt bút danh cho mình trong sự dằn vặt về bối cảnh đất nước cùng với các bổn phận, ý thức của người sĩ phu trước hiện tình đất nước.

Hoàng Khởi Phong: Nhân nhắc tới bút hiệu Hà Sĩ Phu, chúng tôi xin nêu một câu hỏi khác, sĩ phu Bắc Hà luôn luôn được coi là một phần tinh hoa của dân tộc Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Theo ông sĩ khí của sĩ phu Bắc Hà hiện nay trong tình trạng như thế nào?

Hà Sĩ Phu: Đây là một câu hỏi hay. Tôi xin đi thẳng vào Chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa này đã lẻn vào Việt Nam qua ngả chống ngoại xâm, chứ nó không đường hoàng bước vào nước Việt qua những vọng gác của trí tuệ. Phải công bằng mà nói thì chủ nghĩa Cộng Sản khi vào Việt Nam đã có công trong việc dành lại độc lập cho đất nước, nhưng đồng thời nó phá hỏng rất nhiều thứ mà trong đó giới sĩ phu, tinh hoa của đất nước mà ông đã nhắc tới đã bị làm hỏng nhiều nhất.

Như tôi đã trình bầy trong một bài viết của tôi: Chủ nghĩa Cộng Sản đã nhân cao trào chống ngoại xâm của dân Việt mà lẻn vào, trong thời gian đó giới tinh hoa của người Việt không đủ năng lực để rà soát nó bằng trí tuệ, mà trái lại còn bị nó lôi cuốn theo, để trở thành tòng phạm đắc lực.

Trong bài viết này tôi đã đưa ra một cái sơ đồ, và hình dung rằng dưới sức ép của thời đại và thực tế thì Việt Nam sẽ có cự đổi mới về kinh tế, nhưng đổi mới về tư tưởng, về chính trị thì chỉ là giả mà thôi. Và vì vậy nó sẽ phát sinh ra rất nhiều ngụy biện để che chắn, để rồi sau cùng sự dối trá sẽ trở thành quốc sách. Giờ đây hai chục năm sau thì tình hình cho thấy quả là nó đúng với cái sơ đồ tôi đã vạch ra.

Thật thế nếu không có sự hỗ trợ của giới có học, thì chủ nghĩa Cộng Sản không thể nào mọc rễ sâu sắc và rộng rãi tới mọi tầng lớp dân chúng. Chẳng những thế những người này còn bị thể chế tha hóa, đầu độc để đến nỗi mất hết cả trí tuệ, tâm hồn, khí phách. Thậm chí có nhiều người đã dùng chữ văn nô để nói về những người này.

Hiện nay chủ nghĩa Cộng Sản đã đặt ra những vấn đề hết sức trầm trọng cho giới trí thức, và cũng may là mấy năm gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy đã có nhiều người tỉnh thức, đã có sự hồi phục cho giới tinh hoa của đất nước.

Hoàng Khởi Phong: Thưa ông Hà Sĩ Phu, bài tham luận "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" được ông viết từ năm 1988 cho tới nay đã gần hai chục năm qua đi. Trong thời gian hai thập niên đó, cuộc vận động cho tự do, dân chủ ở Việt Nam đã có những tiến bộ nào?

Hà Sĩ Phu: Bài viết đó được tôi hoàn thành vào năm 1988, vào thời điểm đó thì chủ nghĩa Cộng Sản quốc tế chưa xụp đổ ở Đông Âu và ở Nga, ở nước ta thì chưa có cái quái thai đầu Ngô mình Sở, mà người ta gọi là "nền kinh tế thị trường nhưng được định hướng bằng xã hội chủ nghĩa".

Trong bài viết này tôi đã đưa ra một cái sơ đồ, và hình dung rằng dưới sức ép của thời đại và thực tế thì Việt Nam sẽ có cự đổi mới về kinh tế, nhưng đổi mới về tư tưởng, về chính trị thì chỉ là giả mà thôi. Và vì vậy nó sẽ phát sinh ra rất nhiều ngụy biện để che chắn, để rồi sau cùng sự dối trá sẽ trở thành quốc sách. Giờ đây hai chục năm sau thì tình hình cho thấy quả là nó đúng với cái sơ đồ tôi đã vạch ra.

Tuy nhiên dưới sức ép của thời đại và của thực tiễn thì xã hội có nhích lên được trên vài phương diện. Tôi lấy ra vài ví dụ điển hình:

Tuy lúc nào cũng khăng khăng là "kiên trì chủ nghĩa Max", nhưng người ta đã phải công nhận trí tuệ mới là động lực khiến cho nhân loại và xã hội tiến bộ, chứ không phải là do đấu tranh giai cấp. Sự kiện này khiến cho người ta càng ngày càng lờ đi cụm từ "chuyên chính vô sản". Đó là một thắng lợi của dân chủ

Thứ hai về vấn đề sở hữu, càng ngày càng bớt đi cái "sở hữu tập thể" và "kinh tế chỉ huy", để chấp nhận "sở hữu tư nhân" và nền "kinh tế cạnh tranh". Đó là một thắng lợi rất căn bản để phục vụ cho dân chủ.

Từ sau ba bài viết lý luận của tôi tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Ban đầu những ý kiến phản hồi đó chỉ ở trong dạng đánh. Đánh ở trên báo chí, rồi ban văn hóa tư tưởng đánh... Càng về sau thì tôi nhận được những ý kiến chia sẻ của các anh em trong nước cũng như ngoài nước, và ngay cả nhiều người trong đảng.

Thứ ba Đảng Cộng Sản phải công khai đối mặt với thế giới dân chủ, và đối thoại với dân chủ thật sự, chứ không thể giữ mãi cái lối đóng cửa bảo nhau, và khăng khăng giữ vững chủ trương không cần đến dân chủ, hễ cứ đề cập tới nhân quyền là họ lập luận cứ thực hiện chủ nghĩa Max rồi thì dân chủ, nhân quyền sẽ có trong đó. Họ không còn ăn nói như thế và đó là một thắng lợi khác của dân chủ.

Thứ tư là về tương quan lực lượng trong xã hội, một điều vô cùng quan trọng thì tôi cho là đã hình thành những cái trước đây không hề có. Đã có những tổ chức tiền thân của phong trào dân chủ đối lập, cùng với sự phân hóa về tư tưởng, quyền lực trong nội bộ Đảng.

Hoặc giả là những sức ép của thế giới văn minh, mà đặc biệt là sự du nhập kỹ thuật thông tin, tin học là một đòn đánh rất nặng vào cái thế giới bưng bít.

Hay là quốc Hội Châu Âu đã đưa ra nghị quyết 1481 lên án chủ nghĩa Cộng Sản là một thảm họa cho nhân loại chỉ có thể sánh ngang với Phát Xít. Đó là một sự hỗ trợ rất lớn cho phong trào dân chủ ở trong nước.

Và sau cùng là về kinh tế, nền kinh tế toàn cầu đã kích động khiến cho phải nhích lên. Không thể không nhích lên được vì sự thâm nhập của nền kinh tế toàn cầu đã làm tình hình chính trị biến đổi khá nhiều. Nhưng ở đây tôi muốn mở một dấu ngoặc: Không thể quan niệm hễ cứ biến đổi về kinh tế thì chính trị cũng phải biến đổi theo, vì kinh tế là hạ tầng và chính trị là thượng tầng cũng sẽ phải biến theo.

Nói một cách tuyệt đối như thế như thế là chủ quan, bởi vì sự biến đổi về kinh tế quả có tạo điều kiện và hậu thuẫn cho sự biến đổi về chính trị và tư tưởng, nhưng giữa hai mặt vẫn có những cái độc lập của nó.

Nhưng giữa kinh tế và chính trị không phải là một tương quan theo lối tỉ lệ thuận, nghĩa là kinh tế đi được bao nhiêu thì chính trị sẽ theo được bấy nhiêu. Người ta vẫn có thể có những đáp án, đưa ra những con số tiến bộ về kinh tế cao, nhưng vẫn duy trì đường lối độc đảng, và tiếp tục vi phạm dân chủ ở mức nghiêm trọng.

Hoàng Khởi Phong: Bài tham luận "Chia tay ý thức hệ" đã được ông viết năm 1995, và có lẽ chính vì bài viết này ông đã nhận bản án một năm tù. Từ đó tới nay cũng đã hơn một thập niên qua, theo ông bài viết đó có gây được một tiếng vang, một sự hà hơi tiếp sức, hay một tập hợp nào trong giới sĩ phu Bắc Hà cho cuộc vận động tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam?

Mời các bạn tham gia mục Văn Học Nghệ Thuật do Nhà văn Hoàng Khởi Phong phụ trách. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Hà Sĩ Phu: Từ sau ba bài viết lý luận của tôi tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Ban đầu những ý kiến phản hồi đó chỉ ở trong dạng đánh. Đánh ở trên báo chí, rồi ban văn hóa tư tưởng đánh... Càng về sau thì tôi nhận được những ý kiến chia sẻ của các anh em trong nước cũng như ngoài nước, và ngay cả nhiều người trong đảng.

Một thành viên của gia đình cụ Nguyễn Khắc Viện, một đảng viên trí thức có những suy nghĩ thuận lợi với phong trào dân chủ, đã có gặp tôi ở Hà Nội. Bà cụ cầm tay tôi và nói: Về tuổi đời cũng như tuổi đảng thì chúng tôi cao hơn ông rất nhiều, nhưng về nhận thức thì chúng tôi xin bái phục, và tôn ông là sư huynh của chúng tôi.

Còn về việc hình thành một đội ngũ cụ thể thì tôi ít giao tiếp với bên ngoài, thế nhưng khi những bài viết này được phổ biến rộng rãi thì tôi dược nhiều nguời tới tiếp cận.

Nhiều người phải giấu gia đình tới thăm tôi, nhiều người phải tìm cách lén lút qua mặt các nhân viên an ninh canh gác (ông Hà Sĩ Phu bị quản chế tại nhà trong một thời gian dài), và tôi nghĩ các bài viết của tôi không ít thì nhiều cũng tạo được một vài tiếng vang, đóng góp một số ý kiến cho phong trào vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền hiện nay.

Hoàng Khởi Phong: Cảm ơn ông Hà Sĩ Phu.

Theo dòng câu chuyện

- Mạn đàm với nhà văn hóa Hà Sĩ Phu (phần 2)