Đạo đức học đường

Báo Đất Việt online vừa có bài với tựa đề “Nhà trường đang bỏ quên giáo dục nhân cách”, không những tình thầy trò bị sứt mẻ mà tình đồng nghiệp cũng có bất đồng. Bên cạnh đó, chuyện bạo lực đang xảy ra thường xuyên nơi cổng trường là hiện tượng đang gây xôn xao trong giới phụ huynh, giáo chức và học sinh.

0:00 / 0:00

Bắt đầu từ đâu?

Cậu học sinh đọc sách tại công viên ở Hà Nội
Cậu học sinh đọc sách tại công viên ở Hà Nội.(ảnh minh họa) AFP photo (AFP photo)

Lên tiếng trước hội thảo khoa học giáo dục, giao tiếp văn hóa, tổ chức tuần qua tại đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Bùi Thanh Truyền thuộc đại học sư phạm Huế cảnh báo rằng bạo lực đang “càn quét” cổng trường học.

Kế đó, GSTS khoa học Lê Ngọc Trà, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu giáo dục nhấn mạnh, sự xuống cấp của giá trị tinh thần và nếp sống văn hóa ngày càng sa sút tại nhà trường cũng như ngoài xã hội đang là mối quan tâm đặc biệt , đồng thời là những câu hỏi phức tạp, mà nền giáo cần dục phải dồn nỗ lực để giải quyết.

Phần giáo sư Nguyễn Ngọc Tài, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học thì giải thích rằng, hành vi về đạo đức học trò xuống cấp từ bậc trung học phổ thông rồi kéo dài lên bậc đại học. Theo ông thì, ở bậc trung học phổ thông, các thầy cô phụ trách môn giáo dục nhân cách không có chuyên môn, phần lớn các giáo chức này dạy lịch sử, địa lý rồi được ban giám hiệu cho kiêm luôn môn đạo đức. Vì không thuộc ngành chuyên môn được đào tạo nên các thầy cô không am tường về tâm lý học sinh để hướng dẫn, chỉ dạy tận tình cho các em.

Theo một số giáo chức có lâu năm kinh nghiệm trong nghề sư phạm thì nếu muốn dạy cho học sinh, sinh viên cách giao tiếp, ứng xử đúng văn hóa, biết lễ độ, kính trên nhường dưới, thì bộ giáo dục phải bắt đầu dạy đạo đức nhân cách từ bậc mầm non, tiểu học.

Trách nhiệm?

Tại cuộc hội thảo khoa học giáo dục văn hóa giao tiếp, các nhà giáo nhận định rằng, tình trạng đạo đức xuống cấp như hiện giờ là do phần lớn trách nhiệm thuộc về nhà trường. Chính các thầy cô nêu gương xấu cho trò, báo chí gọi đó là “dạy ít” “nhưng “vòi nhiều”. Chuyện các sinh viên theo hệ tại chức, chuyên tu , vừa làm công chức, cán bộ vừa học thêm, trao tặng “phong bì”, “lót tay” cho giáo viên để được “giúp đỡ qua môn” là điều khá phổ biến . Với “quà tặng” trao tận tay thì người giáo viên đành phải “nhận thôi”.

Thầy giáo hồi hưu Đặng Văn Danh đưa ra vài ý kiến của ông về vấn đề giáo dục nhân cách, cũng như cuộc sống cùng những khó khăn của các thầy cô, nơi một số trường học trong nước:

Bây giờ tiền học, tiền hành nhiều quá, học sinh đâm ra cũng nghỉ nhiều lắm, bởi vì người ta không còn khả năng đóng tiền học cho con nữa, quan trọng là tiền bạc thôi. Thầy cô giáo cũng bó tay chứ không có cách gì khác.

Ô. Đặng văn Danh<br/>

" Cũng do nhà nước thôi, chứ thầy cô giáo là chỉ đạo của cấp trên. Bây giờ tiền học, tiền hành nhiều quá, học sinh đâm ra cũng nghỉ nhiều lắm, bởi vì người ta không còn khả năng đóng tiền học cho con nữa, quan trọng là tiền bạc thôi. Thầy cô giá o cũng bó tay chứ không có cách gì khác. Có đôi khi tiền của thầy cô giáo còn bị cắt bớt, trường thiếu nợ, có dạy mà chưa lãnh tiền.

Thấy từ hồi xưa tới giờ có khi nào trò đánh thầy không? Đâu có, người ta tôn trọng thầy cô giáo lắm, vì hoàn cảnh này khác, không phải thầy cô giáo tạo điều kiện để làm khó học trò, nhưng chỉ đạo cấp trên thầy cô giáo phải chấp hành thôi. Tại nó muốn chơi, có một điều tôi nói là khỏe nhất, mấy thầy cô nên để cho nó chơi, đừng đá động đến thì nó sẽ không đánh thầy cô giáo. Có khi làm khó học trò, cha mẹ nó sẽ kiếm chuyện với thầy cô giáo. Trong khối xã hội chủ nghĩa mình ngày nay, tại sao những nước khác người ta không làm kiểu như mình? Có nhiều nước xã hội chủ nghĩa cũng nghèo nhưng rất tiến bộ, không phải kiểu của mình, động tới là có chuyện, do mình tạo ra chứ không ai khác đâu.”

Em Hồng, học sinh lớp 12 kể lại về môn học đạo đức và tình trạng bạo lực ở học đường:

“Nói chung nếu người ta dạy thì ngay từ lúc nhỏ, mầm non, tiểu học, chứ còn lên cấp 2, cấp 3, người ta dạy kiến thức nhiều hơn, người ta dạy (đạo đức), nhưng mình có chịu nghe hay không mới là vấn đề. Thầy cô cũng nhắc nhở nhưng mà bạn bè có nghe hay không?

Về bạo lực thì trường nào cũng có, không hiểu giới trẻ bây giờ cảm thấy bực mình chuyện gì, hay mâu thuẫn lại không thể ngồi nói với nhau đàng hoàng mà lại dùng vũ lực.

Hồng, học sinh lớp 12

Về bạo lực thì trường nào cũng có, không hiểu giới trẻ bây giờ cảm thấy bực mình chuyện gì, hay mâu thuẫn lại không thể ngồi nói với nhau đàng hoàng mà lại dùng vũ lực. Con ngh ĩ là do thông tin, giải trí bây giờ bị thâm nhập chuyện đó, nó thích đánh nhau lắm. Không phải đánh một mình nó mà còn lôi kéo người này người kia vô. Mỗi lần như vậy, thì thường là đưa ra hội đồng kỹ luật rồi đuổi học, đó là đối với trường lớn thí dụ như trường hạng A, trường giỏi thì thẳng tay đuổi, còn các trường khác , biện pháp kỷ luật cũng còn dung túng lắm."

Cũng nhân hội nghị giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường, GSTS Mai Ngọc Luông, tổng thư ký hội khoa học tâm lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giảng viên đại học chạy “show” như “tàu con thoi”, suốt 4, 5 năm liên tục, bài giảng của các vị này quá quen thuộc, lỗi thời. Ngoài ra, còn có nhiều giáo viên đến lớp giảng dạy lướt qua môn, rồi kêu gọi, mời mọc sinh viên về nhà mình học thêm “cua riêng”.

Các chuyên gia giáo dục , đào tạo tại Việt Nam đưa ra nhận xét chung là, nhà trường đang thật sự bỏ quên “giáo dục nhân cách” vì một khi thầy, cô chỉ tìm mọi cách để kiếm thêm tiền nơi học đường, thì các em không còn biết kính nể bậc mô phạm nữa. Câu “tiên học lễ hậu học văn” từ ngàn xưa, nay không còn giá trị ở một số trường học tại Việt Nam vì qua thực tế trước mắt, mỗi ngày, các trò không còn nhận ra chân lý ấy, do bậc tiền nhân truyền lại cho hậu thế.